Sự kiện nổi bật
Tag: kiểm toán nhà nước
Phát triển nguồn nhân lực kiểm toán tinh gọn, chuyên nghiệp, hiệu lực và hiệu quả
Có thể nói, qua gần 1/3 thế kỷ, đội ngũ công chức, kiểm toán viên của Kiểm toán nhà nước (KTNN) đã lớn mạnh về mọi mặt, đóng góp hết sức quan trọng vào tiến trình xây dựng và phát triển KTNN trở thành cơ quan kiểm tra tài chính công uy tín, trách nhiệm, chuyên nghiệp và từng bước hiện đại.
Những bất cập trong triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới
Qua kiểm toán, Kiểm toán nhà nước đã chỉ ra nhiều bất cập trong việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và 13 địa phương trên cả nước.
Kiểm toán góp phần nâng cao hiệu quả quản lý tài chính, tài sản công
Tích cực phát huy vai trò của Kiểm toán nhà nước (KTNN) trong lĩnh vực kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công tại các doanh nghiệp nhà nước (DNNN), thông qua hoạt động kiểm toán, KTNN đã ghi nhận những mặt tích cực, cũng như chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra các ý kiến tư vấn, khuyến nghị giúp các Tập đoàn (TĐ), Tổng công ty (TCT) nhà nước và các đơn vị thành viên ngày càng hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công.
Những điểm mới của dự thảo Hệ thống Chuẩn mực kiểm toán nhà nước sửa đổi
Hệ thống Chuẩn mực kiểm toán nhà nước(KTNN) là cơ sở pháp lý cho tổ chức, hoạt động kiểm toán. Đồng thời, đây là điều kiện để đảm bảo cho tổ chức, hoạt động kiểm toán được minh bạch, rõ ràng, tăng trách nhiệm giải trình của KTNN, kiểm toán viên nhà nước cũng như các đơn vị được kiểm toán và các đối tượng liên quan.
Hoàn thiện khuôn khổ nghề nghiệp cho hoạt động kiểm toán
Sau 30 năm xây dựng và phát triển, đến nay các hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước ngày càng hoàn thiện và phù hợp với yêu cầu thực tiễn hoạt động kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước (KTNN).
Kiểm toán nhà nước chỉ ra nhiều bất cập trong quản lý, khai thác tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản (TNKS) là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, đóng góp đáng kể cho ngân sách nhà nước, góp phần đảm bảo an ninh quốc gia. Tuy nhiên, hoạt động khai thác khoáng sản không phép, trái phép còn diễn ra khá phổ biến, gây thất thu ngân sách, phá vỡ cân bằng sinh thái, gây ô nhiễm môi trường… đã và đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống dân sinh. Thực tế này đã được Kiểm toán nhà nước (KTNN) chỉ rõ trong các cuộc kiểm toán chuyên đề về công tác quản lý nhà nước về TNKS những năm vừa qua.
Tháo gỡ “điểm nghẽn” trong thực hiện kiến nghị kiểm toán
Những năm qua, với sự nỗ lực của các cấp, các ngành, nhiều kiến nghị kiểm toán đã được thực hiện, song trên thực tế, còn nhiều “điểm nghẽn” trong quá trình thực hiện cần được tập trung tháo gỡ. Tổng Kiểm toán nhà nước Ngô Văn Tuấn khẳng định, KTNN sẽ tiếp tục quyết liệt, nỗ lực hơn nữa trong đôn đốc, theo dõi thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán…
Hoàn thiện hệ thống pháp luật kiểm toán đáp ứng yêu cầu kiểm tra, giám sát, quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công
Năm 2023, Kiểm toán Nhà nước (KTNN) đã tập trung thời gian, nguồn lực và có nhiều giải pháp để đẩy mạnh công tác xây dựng và tuyên truyền pháp luật, góp phần hoàn thiện cơ sở pháp lý cho sự phát triển của KTNN.
Đẩy mạnh kiểm toán liên quan đến hoạt động quy hoạch, quản lý và sử dụng đất đai
Sáng 06/11, tại Nhà Quốc hội, thực hiện chương trình phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 6, Tổng Kiểm toán nhà nước (KTNN) Ngô Văn Tuấn trình bày Báo cáo về việc thực hiện một số nghị quyết của Quốc hội khóa XIV về giám sát chuyên đề, chất vấn và nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề, chất vấn từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến hết Kỳ họp thứ 4.
Bất cập trong quản lý đất đai – “Điểm nghẽn” trong phát triển kinh tế
Ngày 18/10, Kiểm toán Nhà nước đã tổ chức Diễn đàn “Thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - Những nút thắt và vai trò của Kiểm toán Nhà nước” với ba hội thảo chuyên đề riêng về: quản lý đất đai và xác định giá đất; đầu tư công; phát triển khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Tham dự diễn đàn, các đại biểu đã cùng nhau phân tích thực trạng, nguyên nhân và giải pháp tháo gỡ các “điểm nghẽn”.