Thừa Thiên Huế đầu tư hơn 64,6 tỷ đồng để phục hồi di tích Đại Cung Môn

Thừa Thiên Huế đầu tư hơn 64,6 tỷ đồng để phục hồi di tích Đại Cung Môn

(Vietnamarchi) - Việc thực hiện tu bổ, phục hồi di tích Đại Cung Môn - Đại Nội Huế có vai trò quan trọng và ý nghĩa lớn trong quá trình phục hồi đầy đủ diện mạo kiến trúc quần thể di tích, đem lại hiệu quả cao trong việc khai thác dịch vụ du lịch, học tập và nghiên cứu.
10:11, 20/11/2024

Vừa qua, HĐND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã thông qua chủ trương đầu tư dự án phục hồi di tích Đại Cung Môn (Đại Nội Huế) với kinh phí đầu tư hơn 64,6 tỷ đồng.

Di tích Đại Cung Môn là cửa chính vào Tử Cấm Thành được xây dựng năm 1833 vào thời Minh Mạng. Đây là công trình mang nhiều giá trị văn hóa, lịch sử, nghệ thuật đối với khu vực Tử Cấm Thành nói riêng và Quần thể di tích Cố đô Huế nói chung. Tuy nhiên hiện nay, công trình đã bị thiêu hủy và chỉ còn lại nền móng.

Việc thực hiện tu bổ, phục hồi công trình có vai trò quan trọng và ý nghĩa lớn trong quá trình phục hồi đầy đủ diện mạo kiến trúc quần thể di tích Đại Nội Huế, đem lại hiệu quả cao trong việc khai thác dịch vụ du lịch, học tập và nghiên cứu.

Theo đó, dự án Phục hồi di tích Đại Cung Môn sẽ tập trung các hạng mục như: tu bổ phục hồi phần nền móng công trình bằng gạch vồ, chân tảng cột đá thanh; chống ẩm và chống mối nền, lắp đặt hệ thống chống mối, phục hồi nền; bậc cấp lát đá thanh; tường xây gạch vồ trát vữa tam hợp, bả màu truyền thống.

Phục hồi phần chính của Đại Cung Môn với kết cấu bộ khung gỗ, mái, vách ván, liên ba đố bản, cửa bằng gỗ nhóm II. Các cấu kiện được chạm khắc hoa văn, sơn son thếp vàng; các cấu kiện gỗ được bảo quản chống ẩm và chống mối gỗ.

Mái lợp ngói âm ống Hoàng lưu ly, phục hồi bờ mái, đầu hồi ô hộc khảm sành sứ các hoa văn trang trí và phục chế pháp lam, đỉnh bờ nóc bờ quyết gắn các con giống bằng pháp lam. Phần tiếp giáp với hai mái của hành lang hai bên được xử lý chống thấm; đòn tay, rui và ngói lợp của hai hành lang tu bổ phục hồi để đấu nối vào tường đầu hồi của Đại Cung Môn.

Ngoài ra, dự án cũng sẽ tu bổ, phục hồi sân trước, sân sau, hệ thống lan can và bình phong sau Đại Cung Môn. Tôn tạo hệ thống điện chiếu sáng công trình và chiếu sáng nghệ thuật nội thất và ngoại thất; tôn tạo, lắp đặt hệ thống rãnh thoát nước; lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy, hệ thống camera…

Theo chủ trương vừa được phê duyệt, dự án Phục hồi di tích Đại Cung Môn có kinh phí đầu tư hơn 64,6 tỷ đồng từ nguồn ngân sách của tỉnh và được thực hiện trong vòng 4 năm.

Pháp lý xây dựng

Bảo tồn và phát huy giá trị đô thị di sản Huế

Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, Huế là một đô thị có bề dày lịch sử, văn hóa và kiến trúc đặc sắc. Từng là kinh đô của nhà Nguyễn trong 143 năm, Huế lưu giữ vô số di sản vật thể quý giá như hệ thống thành quách, cung điện, lăng tẩm, cùng kho tàng di sản phi vật thể phong phú từ âm nhạc cung đình, lễ hội truyền thống đến ẩm thực tinh tế. Thành phố Huế có 8 di sản được UNESCO công nhận; là địa phương đầu tiên của Việt Nam có Di sản thế giới được UNESCO công nhận và trở thành thành viên chính thức của các mạng lưới di sản quốc tế.

Giữ gìn tối đa yếu tố gốc, thành phần kiến trúc trong quá trình tu bổ di tích

Ưu tiên sử dụng phương pháp thi công truyền thống, áp dụng quy trình kỹ thuật thi công truyền thống; giữ gìn tối đa yếu tố gốc cấu thành di tích, bảo vệ cấu kiện, thành phần kiến trúc trong suốt quá trình thi công tu bổ di tích.

Tăng cường quản lý, bảo tồn, tu bổ và phục hồi di tích lịch sử

Ngày 20/5, UBND TP Hà Nội đã ban hành Công văn số 2065/UBND-KGVX nhằm tăng cường quản lý, bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn Thành phố.

Quy hoạch, tu bổ Di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị

Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị và những địa điểm lưu niệm sự kiện 81 ngày đêm năm 1972 nhằm bảo tồn, phát huy giá trị các di tích gắn với sự kiện lịch sử 81 ngày đêm năm 1972; tôn vinh tinh thần bất khuất, sự hy sinh anh dũng của quân và dân ta để bảo vệ từng tấc đất quê hương; giáo dục cho thế hệ sau về lòng yêu nước...

Phê duyệt quy hoạch Di tích quốc gia đặc biệt Chùa Phật Tích

Quy hoạch nhằm bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc - nghệ thuật của Di tích quốc gia đặc biệt Chùa Phật Tích; bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái, các di vật, bảo vật quốc gia và các giá trị di sản văn hóa phi vật thể gắn với di tích.

Ý kiến của bạn

SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Vinmikh