Phú Yên: Độc đáo kiến trúc di tích lăng Hòa Lợi

(Vietnamarchi) - Thị xã Sông Cầu có 26 lăng thờ cá voi, trong đó lăng Hòa Lợi ở xã Xuân Cảnh là di tích thờ cá Ông điển hình ở Phú Yên. Kiến trúc độc đáo lăng Hòa Lợi được xây bằng vật liệu đá vôi, bảo lưu được nhiều ngọc cốt có giá trị lịch sử, văn hóa, đang là điểm đến thu hút khách du lịch vào dịp lễ hội cầu ngư.
10:56, 08/02/2024

Hòa Lợi thuộc xã Xuân Cảnh là vùng đất có bề dày lịch sử cùng chiều sâu văn hóa, với nhiều địa danh, cảnh quan thiên nhiên nổi tiếng, có lợi thế về tài nguyên thiên nhiên… Các yếu tố về cảnh quan thiên nhiên kết hợp với di tích, lễ hội, hoạt động ngư nghiệp của ngư dân đã hội tụ thành lợi thế để Hòa Lợi phát triển du lịch mang đậm dấu ấn văn hóa biển.

Kiến trúc độc đáo lăng Hòa Lợi được xây bằng vật liệu đá vôi, bảo lưu được nhiều ngọc cốt có giá trị lịch sử, văn hóa (Ảnh: baovanhoa.vn)

Từ kiến trúc nhà ở, các thiết chế văn hóa, đến nghề truyền thống như: đóng, sửa chữa ghe thuyền, đan vá lưới, đánh bắt, các sinh hoạt văn hóa cộng đồng… trong đó đặc sắc nhất là tín ngưỡng thờ cúng cá Ông làng biển Hòa Lợi đều thể hiện nét độc đáo của ngư dân văn hóa vùng biển miền Trung nói riêng và ngư dân cả nước nói chung.

Làng biển này có di tích lăng Ông thôn Hòa Lợi, với kiến trúc độc đáo được xây bằng vật liệu đá vôi và hợp chất vôi, cát có pha một số phụ liệu tạo độ bền vững rất cao. Lăng Hòa Lợi (hay còn gọi là lăng Ông thôn Hòa Lợi, lăng Ông Nam Hải) có mặt tiền quay về hướng Nam, nhìn về phía mặt đầm Cù Mông. Hiện tại, lăng Hòa Lợi đang lưu giữ 28 bộ ngọc cốt cá Ông, cùng 1 bộ ngọc cốt của Ông Tổ (Ông lụy đầu tiên) chôn sau chính điện và 3 bộ khác đang mai táng chưa lấy cốt.

Nhìn tổng thể những bộ phận kiến trúc chính của lăng gồm: Cổng, thành bao, bình phong, trụ biểu, nhà võ ca, tiền đường, chính điện, mộ cá Ông. Đặc biệt, kiến trúc di tích được xây bằng vật liệu đá vôi và hợp chất vôi, cát có pha một số phụ liệu tạo độ bền vững rất cao.

Hiện nay, di tích lăng Hòa Lợi nằm giữa khu vực đông dân cư, phía trước lăng là bến nước neo đậu tàu thuyền, trên bãi là nơi tập trung các loại ngư cụ của nghề biển. Từ phía đầm Cù Mông nhìn về hướng lăng có thể quan sát được toàn cảnh khu vực di tích lăng Hòa Lợi nằm ẩn mình dưới chòm dừa xanh và bóng cây cổ thụ.

Hiện chưa có cơ sở về tài liệu văn tự để xác định cụ thể thời điểm xây dựng lăng, nhưng theo Bảo tàng tỉnh Phú Yên thì di tích lăng Hòa Lợi đã có từ trước năm 1852, thời điểm vua Tự Đức ban sắc phong thần cho đối tượng thờ cúng ở lăng, vì chỉ khi có hoạt động thờ cúng và cơ sở thờ tự mới đủ điều kiện để vua ban sắc phong. Qua lời các cụ cao niên, lăng được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XVIII hoặc đầu thế kỷ XIX.

Do có vị trí và điều kiện tự nhiên thuận lợi, vùng đất Hòa Lợi sớm thu hút sự tập trung dân cư, hình thành làng ngay từ thời kỳ đầu khi người Việt vào khai phá vùng đất Phú Yên ở cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII. Tên gọi Hòa Lợi được sử dụng từ sau năm 1975 đến nay. Về hoạt động kinh tế, từ xưa đến nay, người dân Hòa Lợi chỉ tập trung làm nghề biển.

Lăng Hòa Lợi níu chân du khách đó chính là Lễ hội cầu ngư - một hoạt động văn hóa cộng đồng quan trọng nhất diễn ra tại di tích lăng Hòa Lợi hàng năm.

Về Vụ Bản chiêm ngưỡng vẻ đẹp chùa Hổ Sơn, tưởng nhớ Huyền Trân công chúa

Tọa lạc trên sườn núi Hổ, xã Liên Minh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, cách trung tâm thành phố gần 20km, Chùa Hổ Sơn là nơi thờ tự công chúa Huyền Trân nổi tiếng trong lịch sử đất Việt. Với những giá trị lịch sử và kiến trúc độc đáo, nơi đây đang là một trong những điểm du dịch tâm linh được nhiều du khách thập phương tìm về.

Cầu Ngói Chợ Lương - kiến trúc “thượng gia hạ kiều” độc đáo

Tọa lạc tại xã Hải Anh huyện Hải Hậu, tình Nam Định, cầu Ngói Chợ Lương nổi tiếng là một trong 3 cây cầu cổ đẹp nhất Việt Nam, ghi dấu ấn về sự tài hoa, sáng tạo của người xưa trong kiến trúc “thượng gia hạ kiều” độc đáo.

Đền Tống Trân: Kiến trúc truyền thống hòa cùng tinh thần dân tộc

Nổi bật với kiến trúc truyền thống, hòa mình vào không gian của làng quê thanh bình, đền Tống Trân không chỉ là nơi lưu giữ những giá trị về văn hóa, truyền thống hiếu học của dân tộc, mà còn mang đậm dấu ấn kiến trúc nghệ thuật đặc sắc. Ngôi đền đã trở thành niềm tự hào của người dân quê nhãn và là điểm đến không thể bỏ qua của các sỹ tử tới cầu may mỗi dịp đầu xuân năm mới.

Khám phá vẻ đẹp của Bảo tàng Đăk Lăk

Với lối kiến trúc độc đáo lấy cảm hứng thiết kế từ ngôi nhà dài truyền thống của người Êdê kết hợp với không gian xanh mát, Bảo tàng Đăk Lăk là nơi bảo tồn, lưu giữ, trưng bày, khai thác, phát huy giá trị những di sản tự nhiên, văn hóa và lịch sử của các dân tộc thiểu số đang sinh sống ở Tây Nguyên, là điểm tham quan không thể bỏ qua khi bạn có dịp đến với Buôn Ma Thuột.

Động Hoa Lư, Đền Thung Lá - Điểm đến linh thiêng

Nằm trên địa phận xã Gia Hưng huyện Gia Viễn tình Ninh Bình, Động Hoa Lư (Thung Lau) và Thung Lá là những di tích lịch sử liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của vua Đinh Tiên Hoàng cũng như gắn liền với những tích về thiền sư Nguyễn Minh Không. Với vẻ đẹp hùng vĩ, nên thơ của thiên nhiên, vẻ trầm mặc cổ kính, linh thiêng của những ngôi đền, nơi đây là điểm đến hấp dẫn du khách khi đến với Ninh Bình.

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi