Bảo vệ và phát huy giá trị nhà rường cổ Bao Vinh

Bảo vệ và phát huy giá trị nhà rường cổ Bao Vinh

Trước thực trạng xuống cấp của hệ thống nhà rường cổ Bao Vinh, UBND TP. Huế phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức khảo sát, nghiên cứu và lập Đề án chính sách hỗ trợ bảo vệ và phát huy giá trị nhà rường cổ Bao Vinh trình UBND tỉnh phê duyệt để sớm triển khai đề án.
11:13, 22/05/2024

Triển vọng từ đề án

Từ năm 2003, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 3032 về việc phê duyệt quy hoạch xây dựng bảo tồn và phát huy đô thị cổ Bao Vinh, xã Hương Vinh (Hương Trà), nay là phường Hương Vinh, TP. Huế. Tuy nhiên, sau hơn 20 năm, đến nay quyết định hầu như chưa thực hiện được do chưa có các chính sách hỗ trợ đầu tư cụ thể, việc triển khai còn nhiều lúng túng, không có nguồn lực, sự phối hợp giữa các đơn vị liên quan còn nhiều bất cập. Vì vậy, hệ thống nhà rường cổ Bao Vinh trong một thời gian dài không được trùng tu, sửa chữa dẫn đến tình trạng xuống cấp trầm trọng, có một số nhà có nguy cơ sụp đổ, cá biệt có trường hợp vì không có khả năng trùng tu nên đã chuyển nhượng, số thì phá dỡ hoàn toàn để xây mới theo lối hiện đại.

Tháng 2/2020, UBND tỉnh đã có thông báo kết luận về việc đồng ý chủ trương bổ sung danh mục các nhà rường cổ ở khu vực Bao Vinh vào danh mục các công trình được hưởng chính sách của Đề án phát huy giá trị nhà vườn Huế. Đồng thời, căn cứ Nghị quyết số 26 ngày 8/12/2022 của HĐND tỉnh ban hành quy định một số chính sách hỗ trợ, bảo vệ và phát huy giá trị nhà vườn đặc trưng, nhà rường cổ trên địa bàn tỉnh và các đơn đăng ký tham gia đề án của các đại diện hợp pháp nhà rường cổ Bao Vinh, UBND TP. Huế và các sở, ban, ngành liên quan đã khảo sát, trực tiếp làm việc với các chủ nhà rường để vận động tham gia đề án. Sau thời gian triển khai, hiện Đề án hỗ trợ bảo vệ và phát huy giá trị nhà rường cổ Bao Vinh đã hoàn thiện và trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt để sớm triển khai, mở ra triển vọng mới cho phố cổ Bao Vinh nói chung và các ngôi nhà rường cổ Bao Vinh nói riêng, góp phần tạo diện mạo mới cho khu phố cổ.

Trên cơ sở khảo sát thống kê của đoàn công tác, căn cứ tiêu chuẩn phân loại và giá trị nhà rường cổ Bao Vinh, thống kê được 21 nhà còn có giá trị. Từ danh mục 21 nhà rường cổ được khảo sát, thống kê, thành phố và địa phương đã tiến hành phối hợp kiểm kê, làm việc với các hộ dân là đại diện hợp pháp nhà rường cổ Bao Vinh có điều kiện phù hợp tiêu chí theo phạm vi, đối tượng áp dụng, tiêu chí phân loại và điều kiện được tham gia chính sách phù hợp và theo nguyện vọng, nhu cầu đăng ký tham gia đề án. Đồng thời, đáp ứng tổ chức sử dụng, khai thác phát triển dịch vụ du lịch; theo đơn đăng ký các hạng mục hỗ trợ và tham gia dịch vụ, khai thác phát triển dịch vụ du lịch của nhà rường cổ và theo danh mục đề xuất tham gia đề án, đã lựa chọn được 11 nhà rường cổ, trong đó có 4 nhà tứ giác có kiến trúc đặc thù khu vực tiếp giáp bờ sông tự nguyện đăng ký tham gia đề án giai đoạn 2023 – 2026 và phù hợp điều kiện tiêu chí.

Tuy nhiên, UBND TP. Huế nhận thấy việc đưa 4 nhà tứ giác có kiến trúc đặc thù (khu vực tiếp giáp bờ sông) tham gia đề án là không còn phù hợp, sẽ gây khó khăn cho công tác đền bù, giải tỏa khi triển khai thực hiện dự án sau này. Vì vậy, thành phố đã lựa chọn danh mục 7 nhà rường cổ tự nguyện đăng ký tham gia đề án giai đoạn 2023 – 2026 và phù hợp điều kiện tiêu chí, bao gồm nhà ông Nguyễn Ngọc Trác, số 55 Bao Vinh; bà Nguyễn Thị Thu Cúc, số 61; Trần Thị Tằm, số 75; Phan Thị Diệu Liên, số 77B; Nguyễn Thanh Hà, số 79; Hoàng Phước, số 89 và Nguyễn Văn Uẩn, 99 Bao Vinh.

Phát huy giá trị đô thị cổ

Theo lãnh đạo UBND TP. Huế, bảo tồn và phát huy các giá trị đặc trưng của phố cổ Bao Vinh, đặc biệt là hệ thống nhà rường cổ, làm nền tảng dần khôi phục, bảo tồn và phát huy giá trị đô thị cổ trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của địa phương. Trong đó, việc phát huy giá trị nhà rường cổ để phát triển KT-XH, nhất là khai thác giá trị nhà cổ kết hợp với phố cổ Bao Vinh phục vụ phát triển du lịch - dịch vụ là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách trong tiến trình cùng với cả tỉnh đưa Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Mục tiêu cụ thể của đề án là định hướng cải tạo và mở rộng theo nhu cầu ở, sinh hoạt, kinh doanh của người dân; lập danh mục nhà cổ bao gồm danh mục ưu tiên và phân kỳ đầu tư; xây dựng tiêu chí phân loại, điều kiện tham gia hỗ trợ; xây dựng các tiêu chí hỗ trợ trùng tu, tôn tạo; xây dựng tiêu chí hỗ trợ kinh doanh, hoạt động khai thác dịch vụ, xây dựng các chính sách về thuế, quản lý môi trường, quy hoạch, xây dựng…

Theo chính sách hỗ trợ, bảo vệ và phát huy giá trị nhà vườn đặc trưng, nhà rường cổ trên địa bàn tỉnh; các chính sách hỗ trợ thực hiện đề án, kinh phí hỗ trợ trùng tu, tôn tạo nhà chính, bao gồm hỗ trợ chi phí khảo sát, lập báo cáo kinh tế kỹ thuật, thiết kế trùng tu nhà chính tối đa không quá 50 triệu đồng/nhà; hỗ trợ trùng tu, tôn tạo nhà rường cổ tối đa 1 tỷ đồng/nhà (nhà loại 1), tối đa 800 triệu đồng/nhà (nhà loại 2) và tối đa 600 triệu đồng/nhà (nhà loại 3)… Ngoài ra, đề án cũng đưa ra một số chính sách hỗ trợ khác, như hỗ trợ tổ chức kinh doanh khai thác, phát triển dịch vụ, du lịch tại nhà rường cổ; hỗ trợ xây mới, cải tạo nâng cấp nhà vệ sinh, thiết bị thu gom và xử lý rác thải, nước thải; hỗ trợ đào tạo nghề, chuyển đổi nghề, truyền nghề; hỗ trợ quy hoạch xây dựng và đầu tư hạ tầng…

Theo kế hoạch phân kỳ thực hiện đề án, năm 2024 triển khai hỗ trợ trùng tu 2 nhà rường cổ (loại 1); năm 2025 hỗ trợ trùng tu 3 nhà rường cổ (loại 1); năm 2026 hỗ trợ trùng tu 2 nhà rường cổ (1 nhà loại 2 và 1 nhà loại 1).

báo Thừa Thiên Huế

Pháp lý xây dựng

Bảo tồn và phát huy giá trị đô thị di sản Huế

Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, Huế là một đô thị có bề dày lịch sử, văn hóa và kiến trúc đặc sắc. Từng là kinh đô của nhà Nguyễn trong 143 năm, Huế lưu giữ vô số di sản vật thể quý giá như hệ thống thành quách, cung điện, lăng tẩm, cùng kho tàng di sản phi vật thể phong phú từ âm nhạc cung đình, lễ hội truyền thống đến ẩm thực tinh tế. Thành phố Huế có 8 di sản được UNESCO công nhận; là địa phương đầu tiên của Việt Nam có Di sản thế giới được UNESCO công nhận và trở thành thành viên chính thức của các mạng lưới di sản quốc tế.

Giữ gìn tối đa yếu tố gốc, thành phần kiến trúc trong quá trình tu bổ di tích

Ưu tiên sử dụng phương pháp thi công truyền thống, áp dụng quy trình kỹ thuật thi công truyền thống; giữ gìn tối đa yếu tố gốc cấu thành di tích, bảo vệ cấu kiện, thành phần kiến trúc trong suốt quá trình thi công tu bổ di tích.

Tăng cường quản lý, bảo tồn, tu bổ và phục hồi di tích lịch sử

Ngày 20/5, UBND TP Hà Nội đã ban hành Công văn số 2065/UBND-KGVX nhằm tăng cường quản lý, bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn Thành phố.

Quy hoạch, tu bổ Di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị

Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị và những địa điểm lưu niệm sự kiện 81 ngày đêm năm 1972 nhằm bảo tồn, phát huy giá trị các di tích gắn với sự kiện lịch sử 81 ngày đêm năm 1972; tôn vinh tinh thần bất khuất, sự hy sinh anh dũng của quân và dân ta để bảo vệ từng tấc đất quê hương; giáo dục cho thế hệ sau về lòng yêu nước...

Phê duyệt quy hoạch Di tích quốc gia đặc biệt Chùa Phật Tích

Quy hoạch nhằm bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc - nghệ thuật của Di tích quốc gia đặc biệt Chùa Phật Tích; bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái, các di vật, bảo vật quốc gia và các giá trị di sản văn hóa phi vật thể gắn với di tích.

Ý kiến của bạn

SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Vinmikh