Tái hiện sinh hoạt cộng đồng của cư dân cổ Tràng An sau biển thoái

Tái hiện sinh hoạt cộng đồng của cư dân cổ Tràng An sau biển thoái

Lần đầu tiên ở Việt Nam và Đông Nam Á, quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO vinh danh là Di sản hỗn hợp văn hóa và thiên nhiên thế giới. Cho đến nay, đã có 14/25 di chỉ khảo cổ hang động trong quần thể danh thắng Tràng An được khai quật hoặc thám sát.
15:22, 02/01/2024

Tiêu biểu trong đó là Hang Trống, Hang Bói, Hang Mòi, Hang Thung Bình 1, Mái đá Vàng, Mái đá Ốc, Mái đá Ông Hay, Hang Áng Nồi, Mái đá Chợ, Núi Tướng 1, Thung Bình 2, Thung Bình 3, Thung Bình 4 và Hang Trâu,…

Tái hiện sinh hoạt của người tiền sử tại Khê Cốc

Về với Tràng An, du khách có cơ hội trải nghiệm một số hình thức sinh hoạt văn hóa của cư dân thời tiền sử sau biển thoái, khi môi trường tự nhiên ở bãi bồi thung lũng ven khe suối tạo điều kiện thuận lợi cho con người bước đầu định cư, khai thác và sáng tạo nên các hình thức sinh hoạt văn hóa phong phú đan xen giữa hình thái cư trú thung khe và trú ẩn hang động, giữa sản xuất ban đầu và khai thác tự nhiên.

Tràng An từng bị biển xâm lấn, biến cải nhiều lần. Biến đổi địa hình, địa chất, địa mạo trong một thời kỳ lâu dài hàng triệu triệu năm đã tạo hình nên tuyệt phẩm kiến trúc - cảnh quan thiên nhiên "sơn kỳ, thủy tú, động tiên".

Trong sự biến cải khắc nghiệt và dữ dội của cảnh quan, người tiền sử nơi đây vẫn thích ứng, phát triển, hun đúc, bồi đắp và tạo nên các giá trị văn hóa nổi bật toàn cầu. Con người đã tham gia định hình nên cảnh quan, môi trường xung quanh Tràng An, và ngược lại, môi trường cũng đã ảnh hưởng nhiều mặt đến đời sống sản xuất, cư trú và sáng tạo văn hóa của con người, trong đó có kiểu định cư ban đầu và sinh hoạt văn hóa cộng đồng ở các bãi bồi thung lũng, cạnh khe suối, gần với hang động là đặc trưng nổi bật.

Kết quả nghiên cứu khảo cổ đến từ nhóm chuyên gia của Trường đại học Cambridge (Vương quốc Anh), Viện khảo cổ học Việt Nam, Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản, tiến sĩ khảo cổ học Nishimura (Nhật Bản) đã khẳng định Tràng An là một cuốn biên niên sử nguyên vẹn về sự biến đổi môi trường và những ứng phó của con người trong quá khứ xa xôi, lưu giữ một truyền thống cư trú của con người tiền sử, một truyền thống sử dụng vùng đất, vùng biển của người tiền sử với nhiều nền văn hóa tiếp nối liên tục, kéo dài tới 30.000 năm.

Câu chuyện văn hóa tiền sử ở Tràng An là hình ảnh thu nhỏ của quá trình toàn cầu về ứng phó của con người đối với biển tiến sau thời kỳ băng hà trong khu vực này, tới mức độ nó có thể được coi là mô hình so sánh với các địa điểm khác trong khu vực cùng chịu các tác động này.

Hiểu những bài học lịch sử quý báu để luôn biết phụng dưỡng "mẹ thiên nhiên"

Khê Cốc tái hiện một góc nhìn không gian sinh hoạt văn hóa của cư dân cổ Tràng An sau biển thoái. Theo PGS-TS Nguyễn Khắc Sử, biển thoái ở vùng Tràng An bắt đầu cách đây 5.500 năm. Lúc này, con người bắt đầu rời hang cao xuống hang thấp. Một bộ phận vẫn cư trú trong hang, một bộ phận khác chuyển ra khai phá, khai thác các bãi bồi thung lũng, ven khe suối ở khu vực trung tâm Tràng An như Khê Cốc.

Đây là giai đoạn chuyển tiếp từ kinh tế khai thác tự nhiên sang kinh tế sản xuất ban đầu. Các hoạt động sản xuất kinh tế ban đầu như trồng trọt, chăn nuôi, đánh cá, cùng với hoạt động chế tác công cụ lao động, làm đồ gốm, sinh hoạt cộng đồng (đốt lửa, chỗ ăn uống, chỗ ngủ), cùng kiến trúc nhà chòi làm bằng vật liệu tranh, tre, nứa, lá giản đơn,… là những biểu hiện văn hóa vật thể và phi vật thể sinh động của cư dân cổ trong giai đoạn này còn được lưu giữ qua các hình vẽ trên vách đá, được tái hiện qua tranh vẽ của các họa sĩ trên thế giới, là những tư liệu quý mà PGS-TS Nguyễn Khắc Sử và các nhà khoa học đã chuyển cho chúng tôi để có cơ hội tái hiện một góc nhìn thực cảnh Khê Cốc.

Phục dựng mặt người cổ Tràng An của các nhà khảo cổ học tại Đại học Cambridge

Phục dựng tái hiện thực cảnh sinh hoạt văn hóa của cư dân cổ Tràng An tại Khê Cốc sau biển thoái là nỗ lực của chính quyền và người dân Ninh Bình, đặc biệt là tâm huyết của Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường, với mong muốn cung cấp góc nhìn thực cảnh sinh động về cuộc sống của con người trong quá khứ, nhằm gìn giữ và trao truyền di sản cho các thế hệ mai sau, để hiểu, để biết, để trân trọng và tự hào về cội nguồn lịch sử.

Đồng thời, việc phục dựng cũng nhằm giúp cho thế hệ hôm nay và mai sau hiểu những bài học lịch sử quý báu để luôn biết phụng dưỡng "mẹ thiên nhiên", bảo vệ môi trường sống, tổ chức đời sống con người hài hòa với tự nhiên, tìm cách thích ứng với biến đổi khí hậu ngày nay.

Không gian văn hóa tại đảo Khê Cốc

 

Theo báo Thanh niên

Về Vụ Bản chiêm ngưỡng vẻ đẹp chùa Hổ Sơn, tưởng nhớ Huyền Trân công chúa

Tọa lạc trên sườn núi Hổ, xã Liên Minh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, cách trung tâm thành phố gần 20km, Chùa Hổ Sơn là nơi thờ tự công chúa Huyền Trân nổi tiếng trong lịch sử đất Việt. Với những giá trị lịch sử và kiến trúc độc đáo, nơi đây đang là một trong những điểm du dịch tâm linh được nhiều du khách thập phương tìm về.

Cầu Ngói Chợ Lương - kiến trúc “thượng gia hạ kiều” độc đáo

Tọa lạc tại xã Hải Anh huyện Hải Hậu, tình Nam Định, cầu Ngói Chợ Lương nổi tiếng là một trong 3 cây cầu cổ đẹp nhất Việt Nam, ghi dấu ấn về sự tài hoa, sáng tạo của người xưa trong kiến trúc “thượng gia hạ kiều” độc đáo.

Đền Tống Trân: Kiến trúc truyền thống hòa cùng tinh thần dân tộc

Nổi bật với kiến trúc truyền thống, hòa mình vào không gian của làng quê thanh bình, đền Tống Trân không chỉ là nơi lưu giữ những giá trị về văn hóa, truyền thống hiếu học của dân tộc, mà còn mang đậm dấu ấn kiến trúc nghệ thuật đặc sắc. Ngôi đền đã trở thành niềm tự hào của người dân quê nhãn và là điểm đến không thể bỏ qua của các sỹ tử tới cầu may mỗi dịp đầu xuân năm mới.

Phú Yên: Độc đáo kiến trúc di tích lăng Hòa Lợi

Thị xã Sông Cầu có 26 lăng thờ cá voi, trong đó lăng Hòa Lợi ở xã Xuân Cảnh là di tích thờ cá Ông điển hình ở Phú Yên. Kiến trúc độc đáo lăng Hòa Lợi được xây bằng vật liệu đá vôi, bảo lưu được nhiều ngọc cốt có giá trị lịch sử, văn hóa, đang là điểm đến thu hút khách du lịch vào dịp lễ hội cầu ngư.

Khám phá vẻ đẹp của Bảo tàng Đăk Lăk

Với lối kiến trúc độc đáo lấy cảm hứng thiết kế từ ngôi nhà dài truyền thống của người Êdê kết hợp với không gian xanh mát, Bảo tàng Đăk Lăk là nơi bảo tồn, lưu giữ, trưng bày, khai thác, phát huy giá trị những di sản tự nhiên, văn hóa và lịch sử của các dân tộc thiểu số đang sinh sống ở Tây Nguyên, là điểm tham quan không thể bỏ qua khi bạn có dịp đến với Buôn Ma Thuột.

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi