Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển Huế thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển Huế thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

(Vietnamarchi) - Mới đây, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Xuân Sang đã ký và ban hành Quyết định 1019/ QĐ-BXD ngày 04/07/2025 về Phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển Huế thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
17:32, 07/07/2025
Bộ Xây dựng phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển Huế thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Bộ Xây dựng phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển Huế thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo đó, cảng biển Huế gồm các khu bến: Chân Mây; Thuận An; Phong Điền; các khu chuyển tải và các khu neo chờ, tránh, trú bão.

Mục tiêu đến năm 2030, về hàng hóa và hành khách thông qua, hàng hóa từ 13,6 triệu tấn đến 20,3 triệu tấn (trong đó hàng container từ 0,03 triệu TEU đến 0,04 triệu TEU); hành khách từ 276,1 nghìn lượt khách đến 285 nghìn lượt khách.

Về kết cấu hạ tầng, có tổng số 10 bến cảng gồm từ 19 đến 25 cầu cảng với tổng chiều dài từ 4.725 m đến 6.125 m (chưa bao gồm các bến cảng khác).

Xác định phạm vi vùng đất, vùng nước phù hợp với quy mô bến cảng và đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa.

Tầm nhìn đến năm 2050, về hàng hóa và hành khách thông qua, hàng hóa với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng từ 3,6%/năm đến 4,5%/năm.

Phạm vi, chức năng, cỡ tàu tại các khu bến tuân thủ theo Quyết định số 1579/QĐ-TTg ngày 22 tháng 9 năm 2021 và Quyết định số 442/QĐ-TTg ngày 22 tháng 5 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ.

Quy hoạch các bến cảng đến năm 2030, tại khu bến Chân Mây, về hàng hóa và hành khách thông qua, hàng hóa từ 8,0 triệu tấn đến 10,7 triệu tấn, hành khách từ 276,1 nghìn lượt khách đến 285 nghìn lượt khách.

Quy mô các bến cảng có tổng số 07 bến cảng gồm 11 cầu cảng với tổng chiều dài 3.320 m (chưa bao gồm các bến cảng khác), cụ thể như sau: Bến hàng lỏng/khí số 1 với 01 cầu cảng hàng lỏng, khí dài 400 m, tiếp nhận tàu trọng tải đến 150.000 tấn hoặc lớn hơn khi đủ điều kiện, đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa từ 0,8 triệu tấn đến 1,2 triệu tấn;

Bến hàng lỏng/khí số 2 với 01 cầu cảng hàng lỏng, khí dài 140 m, tiếp nhận tàu trọng tải đến 5.000 tấn, đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa từ 0,2 triệu tấn đến 0,3 triệu tấn.

Bến cảng Chân Mây 1, 2 với 03 cầu cảng hàng container, tổng hợp, rời với tổng chiều dài 820 m, tiếp nhận tàu trọng tải đến 70.000 tấn (tổng hợp, rời), 4.000 TEU hoặc lớn hơn khi đủ điều kiện, tiếp nhận tàu khách quốc tế trọng tải đến 225.000 GT khi đủ điều kiện; đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa từ 3,9 triệu tấn đến 4,7 triệu tấn.

Bến số 3 với 01 cầu cảng hàng tổng hợp dài 270 m, tiếp nhận tàu trọng tải đến 70.000 tấn; đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa từ 0,9 triệu tấn đến 1,4 triệu tấn;

Bến số 4, 5 với 02 cầu cảng hàng container, tổng hợp, rời với tổng chiều dài 540m, tiếp nhận tàu trọng tải đến 70.000 tấn (tổng hợp, rời), 4.000 TEU hoặc lớn hơn khi đủ điều kiện, đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa từ 1,1 triệu tấn đến 1,5 triệu tấn;

Bến số 6 với 01 cầu cảng hàng container, tổng hợp, rời, hàng lỏng dài 350 m, tiếp nhận tàu trọng tải đến 70.000 tấn, đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa từ 0,6 triệu tấn đến 0,8 triệu tấn;

Bến số 7, 8 với 02 cầu cảng hàng container, tổng hợp, rời dài 800 m, tiếp nhận tàu trọng tải đến 70.000 tấn, đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa từ 0,5 triệu tấn đến 0,8 triệu tấn.

Tại khu bến Phong Điền, về hàng hóa thông qua từ 4,5 triệu tấn đến 8,5 triệu tấn; Quy mô các bến cảng có tổng số 02 bến cảng gồm từ 6 cầu cảng đến 12 cầu cảng với tổng chiều dài từ 1.220 m đến 2.620 m, cụ thể: Bến số 1 có từ 02 cầu cảng đến 04 cầu cảng hàng tổng hợp, rời với tổng chiều dài từ 450 m đến 900 m, tiếp nhận cỡ tàu có trọng tải đến 50.000 tấn, đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa từ 1,5 triệu tấn đến 3,0 triệu tấn;

Bến số 2 có từ 04 cầu cảng đến 08 cầu cảng hàng tổng hợp, rời với tổng chiều dài từ 770 m đến 1.720 m, tiếp nhận cỡ tàu có trọng tải đến 50.000 tấn, đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa từ 3,0 triệu tấn đến 5,5 triệu tấn.

Tại khu bến Thuận An, về hàng hóa thông qua dự kiến khoảng 0,6 triệu tấn; Quy mô các bến cảng có 01 bến cảng gồm 02 cầu cảng với tổng chiều dài 185 m, cụ thể như sau: Cảng Thuận An có 02 cầu cảng hàng tổng hợp, lỏng với tổng chiều dài 185 m, tiếp nhận tàu trọng tải đến 5.000 tấn, đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa 0,6 triệu tấn; Các khu chuyển tải, khu neo chờ, tránh, trú bão tại Chân Mây, Phong Điền, Thuận An.

Tầm nhìn đến năm 2050, tiếp tục phát triển các bến cảng mới đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng từ 3,6%/năm đến 4,5%/năm…

Chi tiết Quy hoạch tại:  BXD_1019-QD-BXD_04072025.pdf

Pháp lý xây dựng

Hà Nội: Phê duyệt cập nhật danh mục dự án đầu tư xây dựng nhà ở, khu đô thị

UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 3621/QĐ-UBND ngày 1/7/2025 về việc phê duyệt cập nhật danh mục các dự án đầu tư xây dựng nhà ở, khu đô thị trong các Kế hoạch phát triển nhà ở của Thành phố giai đoạn 2021-2025 (Đợt 6).

Quy hoạch hồ Ba Bể thành khu du lịch quốc gia trước năm 2030

Mới đây, Phó Thủ tướng Mai Văn Chính đã ký Quyết định số 1407/QĐ-TTg quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích quốc gia đặc biệt Danh lam thắng cảnh Hồ Ba Bể. Đây là cơ sở giúp phát huy hiệu quả giá trị di sản Hồ Ba Bể, hướng tới mục tiêu trở thành khu du lịch quốc gia trước năm 2030.

Bộ Xây dựng phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển Trà Vinh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Theo đó, Bộ Xây dựng đã chính thức ký và ban hành Quyết định 953/ QĐ-BXD ngày 30/6/2025 về việc Phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển Trà Vinh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển Cà Mau thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Mới đây, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Xuân Sang đã ký và ban hành quyết định 956/QĐ-BXD ngày 30/6/2025 về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển Cà Mau thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Ninh Bình “chốt” đầu tư Trung tâm hành chính 3.000 tỷ đồng

Trung tâm hành chính tập trung tỉnh Ninh Bình được xây dựng tại phường Ninh Khánh, thành phố Hoa Lư, hướng tới phục vụ bộ máy hành chính sau khi hợp nhất ba tỉnh Ninh Bình, Nam Định và Hà Nam.

Ý kiến của bạn

SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Vinmikh