Tạp chí Kiến trúc Việt Nam - 30 năm với sự nghiệp kiến trúc

Tạp chí Kiến trúc Việt Nam - 30 năm với sự nghiệp kiến trúc

(Vietnamarchi) - Tạp chí Kiến trúc Việt Nam ra đời năm 1994 với mục đích ban đầu là tạo lập một diễn đàn nghiên cứu khoa học chuyên ngành về lĩnh vực Kiến trúc trực thuộc Bộ Xây dựng. Tạp chí Kiến trúc Việt Nam của Bộ Xây dựng có định hướng nội dung khác với Tạp chí Kiến trúc của Hội Kiến trúc sư Việt Nam. Nếu Tạp chí Kiến trúc của Hội KTS Việt Nam hướng đến là diễn đàn sáng tác, hoạt động nghề nghiệp của giới KTS thì Tạp chí Kiến trúc Việt Nam là diễn đàn nghiên cứu khoa học, phản biện xã hội trong quản lý và phát triển kiến trúc, đô thị, nông thôn Việt Nam.
09:00, 28/01/2025

Chủ thể tác động và tạo dựng nên diện mạo kiến trúc là con người - những nhà thiết kế, sáng tác kiến trúc; các chủ đầu tư - người dân. Cần nhiều hơn nữa những tiên phong để đem lại nhiều hình mẫu học hỏi, thúc đẩy người dân hướng đến. Báo chí cần tăng cường, lan toả mạnh mẽ hơn nữa những sản phẩm công trình kiến trúc đẹp, chất lượng, đem đến những hình mẫu cụ thể để cộng đồng xã hội nhìn thấy, sờ thấy mà học theo, làm theo. Đây cũng là mục tiêu hoạt động của Tạp chí trong 30 năm qua.

Kể từ năm 1994 đến nay, Tạp chí Kiến trúc Việt Nam đã luôn bám sát đúng tôn chỉ, mục đích, định hướng đã đề ra.

Ấn phẩm tạp chí qua các năm

Ngay từ những ngày đầu thành lập, Tạp chí đã trở thành một diễn đàn nghiên cứu, lý luận phê bình về kiến trúc có uy tín, thu hút sự tham gia, gắn bó, chia sẻ tích cực, tâm huyết của nhiều thế hệ KTS, đặc biệt, những thế hệ KTS là lãnh đạo đã gắn bó trực tiếp với Tạp chí như: PGS.TS Đặng Tố Tuấn, GS.TS Nguyễn Việt Châu, PGS.TS Nguyễn Bá Đang, KTS Phạm Thanh Tùng, TS.KTS Nguyễn Đình Toàn. 

Tạp chí Kiến trúc Việt Nam tham quan thực tế tại Trung tâm Tinh hoa Làng nghề Việt

Trong sứ mệnh tạo dựng và phát huy vai trò của một diễn đàn nghiên cứu, lý luận chuyên ngành về quản lý và phát triển Kiến trúc đô thị và nông thôn; tạo nên một lối đi riêng, tiên phong và khác biệt so với các tạp chí khác cùng lĩnh vực, ngành Xây dựng, từ năm 2006 đến nay, Tạp chí Kiến trúc Việt Nam đã bền bỉ tiếp cận, đi sâu vào từng chiều cạnh trong lĩnh vực kiến trúc, quy hoạch và phát triển đô thị, nông thôn với nhiều chuyên đề chuyên sâu mang tính “thời sự”, đóng góp tích cực vào công tác nghiên cứu, quản lý của Ngành, địa phương trên cả nước, được đăng tải song song trên Tạp chí in và Trang thông tin điện tử tổng hợp (kientrucvietnam.org.vn).

Bên cạnh chức năng chính là xuất bản tạp chí, Tạp chí cũng đã tổ chức các diễn đàn, hội thảo, tọa đàm về các vấn đề thực hành nghề nghiệp, vật liệu, công trình xanh, quy hoạch tỉnh… Tạp chí cũng là cơ quan bảo trợ thông tin các hoạt động triển lãm, cuộc thi trong lĩnh vực kiến trúc, quy hoạch, xây dựng.

Tọa đàm Quy hoạch Tỉnh - Thời hạn và tầm nhìn

Vừa qua, nhân dịp chào mừng kỷ niệm 70 giải phóng Thủ đô, nhận được sự tin tưởng giao phó của UBND Thành phố Hà Nội, Tạp chí đã thực hiện cuốn sách “Kiến trúc Hà Nội - 70 năm giải phóng Thủ đô (1954-2024)”. Cuốn sách nhìn lại chặng đường phát triển của kiến trúc, đô thị Hà Nội từ năm 1954 đến nay và mong muốn xây dựng, phát triển Thủ đô trong tương lai. Ngay khi ra mắt, cuốn sách đã nhận được nhiều phản hồi tốt từ các KTS, nhà quy hoạch, nhà nghiên cứu và độc giả.

TS.KTS Dương Đức Tuấn - Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội, tặng quà tri ân 
các tác giả của cuốn sách Kiến trúc Hà Nội - 70 năm Giải phóng Thủ đô (1954 - 2024)

Hay mới đây, nằm trong chuỗi chương trình kỷ niệm thành lập 30 năm, Tạp chí đã tổ chức Tọa đàm "Kiến tạo kiến trúc có giá trị bền vững cho tương lai  Những nội hàm hướng tới" với sự tham gia của các KTS, nhà nghiên cứu kiến trúc. Tọa đàm đã tiếp nhận được nhiều ý kiến, đóng góp quý báu của các diễn giả. Tọa đàm cũng là viên gạch đầu tiên dựng xây Diễn đàn “Kiến tạo kiến trúc có giá trị bền vững cho tương lai”, hoạt động mang nhiều ý nghĩa, gắn với chức năng và nhiệm vụ của một đơn vị báo chí nghiên cứu trong sự nghiệp kiến trúc của đất nước. Diễn đàn là sự mở đầu cho những nghiên cứu, lý luận, phản biện xã hội về lĩnh vực kiến trúc, đô thị; nhận diện những chiều cạnh của một kiến trúc có giá trị cao, bền vững cụ thể; cũng như hướng đến gợi mở, xác định khung tiêu chí về kiến trúc có giá trị, kiến trúc bền vững, kiến trúc di sản trên nhiều chiều cạnh.

Tọa đàm Kiến tạo kiến trúc cho giá trị bền vững cho tương lai - Những nội hàm hướng tới

Những năm qua, Tạp chí Kiến trúc Việt Nam luôn chú trọng nâng cao chất lượng công tác xuất bản, phát hành; tạo chuyển biến mạnh trong chất lượng các bài công bố, chú trọng đặt hàng các bài “đinh”, nghiên cứu các vấn đề mới, khó của các lĩnh vực chuyên ngành của mình; gắn kết chặt chẽ với công tác nghiên cứu, tư vấn chính sách, kịp thời cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn cho Đảng, Nhà nước; chú trọng đổi mới về hình thức, nội dung, đẩy mạnh chuyển đổi số, phấn đấu đạt các tiêu chuẩn quốc tế thuộc danh mục các tạp chí khoa học uy tín hàng đầu trong khu vực và thế giới, Tạp chí đã xây dựng và phát triển tạp chí điện tử, chuyển đổi số mạnh mẽ, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ công tin trong mọi hoạt động của tạp chí… Năm 2023, Tạp chí Kiến trúc Việt Nam đã được cấp giấy phép Tạp chí điện tử.

Thời gian tới, Tạp chí tiếp tục có những bước chuyển mình quan trọng để đáp ứng nhu cầu của độc giả trong kỷ nguyên số, nỗ lực đổi mới, thực hiện chuyển đổi số và từng bước nâng cao chất lượng về nội dung và hình thức hướng đến đạt các chuẩn mực quốc tế và tham gia vào các cơ sở dữ liệu quốc tế.

Tọa đàm Nâng cao chất lượng ở trong căn hộ nhà ở xã hội tiếp cận từ không gian nội thất 

Bên cạnh giữ vững cách thức làm báo theo đúng định hướng, Tạp chí đã ứng dụng nhiều phương pháp làm báo hiện đại để đáp ứng yêu cầu của nhiều đối tượng tiếp cận Tạp chí, trong đó đặc biệt chú trọng vào thế hệ KTS trẻ, sinh viên - các bạn sẽ đóng góp nhiều vào nền kiến trúc tương lai của đất nước. Tạp chí đã tích cực áp dụng công nghệ số vào công tác chuyên môn, cũng như hoạt động rất hiệu quả trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Youtube…

Trong suốt thời gian hoạt động, Tạp chí luôn quan tâm xây dựng đội ngũ phóng viên, biên tập viên có bản lĩnh chính trị vững vàng, nghiệp vụ tinh thông, có khả năng tiếp cận và ứng dụng công nghệ làm báo hiện đại; rà soát, hoàn thiện các cơ chế, chính sách liên quan, bảo đảm thu nhập, đời sống của cán bộ, phóng viên, biên tập viên, người lao động, không để mặt trái cơ chế thị trường tác động làm tạp chí đi sai tôn chỉ mục đích và định hướng ban đầu.

Chặng đường 30 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Kiến trúc Việt Nam là một chặng đường đặc biệt, gắn với công cuộc đổi mới và phát triển sự nghiệp kiến trúc, quy hoạch, xây dựng của đất nước, ngành Xây dựng, Viện Kiến trúc Quốc gia. Kỷ niệm 30 năm thành lập là dịp toàn thể cán bộ người lao động cảm thấy vinh dự, tự hào nhưng cũng nhận thấy trách nhiệm lớn lao, hướng tới tương lai, với mục tiêu tiếp tục là tờ tạp chí chuyên ngành khoa học uy tín trong lĩnh vực phê bình, lý luận kiến trúc, quy hoạch./.
 

Pháp lý xây dựng

Mô hình đô thị đặc thù - đô thị động lực trong bối cảnh của TPHCM

(KTVN 255) Năm 2017, Quốc hội khóa XIV đã ban hành Nghị quyết 54/2017/QH14 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh tại kỳ họp thứ 4 ngày 24/11/2017. Chỉ sau 5 năm thực hiện, việc thí điểm theo Nghị quyết 54/2017/QH14 cho thấy hiệu quả của cơ chế, chính sách đặc thù cho TPHCM chưa có tác động đáng kể đến hiệu quả phát triển. Vì vậy, Quốc hội khóa XV đã ban hành Nghị quyết 98/2023/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM tại kỳ họp thứ 5 ngày 24/5/2023, nhằm đáp ứng nhu cầu tạo dựng một số cơ chế, chính sách đặc thù để dễ dàng phát triển trên cơ sở mật độ kinh tế rất lớn của TPHCM.

Đô thị toàn cầu Thành phố Hồ Chí Minh - Đặc thù và động lực

(KTVN 255) Quy hoạch TPHCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050 vừa được Thủ tướng Phạm Minh Chính phê duyệt đã đặt mục tiêu xây dựng và phát triển TPHCM thành đô thị toàn cầu, là hạt nhân vùng, cực tăng trưởng cả nước. Vậy TPHCM có những đặc thù gì và sẽ dựa vào những động lực nào để vươn mình thành đô thị toàn cầu trong tương lai...?

Thành phố Hồ Chí Minh và tầm nhìn phát triển đô thị kinh tế biển

(KTVN 255) TPHCM đang bước vào một kỷ nguyên mới, nơi đổi mới và sáng tạo trở thành động lực phát triển. Với vị thế là trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước, thành phố đang đứng trước yêu cầu phải chuyển mình mạnh mẽ, không chỉ duy trì tốc độ tăng trưởng mà còn hướng tới một mô hình phát triển bền vững, thích ứng với xu hướng toàn cầu hóa.

Thành phố Cần Giờ và vai trò tái định dạng địa kinh tế khu vực

(KTVN 255) Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đang thực hiện quá trình đổi mới thể chế rất mạnh mẽ và quyết liệt, trong đó TPHCM đang được xem xét mở rộng về phía biển, tiếp cận kinh tế biển với không gian rộng mở hơn nữa. Tất cả đang chờ đợi quyết định của cấp cao nhất. Trên cơ sở này, có thể phân tích kỹ lưỡng để tính toán bài toán “tái định dạng địa kinh tế khu vực Nam Bộ và TPHCM”. Nhưng dù trong hoàn cảnh nào thì TP Cần Giờ theo kế hoạch đặt trên biển giữa vùng công nghiệp phía bên trái và vùng nông nghiệp phía bên phải (nhìn ra biển) vẫn luôn là một đô thị kinh tế dịch vụ, làm động lực làm sống lại “Hòn ngọc Viễn Đông” xưa đầy tráng lệ trên con đường Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương rất sôi động cả về “địa kinh tế” và “địa chính trị”

Bối cảnh mới: Vị thế và hướng đi cho Cần Giờ?

(KTVN 255) Cần Giờ, từ lâu được biết đến như một vùng ven biển biệt lập của TPHCM, nay đang đứng trước một cơ hội mới khi thành phố mở rộng kết nối với Nhơn Trạch (Đồng Nai), Bình Dương và Vũng Tàu. Trong bối cảnh này, câu hỏi đặt ra là: Cần Giờ sẽ giữ vai trò gì trong cấu trúc vùng đô thị mở rộng? Làm thế nào để kết nối hiệu quả với các trung tâm kinh tế lân cận? Và đâu là giá trị gia tăng mà Cần Giờ có thể mang lại?

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi