Quan Đế Miếu - Di sản kiến trúc và điểm đến tâm linh

Quan Đế Miếu - Di sản kiến trúc và điểm đến tâm linh

Quan Đế Miếu, còn gọi chùa Ông, là một trong những công trình kiến trúc và tín ngưỡng quan trọng tại TP. Châu Đốc. Được xây dựng vào năm 1825, ngôi miếu đã trải qua lịch sử gần 2 thế kỷ, trở thành biểu tượng văn hóa và tâm linh, gắn bó chặt chẽ với cộng đồng người Hoa và cư dân địa phương.
10:21, 13/01/2025

Theo ông Thái Vĩ Minh, thành viên Hội Tương tế người Hoa TP. Châu Đốc, Quan Đế Miếu ban đầu được xây dựng bởi cộng đồng người Minh Hương, những người di cư từ Trung Quốc. Đây không chỉ là nơi thờ phụng Quan Công, vị tướng nổi tiếng thời Tam Quốc, mà còn là địa điểm tụ họp, kết nối các bang hội người Hoa. Theo thời gian, ngôi miếu trở thành nơi tín ngưỡng, gửi gắm niềm tin của nhiều người.

Lịch sử của Quan Đế Miếu được đánh dấu bằng nhiều lần trùng tu quan trọng. Các đợt cải tạo lớn diễn ra vào năm 1888 - 1889, 1972 và gần đây nhất là từ 2016 - 2017. Dù đã qua nhiều lần sửa chữa, kiến trúc gốc của ngôi miếu vẫn được bảo tồn gần như nguyên vẹn. “Chúng tôi cố gắng giữ nguyên các chi tiết kiến trúc cổ, từ kích thước đến hoa văn, để bảo vệ giá trị lịch sử và văn hóa của ngôi miếu” - ông Minh chia sẻ thêm.

Quan Đế Miếu thu hút bởi vẻ đẹp cổ kính và uy nghiêm. Những mái ngói đỏ, cột trụ chạm khắc hình binh khí bát tiên và 3 bức tượng gỗ Quan Công lớn được xem là độc đáo nhất miền Tây Nam Bộ. Không gian bên trong mang đậm dấu ấn Trung Hoa, với các biểu tượng: Thanh Long, Bạch Hổ và bàn thờ Thiên Địa Phụ Mẫu. Tất cả tạo nên một không gian linh thiêng, thu hút người dân địa phương và du khách gần xa. Ông Lâm Hiệp Thắng, người dân sống gần Quan Đế Miếu, cho biết: “Kiến trúc ở đây rất đặc sắc. Mỗi lần ghé miếu, tôi cảm nhận được sự bình yên, thư thái giữa nhịp sống hối hả”.

Bên cạnh giá trị kiến trúc, Quan Đế Miếu còn gắn liền với đời sống tín ngưỡng của cộng đồng. Lễ vía Quan Công vào ngày 13/5 âm lịch là một trong những sự kiện quan trọng tại miếu. Khác với nhiều nơi, lễ vía tại TP. Châu Đốc không tổ chức vào ngày 24/6 âm lịch, mà chọn ngày 13/5 âm lịch, ngày vía Quan Bình, con trai Quan Công. Theo ông Thái Vĩ Minh, sự thay đổi này xuất phát từ quan niệm “con không làm trước cha”, đồng thời ngày này trùng với lễ vía Đức Già Lam trong Phật giáo, tạo nên sự giao thoa ý nghĩa. Trong lễ hội, các nghi thức: Tắm tượng, thay áo và dâng tế phẩm được thực hiện trang nghiêm. Ngoài ra, các hoạt động phát thưởng cho học sinh người Hoa nghèo hiếu học cũng góp phần làm lễ hội thêm ý nghĩa.

Mặc dù có giá trị văn hóa và tâm linh, Quan Đế Miếu đang gặp khó trong việc bảo tồn. Sự thay đổi của xã hội khiến thế hệ trẻ ngày càng ít quan tâm đến di sản văn hóa, trong khi những người hiểu biết sâu sắc về các giá trị truyền thống cũng ngày một thưa vắng. Tuy nhiên, Hội Tương tế người Hoa tại TP. Châu Đốc vẫn nỗ lực gìn giữ và phát huy giá trị của ngôi miếu, qua các hoạt động: Tổ chức lễ hội, giáo dục thế hệ trẻ, cải tạo miếu... luôn được thực hiện với tinh thần trân trọng di sản.

Quan Đế Miếu là một công trình kiến trúc độc đáo, đồng thời là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa và tín ngưỡng. Với lịch sử lâu đời và sức sống bền bỉ, nơi đây đã trở thành biểu tượng cho lòng trung nghĩa và sự gắn kết cộng đồng. Đối với nhiều người, mỗi lần đến miếu không chỉ là để thắp hương, mà còn là để tìm lại sự bình yên trong tâm hồn, bỏ lại sau lưng những bộn bề của cuộc sống thường nhật.

Theo Bích Giang/baoangiang.com.vn

https://baoangiang.com.vn/quan-de-mieu-di-san-kien-truc-va-diem-den-tam-linh-a412944.html

Pháp lý xây dựng

Những con số bất ngờ về tôn tượng Phật lớn nhất thế giới sẽ được kiến tạo trên đỉnh núi Nưa, Thanh Hóa

Nằm trên đỉnh núi Nưa huyền thoại, tôn tượng Phật Đại Nhật Như Lai lớn nhất thế giới sẽ là một kiệt tác kiến trúc Phật giáo mang tính biểu tượng của Việt Nam, là hiện thân của ánh sáng giác ngộ - nơi con người kiếm tìm sự bình an tại huyệt đạo thiêng của nước Việt.

Các nhà hát nổi tiếng thế giới đã thay đổi vị thế quốc gia như thế nào?

Không chỉ là nơi trình diễn nghệ thuật, nhiều nhà hát từ lâu đã trở thành biểu tượng văn hóa, kiến trúc và niềm tự hào quốc gia. Một dự án nhà hát tầm cỡ quốc tế tại Hà Nội sắp xuất hiện tới đây hứa hẹn sẽ trở thành “đại sứ văn hóa”, góp phần định hình diện mạo và nâng cao vị thế Việt Nam trong dòng chảy văn hóa thế giới.

Hà Nội: Hướng đến kiến trúc giàu bản sắc, vì cộng đồng

Từ nhận diện về bản sắc kiến trúc Hà Nội, đặc biệt chỉ ra những thách thức gây ảnh hưởng đến bản sắc này, các chuyên gia, nhà quản lý khẳng định thành phố đang đứng trước nhiều cơ hội chủ động định hình phong cách kiến trúc mới cho Thủ đô.

Gìn giữ bản sắc kiến trúc của vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Việc tạo dựng những nét riêng biệt trong quy hoạch, công trình kiến trúc có bản sắc vùng, miền được đánh giá là việc làm cần thiết, vừa bảo tồn giá trị lịch sử, văn hóa, dân tộc vừa góp phần quảng bá hình ảnh của địa phương đến du khách, bạn bè trong nước và quốc tế.

“Nhà hang gạch” dự Liên hoan Kiến trúc và cảnh quan tại Pháp

Công trình “Nhà hang gạch” (Brick Cave) của Kiến trúc sư Đoàn Thanh Hà sẽ là một trong những tác phẩm được giới thiệu tại Liên hoan Kiến trúc và cảnh quan 2025 (lần thứ 3) - viết tắt là BAP!2025, diễn ra từ 6/5 - 13/7 tại Thành phố Versailles (Pháp).

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi