Quy hoạch kết nối không gian ngầm ở Việt Nam

(Vietnamarchi) - Để khai thác KGN hiệu quả, đô thị các nước cũng xuất phát từ khai thác đơn năng kiểu “tiện đâu làm đấy”, dần dà KGN mới được xây dựng với sự kết hợp nhiều mục đích khác nhau và theo 1 quy hoạch kết nối chung chặt chẽ như ngày nay. Cần nghiên cứu để vận dụng những kinh nghiệm, kỹ thuật tiên tiến nhất trong công tác quy hoạch KGN cho đô thị Việt Nam. Có sự phối hợp chặt chẽ với không gian trên mặt đất để “phân công”, phối hợp sử dụng đất và phân bổ chức năng các công trình từ quy mô thành phố đến các địa bàn nhỏ hơn.
08:00, 16/11/2023

Quy hoạch hạ tầng và giao thông ngầm phải đi trước 1 bước làm cơ sở cho việc quy hoạch các không gian ngầm dân dụng. Bản quy hoạch không gian ngầm dân dụng nên mở và chỉ mang tính định hướng nên xác lập các địa điểm có khả năng thiết lập KGN, trong đó thể hiện các khuyến cáo về khả năng, tính chất, quy mô ….KGN và kết nối KGN với mặt đất. 

Không gian hầm bộ hành Thủ Thiêm, TPHCM
Không gian hầm bộ hành Thủ Thiêm, TPHCM

Hiện trạng quy hoạch – kết nối không gian ngầm ở Việt Nam
Khai thác không gian ngầm cho phát triển và chỉnh trang đô thị là xu hướng tất yếu của phát triển đô thị hiện đại như một phương cách tận dụng tài nguyên và hướng tới phát triển bền vững.
Sự phát triển vượt bậc của đô thị Việt Nam không thể tách rời việc khai thác
không gian ngầm với các lợi ích: tiết kiệm năng lượng; nâng cao hiệu quả sử dụng mặt đất, giải quyết được vấn đề mật độ tập trung quá cao tại các khu trung tâm; nâng cao năng lực cơ sở hạ tầng, thực hiện phân lớp giao thông dễ dàng; giữ gìn cảnh quan lịch sử văn hóa cho đô thị; tăng diện tích các khu vực xanh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và
cải thiện sinh thái đô thị. Các thành phố lớn nước ta đã xuất hiện khá nhiều các công trình ngầm, từ đường hầm đi bộ đến các Tổ hợp Dịch vụ, Thương mại, Giải trí dưới lòng đất. Đặc biệt, hệ thống Metro tại Hà Nội, TP.HCM đã được triển khai, là tiền đề quan trọng để phát triển mạng lưới không gian ngầm phục vụ cho sinh hoạt của con người. Tuy nhiên khai thác không gian ngầm cần thuận theo đặc tính của công trình dưới lòng đất (xem bảng) nhằm khắc chế nhược đi ểm, phát huy ưu điểm của thể loại công trình mới lạ này. Nhìn lại, hầu hết các công trình đã có và các dự án ngầm đang, sắp triển khai đều mang tính cục bộ, khai thác chỉ cho một mục đích chứ chưa có sự liên kết một cách tổng thể cho cả vùng, cả t hành phố. Ngay bản Quy hoạch TP.Hà Nội 2020 Một số đồ án quy hoạch đô thị cũng chưa đề cập rõ nội dung quy hoạch.

Tình hình ngành nào biết ngành nấy, các dự án thiếu kết nối cả về không gian lẫn chức năng vừa qua dẫn đến tình trạng công trình không phát huy t ác dụng, t hậm chí còn gây tâm lý ác cảm với người dân về dạng không gi an mới mẻ rất hữu í ch này như ví dụ điển hình của việc xây dựng các hầm qua đường vừa qua: lượng khách bộ hành sử dụng rất thấp trong khi sự bất mãn của chủ nhân những ngôi nhà mặt tiền bị lối xuống hầm che khuất lại rất cao! Phát triển không gian ngầm thiếu quy hoạch đồng thời cũng làm khó cho Chủ đầu tư, ví dụ như một số các Tổ hợp Dịch vụ giải trí ngầm quy mô lớn đã được triển khai xây dựng trên địa bàn Hà Nội và TP.HCM thời gian qua là mô hình khai thác không gian ngầm rất tốt, nhưng việc tập trung quá đông lượng người sử dụng dịch vụ càng làm trầm trọng thêm tình trạng ùn tắc giao thông ở lối vào do họ không thể kết nối, tạo nhiều lối vào ngầm với địa bàn xung quanh. Sâu xa hơn nữa, việc xây dựng không gian ngầm đơn lẻ thiếu tầm nhìn dài hạn, dẫn đến nguy cơ tài nguyên đất ngầm bị sử dụng phí phạm không thể cứu vãn được như cảnh báo của các chuyên gia quốc tế:“Người sử dụng đầu tiên” đến chiếm một vị trí thuận lợi nhất cho mình hoặc nhu cầu cụ thể của mình như địa điểm, điều kiện địa chất, xây dựng dễ dàng hơn, vv…, mà không có bất kỳ tầm nhìn cho tương lai có thể sử dụng không gian ngầm tại địa điểm đó” (Pierrick Maire).
Kinh nghiệm quy hoạch kết nối không gian ngầm với công trình đầu mối hạ tầng giao thông dân dụng ở các nước trên thế giới

Bảng hình thái không gian đô thị và các dạng khai thác không gian ngầm dân dụng
Hệ thống không gian ngầm khá hoàn thiện của nhiều nước như ta thấy, phải trải qua một quá trình dài. Có thể kể qua một số bài học mang tính điển hình:
– Hàng loạt ngầm bộ hành qua đường được xây dựng t ại Roma – Italia từ những năm 1960 chỉ phục vụ giao thông bị bỏ hoang do ít người sử dụng vì bẩn thỉu và mất an ninh. Chính quyền đã phải đóng cửa hoặc biến một số thành cửa hiệu sau này, hầu hết các đô thị lớn ở châu Âu như Berlin (Đức), Rotterdam (Hà Lan), Pari (Pháp) đều xen cấy không gian ngầm với kết nối rất hợp lý các địa điểm trên mặt đất, phục vụ giao thông bộ hành kết hợp bổ xung dịch vụ đồng thời hỗ trợ bảo tồn di sản đô thị. Chúng có thể là các ngầm bộ hành qua nút giao, các không gian ngầm bổ xung dịch vụ phía dưới các công trình di sản hoặc các trung tâm dịch vụ thương mại bên dưới nhà ga, bến xe và được kết nối đa chiều với mặt đất qua công trình, trên quảng trường và hè đường phố.
– Toronto và Montreal (Canada) xuất phát từ việc giải quyết tắc nghẽn tại trung tâm thành phố đông đúc nhưng nhờ kết hợp dịch vụ và kết nối tốt với mặt đất nên đã hình thành những

“Thành phố ngầm” dẫn đầu trên thế giới cả về số lượng, quy mô và hiệu quả. Trong đó PATH-Ngầm Toronto có thể coi là những “thành phố trong thành phố”. Bao gồm mạng lưới ngầm dành cho người đi bộ luồn lách dưới đường và các tòa nhà dài đến 3km, PATH là một phức hợp thương mại với những khối công trình dưới lòng đất chứa tới 1.200 cửa hàng khác nhau, phục vụ cho nhu cầu hàng ngày cho hơn 100.000 người. PATH được bao quanh bởi hai đường tàu điện ngầm, sáu trạm ga, một nhà ga đầu cuối quá cảnh khu vực và một bến xe buýt quốc gia kết nối hơn 50 tòa tháp văn phòng và các tòa nhà, 6 khách sạn lớn, 2 cửa hàng bách hóa lớn, hơn 20 nhà để xe đậu xe ngầm và các địa điểm quan trọng khác. RESTO là tên gọi của thành phố ngầm Montreal, là mạng lưới ngầm lớn nhất trên thế giới. Tổng cộng có 32km đường hầm, kết nối 41 khối nhà trong diện tích 12km
(chiếm 80% không gian văn phòng và 35% không gian thương mại cuả thành phố) bao gồm các tòa nhà căn hộ, khách sạn, văn phòng, ngân hàng, và các trường đại học, cũng như các không gian công cộng như cửa hàng bán lẻ và trung tâm mua sắm, phòng hòa nhạc, rạp chiếu phim, trung tâm thi đấu khúc côn cầu Bell, bảo tàng… Với hơn 2.000 cửa hàng và 40 rạp chiếu phim và nhiều không gian dịch vụ khác, mỗi ngày RESTO phục vụ hơn nửa triệu khách du lịch thường xuyên tới các điểm tham quan khác nhau.
– Trong khi các không gian ngầm ở châu Âu và khu vực Bắc Mỹ nằm dưới và xuyên qua các tòa nhà, các không gian ngầm tại Nhật bản lại nằm dưới lòng đường. Phổ biến nhất là các trung tâm thương mại dịch vụ nằm dưới, bên cạnh các nhà ga xe lửa và liên kết trong lòng đất với ga Metro và các tòa nhà 2 bên đường phục vụ hàng triệu người mỗi ngày.
– Được bình chọn là thành phố có quy hoạch tốt nhất, khu vực mới phát t ri ển Nam Ni nh (Trung quốc) đã xây dựng toàn bộ công trình ngầm như hệ thống Metro, ngầm bộ hành trước khi tiến hành xây dựng phần nổi. Thành công lớn nhất là đã kết hợp tầng hầm các công trình trên mặt đất với lối lên của ga xe điện ngầm, đồng thời kết hợp thương mại dịch vụ nhằm liên kết các công trình ngầm và nổi thành mạng lưới ngầm hoàn thiện.
Như vậy để khai thác không gian ngầm hiệu quả, đô thị các nước cũng xuất phát từ khai thác đơn năng kiểu “tiện đâu làm đấy”, dần dà không gian ngầm mới được xây dựng với sự kết hợp nhiều mục đích khác nhau và theo một quy hoạch kết nối chung chặt chẽ như ngày nay. Chúng ta cần nghiên cứu để vận dụng những kinh nghiệm, kỹ thuật tiên tiến nhất trong công tác quy hoạch không gian ngầm cho đô thị Việt Nam.

Quy hoạch kết nối đồng bộ không gian ngầm với các không gian nội tại đô thị Việt Nam
Để tổ chức các không gian ngầm phục vụ hoạt động đô thị thực sự hiệu quả, cần phải lên kế hoạch nhằm tận dụng hết khả năng quỹ đất ngầm mỗi vị trí. Đồng thời tận dụng mọi ưu thế của công trình ngầm để kết hợp nhiều chức năng nhằm phục vụ cho nhiều mục đích và kết nối chặt chẽ với mặt đất thành một thể thống nhất. Với đặc thù riêng, quy hoạch không gian ngầm phải được thiết lập khác với cách làm quy hoạch trên mặt đất thông thường hiện nay.
Thay vì đưa ra các bản vẽ cứng nhắc, việc trước tiên cần xây dựng các định chế thể hiện qua các văn
Nghiên cứu về mạng lưới dịch vụ công cộng ngầm kết hợp nổi vùng Nội đô lịch sử TP.HN.
Để khai thác KGN hiệu quả, đô thị các nước cũng xuất phát từ khai thác đơn năng kiểu “tiện đâu làm đấy”, dần dà KGN mới được xây dựng với sự kết hợp nhiều mục đích khác nhau và theo 1 quy hoạch kết nối chung chặt chẽ như ngày nay. Cần nghiên cứu để vận dụng những kinh nghiệm, kỹ thuật tiên tiến nhất trong công tác quy hoạch KGN cho đô thị Việt Nam. Có sự phối hợp chặt chẽ với không gian trên mặt đất để “phân công”, phối hợp sử dụng đất và phân bổ chức năng các công trình từ quy mô thành phố đến các địa bàn nhỏ hơn. Quy hoạch hạ tầng và giao thông ngầm phải đi trước 1 bước làm cơ sở cho việc quy hoạch các không gian ngầm dân dụng. Bản quy hoạch không gian ngầm dân dụng nên mở và chỉ mang tính định hướng nên xác lập các địa điểm có khả năng thiết lập KGN, trong đó thể hiện các khuyến cáo về khả năng, tính chất, quy mô ….KGN và kết nối KGN với mặt đất.
bản về quyền, nghĩa vụ được, phải liên kết không gian ngầm với mặt đất và các công trình trên mặt đất cũng như các chỉ dẫn kỹ thuật về kết nối (tất nhiên, căn cứ vào Luật Đất đai đã bổ sung về quyền, nghĩa vụ sở hữu, chuyển nhượng không gian dưới lòng đất và các quy chế liên quan về lập dự án, xây dựng và vận hành khai thác không gian ngầm).
Tiếp theo, các bản vẽ quy hoạch không gian ngầm cần đạt 3 vấn đề:
– Có sự phối hợp chặt chẽ với không gian trên mặt đất để “phân công”,
phối hợp sử dụng đất và phân bổ chức năng các công trình từ quy mô thành phố đến các địa bàn nhỏ hơn. Cần phân biệt rõ vùng đô thị hiện hữu (mà không gian ngầm chủ yếu là xen cấy nhằm bổ xung, phối hợp với mặt đất để hoàn thiện chức năng đô thị) và vùng đô thị tái thiết, mở rộng (mà ở đó, cần xây dựng song song nhằm đồng bộ hóa tối đa không gian ngầm với phần nổi đô thị). Hiện trạng hình thái không gian chung của đô thị nước ta có thể chia làm 3 khu vực để tổ chức không gian ngầm dân dụng với các dạng khác nhau, đòi hỏi phải có một quy hoạch chung xuyên suốt để kết nối chúng với mặt đất và với nhau.
– Quy hoạch hạ tầng và giao thông ngầm phải đi trước một bước làm cơ sở cho việc quy hoạch các không gian ngầm dân dụng (cho con người sử dụng như Thương mại, dịch vụ, vui chơi giải trí hay phục vụ Bảo tồn). Song song với nó là hồ sơ hiện trạng không gian dưới lòng đất (về địa tầng, địa chất, hiện trạng công trình hạ tầng…).
– Bản quy hoạch không gian ngầm dân dụng nên mở và chỉ mang tính định hướng. trong đó không nên và không cần xác định cụ thể về thể loại, quy mô công trình ngầm. Chỉ nên xác lập các địa điểm có khả năng thiết lập không gian ngầm, trong đó thể hiện các khuyến cáo về khả năng, tính chất, quy mô…. không gian ngầm và kết nối không gian ngầm với mặt đất. Bản quy hoạch này cũng thể hiện mức độ mong muốn của nhà quản lý về mức độ ưu t i ên hay hạn chế vi ệc xây dựng, kết nối không gian ngầm tại mỗi địa điểm. Các nhà đầu tư sẽ chủ động lập dự án với công năng, quy mô, hình thức và phương thức kết nối.
Tiềm năng khai thác không gian ngầm cho phát triển và chỉnh trang đô thị tại các thành phố của Việt Nam rất lớn. Tuy nhiên, cần nhận thức rằng không gian dưới lòng đất là nguồn tài nguyên quý giá hết sức đặc biêt. Do đó bất cứ bản quy hoạch không gian ngầm nào cũng cần có tầm nhìn xa: không gian ngầm giúp cho đô thị phát triển bền vững nhưng chính nó cũng cần được khai thác “bền vững” bởi tính chất không thể đảo ngược sau khi xây dựng và sự hữu hạn của quỹ đất ngầm. Để kết thúc, có thể tham khảo công trình Forum Les Halles, là tổ hợp ngầm lớn nhất Pari (Pháp). Công trình hoàn thành năm 1978, bao gồm nhà ga xe điện ngầm trung tâm bên dưới liên kết với các không gian dịch vụ thương mại nối lên tận mặt đất có công suất 800.000 lượt người sử dụng hàng ngày. Tổ hợp nhà ga-dị ch vụ này rất nổi tiếng, là hình mẫu cho nhiều thành phố học tập. Thế nhưng chưa được 30 năm, nó đã bị phá dỡ để cải tạo lại vì lý do thẩm mỹ, mở rộng và gia tăng công năng./.

Pháp lý xây dựng

Tài nguyên kinh tế du lịch di sản từ thương hiệu đô thị di sản thiên niên kỷ và những gợi ý nghiên cứu tiềm năng

Giá trị tiềm năng chỉ riêng cho kinh tế du lịch di sản của tỉnh Ninh Bình tính theo công thức của Noonan-2003 tổng hợp từ 129 địa điểm nghiên cứu để tính thử: Hàng năm có từ 5-7 triệu lượt khách du lịch/năm x 42.78 USD (sẵn lòng chi trả du lịch/người) = 192 triệu đến 300 triệu USD/năm; Nếu tính biến (t) theo thời gian, chẳng hạn sau 10 năm, thì Giá trị tiềm năng du lịch di sản của Ninh Bình có thể lên tới hơn 3 tỷ USD/năm - Khoảng 75 ngàn tỷ/năm (Hà Nội hiện nay là 62.000 tỷ/năm). Nếu lựa chọn định hướng phát triển Đô thị di sản thiên niên kỷ - biểu tượng duy nhất ở VN thì tiềm năng chi trả du lịch của du khách có thể lên đến 12 tỷ USD/năm.

Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Ninh Bình, tại sao không?

Trên thế giới có khá nhiều địa danh vừa là Di sản Thế giới (DSTG) lại vừa là Công viên Địa chất Toàn cầu (CVĐCTC) UNESCO, thậm chí có khi lại còn cả Khu dự trữ Sinh quyền Thế giới (DTSQ), tất nhiên chỉ khác biệt ít nhiều về ranh giới. Có thể kể đến một số ví dụ tiêu biểu, như Ngorongoro (Tanzania) hay đảo Jeju (Hàn Quốc), vừa là DSTG, DTSQ, đồng thời cũng là CVĐCTC UNESCO. Đảo Jeju (Hàn Quốc) - thường được mệnh danh là Nữ hoàng ba vương miện - có lẽ là ví dụ điển hình nhất, với DSTG ở vùng trung tâm, mở rộng dần gần như theo kiểu đồng tâm, lần lượt được bao quanh bởi Vườn quốc gia, DTSQ và ngoài cùng, chiếm toàn bộ đảo là CVĐCTC UNESCO. Hiện nay, tỉnh Ninh Bình đang có định hướng lớn về “Thành phố Di sản Thiên niên kỷ Hoa Lư”, kích hoạt trực tiếp ý tưởng về CVĐCTC UNESCO.

Kết nối không gian văn hóa - xã hội vùng lõi và vùng đệm danh thắng Tràng An - Hướng tới đô thị di sản vì con người

Ngày 04/3/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 218/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 với mục tiêu xây dựng Ninh Bình trở thành thành phố trực thuộc trung ương, văn minh, hiện đại, thông mình, có bản sắc riêng, ngang tầm các đô thị di sản, thành phố sáng tạo trên thế giới, có vị thế, giá trị thương hiệu cao trong mạng lưới di sản thế giới của UNESCO. Mục tiêu này cần được tiếp cận từ góc nhìn của 3 vấn đề cơ bản là: Bối cảnh của không gian lịch sử - văn hóa kinh đô Hoa Lư xưa với phạm vi tương đương với tỉnh Ninh Bình hiện nay; Bối cảnh biến đổi khí hậu trên phạm vi toàn thế giới; Xu hướng phát triển đô thị di sản đô thị sinh thái gần với phát triển du lịch bền vững.

Xây dựng cơ chế chính sách đặc thù, vượt trội cho phát triển vùng di sản Tràng An, Ninh Bình theo hướng bền vững

Cần nhận diện, định dạng cụ thể các giá trị bản sắc mang tính đặc thù, nổi trội, riêng có và lợi thế tuyệt đối của vùng Tràng An, Ninh Bình coi đó là nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh; trên cơ sở đó đề xuất một số nhóm chính sách mang tính vượt trội, nhằm hoán chuyển các nguồn lực di sản trở thành nguồn lực để phát triển tỉnh Ninh Bình trong bối cảnh mới. 

Xây dựng đô thị di sản Hoa Lư - Nhìn từ mục tiêu thiên niên kỷ của UNESCO

Di sản - trở thành một thương hiệu, định vị định danh và tôn vinh cao cấp nhất đối với đô thị hay một nơi chốn. Với các thành phố ở Việt Nam, nơi mà quỹ di sản, di tích dày đặc, trải dài, trải rộng trong không gian và đậm đặc tính lịch sử của thời gian thì có được tôn vinh là đô thị di sản. Vậy, để định danh được nó, cần có các tiêu chí đánh giá cụ thể. Và trên thực tế các thành phố còn “lúng túng” khi xác định các tiêu chí này dễ tạo nên những mâu thuẫn trong cách ứng xử với chính di sản của mình.

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi