Tái hiện “Tết Đoan Ngọ Thăng Long xưa” tại Hoàng thành Thăng Long

(Vietnamarchi) - Ngày 6/6, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức chương trình "Tết Đoan Ngọ Thăng Long xưa" trong chuỗi hoạt động nhân dịp tết Đoan Ngọ 2024 (5/5 âm lịch).
22:28, 06/06/2024

Tham dự lễ khai mạc có Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Vũ Thu Hà; đại diện UNESCO tại Việt Nam; PGS. TSKT Mai Thị Liên Hương – Viện trưởng Viện Kiến trúc Quốc gia (Bộ Xây dựng) và các nhà khoa học cùng đông đảo du khách đến thăm quan, tìm hiểu văn hóa. 

Nghi lễ ban quạt được trung tâm duy trì tái hiện sinh động (Ảnh: Lê Phú/Báo Tin Tức)

Ở Việt Nam, dân gian ta thường gọi đây là Tết “giết sâu bọ” với câu ca dao được lưu truyền từ xa xưa: “Tháng Tư đong đậu nấu chè. Ăn Tết Đoan Ngọ trở về tháng Năm”.

Tết Đoan Ngọ trong cung đình và ngoài dân gian tuy có những lễ nghi, phong tục khác nhau nhưng đều là dịp con cháu tìm về cội nguồn, nhớ ơn công đức tổ tổng, cầu sức khỏe, bình an, cầu mùa màng bội thu.

Tại Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội, chương trình “Tết Đoan Ngọ Thăng Long xưa” được tổ chức với các hoạt động: Trưng bày về các phong tục dân gian truyền thống, các nghi lễ trong cung đình ngày Tết Đoan Ngọ, thực hành hai nghi lễ đặc sắc ngày Tết Đoan Ngọ trong cung đình (nghi lễ cúng tế tổ tiên và nghi lễ ban quạt), thực hành phong tục dân gian “giết sâu bọ” và trình diễn, giao lưu nghệ thuật thưởng trà.

Những món không thể thiếu trong dịp Tết Đoan Ngọ. (Ảnh: Lê Phú/Báo Tin Tức)
Du khách thưởng thức những món ăn của nghệ nhân ẩm thực trong phong tục “diệt sâu bọ”. (Ảnh: Lê Phú/Báo Tin Tức)

Những phong tục độc đáo như: Tục ăn trái cây, ăn bánh tro, ăn cơm rượu nếp, uống rượu hùng hoàng, xương bồ để “giết sâu bọ” trong người vào lúc sáng sớm; tục hái thảo mộc làm thuốc và làm trà vào giờ ngọ; tục đeo chỉ ngũ sắc, đeo túi thơm có đựng hạt mùi, bột hùng hoàng để xua đuổi côn trùng... được tái hiện lại một cách chân thực và dung dị thông qua không gian thờ cúng và không gian trưng bày tại Hoàng thành Thăng Long. Chương trình diễn ra đến ngày 9/6.

 

Pháp lý xây dựng

Giải pháp nâng cao tính ứng dụng và tra cứu của hệ thống tiêu chuẩn thiết kế kiến trúc

Hiện nay, hệ thống Tiêu chuẩn quốc gia lĩnh vực xây dựng nói chung và thiết kế nói riêng (TCVN) đang tồn tại những hạn chế nhất định trong cách biên soạn về nội dung và hình thức trình bày, như: Nhiều tiêu chuẩn trình bày dưới dạng văn bản dài, phức tạp, khó tra cứu nhanh, ngôn ngữ mạng tính kỹ thuật cao, ít hình minh họa, gây khó khăn cho người dùng.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Đãi ngộ, tuyển dụng tổng công trình sư, kiến trúc sư trưởng

Tổng Bí thư Tô Lâm lưu ý xây dựng tiêu chí, quy chế quản lý, chế độ làm việc, đãi ngộ và quy trình tuyển dụng tổng công trình sư, kiến trúc sư trưởng triển khai các hệ thống chiến lược, các sáng kiến đột phá.

Viện Kiến trúc Quốc gia tổ chức Thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề Kiến trúc – Đợt 3/2025

Nhằm giúp các Kiến trúc sư cấp chứng chỉ hành nghề, Viện Kiến trúc Quốc gia thông báo tổ chức kỳ thi sát hạch phục vụ cấp chứng chỉ hành nghề Kiến trúc với nội dung thông tin dưới đây:

Dấu ấn kiến trúc Đông Dương giữa lòng Thủ đô Hà Nội

Giữa lòng Hà Nội hiện đại, nơi những cao ốc kính thép không ngừng vươn cao, vẫn hiện hữu những công trình cổ kính mang vẻ đẹp trầm mặc, đầy nội lực – minh chứng sống động cho thời kỳ kiến trúc Đông Dương từng hoàng kim.

Xu hướng Nội thất Kiến trúc Việt Nam 2026–2030

Ngày 6/6, tại Hà Nội, Tọa đàm chuyên đề “Xu hướng Nội thất Kiến trúc Việt” đã chính thức được diễn ra thu hút đông đảo sự tham gia của giới chuyên môn, doanh nghiệp, kiến trúc sư, nhà thiết kế trong nước và quốc tế. Đặc biệt, đây cũng là buổi ra mắt chính thức ấn phẩm Trend 26+ - Ấn phẩm xu hướng đầu tiên của ngành nội thất Việt Nam do ba thương hiệu tiên phong trong lĩnh vực vật liệu - phụ kiện nội thất là Gỗ Minh Long, Viglacera và Khóa Huy Hoàng khởi xướng, do Hội Nội thất Việt Nam, Hội Kiến trúc sư Việt Nam bảo trợ về mặt chuyên môn, Tạp chí Kiến trúc bảo trợ truyền thông.

Ý kiến của bạn

SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Vinmikh