Tuyên Quang dự kiến chi 95 tỷ đồng bảo tồn, tôn tạo Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân Trào

Tuyên Quang dự kiến chi 95 tỷ đồng bảo tồn, tôn tạo Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân Trào

(Vietnamarchi) - Ngày 13/8, UBND tỉnh Tuyên Quang đã ban hành Quyết định số 971/QĐ-UBND phê duyệt dự án bảo tồn, tôn tạo Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân Trào, nhằm giữ gìn và phát huy giá trị di sản văn hóa lịch sử của tỉnh, đồng thời thúc đẩy phát triển du lịch bền vững.
14:44, 14/08/2024

Dự án với mục tiêu hướng tới là bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị của Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân Trào. Bảo tồn những yếu tố nguyên gốc của Khu di tích; tôn tạo đồng bộ về kiến trúc và cảnh quan, hoàn thiện cơ sở vật chất nhằm xây dựng Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân Trào trở thành trung tâm giáo dục truyền thống, lịch sử cách mạng của cả nước gắn với phát triển du lịch, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo cho người dân vùng căn cứ cách mạng Tân Trào nói riêng, tỉnh Tuyên Quang nói chung.

Các hạng mục chính bao gồm: phục hồi nguyên trạng các công trình kiến trúc lịch sử, cải tạo và xây mới các hạng mục phụ trợ như đường giao thông, hệ thống chiếu sáng, hệ thống cấp thoát nước; bảo vệ cảnh quan môi trường tự nhiên của khu vực di tích; đồng thời, phát triển các dịch vụ du lịch nhằm thu hút du khách trong và ngoài nước.

UBND tỉnh giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch làm chủ đầu tư dự án, với tổng mức đầu tư dự kiến là 95 tỷ đồng từ nguồn ngân sách trung ương và ngân sách địa phương.

Các Sở: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính có trách nhiệm kiểm tra, giám sát và hướng dẫn Chủ đầu tư thực hiện dự án đúng theo quy định của pháp luật. Thường xuyên kiểm tra, giám sát chặt chẽ không để xẩy ra tham nhũng, tiêu cực trong suốt quá trình tổ chức triển khai thực hiện dự án.

Pháp lý xây dựng

Bảo tồn và phát huy giá trị đô thị di sản Huế

Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, Huế là một đô thị có bề dày lịch sử, văn hóa và kiến trúc đặc sắc. Từng là kinh đô của nhà Nguyễn trong 143 năm, Huế lưu giữ vô số di sản vật thể quý giá như hệ thống thành quách, cung điện, lăng tẩm, cùng kho tàng di sản phi vật thể phong phú từ âm nhạc cung đình, lễ hội truyền thống đến ẩm thực tinh tế. Thành phố Huế có 8 di sản được UNESCO công nhận; là địa phương đầu tiên của Việt Nam có Di sản thế giới được UNESCO công nhận và trở thành thành viên chính thức của các mạng lưới di sản quốc tế.

Giữ gìn tối đa yếu tố gốc, thành phần kiến trúc trong quá trình tu bổ di tích

Ưu tiên sử dụng phương pháp thi công truyền thống, áp dụng quy trình kỹ thuật thi công truyền thống; giữ gìn tối đa yếu tố gốc cấu thành di tích, bảo vệ cấu kiện, thành phần kiến trúc trong suốt quá trình thi công tu bổ di tích.

Tăng cường quản lý, bảo tồn, tu bổ và phục hồi di tích lịch sử

Ngày 20/5, UBND TP Hà Nội đã ban hành Công văn số 2065/UBND-KGVX nhằm tăng cường quản lý, bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn Thành phố.

Quy hoạch, tu bổ Di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị

Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị và những địa điểm lưu niệm sự kiện 81 ngày đêm năm 1972 nhằm bảo tồn, phát huy giá trị các di tích gắn với sự kiện lịch sử 81 ngày đêm năm 1972; tôn vinh tinh thần bất khuất, sự hy sinh anh dũng của quân và dân ta để bảo vệ từng tấc đất quê hương; giáo dục cho thế hệ sau về lòng yêu nước...

Phê duyệt quy hoạch Di tích quốc gia đặc biệt Chùa Phật Tích

Quy hoạch nhằm bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc - nghệ thuật của Di tích quốc gia đặc biệt Chùa Phật Tích; bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái, các di vật, bảo vật quốc gia và các giá trị di sản văn hóa phi vật thể gắn với di tích.

Ý kiến của bạn

SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Vinmikh