Phát huy vai trò của công tác lý luận phê bình kiến trúc nhằm định hướng và quảng bá văn hóa kiến trúc

Phát huy vai trò của công tác lý luận phê bình kiến trúc nhằm định hướng và quảng bá văn hóa kiến trúc

(Vietnamarchi) - Đồng hành cùng nền kiến trúc Việt Nam phát triển hiện đại, bản sắc và bền vững không thể thiếu vai trò của công tác lý luận phê bình kiến trúc. Phòng Nghiên cứu Lý luận phê bình và Lịch sử kiến trúc – đơn vị trực thuộc Viện kiến trúc Quốc gia, với nhiệm vụ nghiên cứu về lịch sử phát triển kiến trúc Việt Nam và thế giới; các vấn đề cơ bản trong lĩnh vực lý luận và phê bình kiến trúc, lý luận sáng tác kiến trúc, thẩm mỹ kiến trúc; kiến trúc truyền thống tại các vùng, miền, địa phương trên lãnh thổ Việt Nam; định hướng, chiến lược, chính sách phát triển đô thị, nhà ở và các loại công trình kiến trúc khác trong từng giai đoạn phát triển… đã luôn tích cực đóng góp hiệu quả trong công tác lý luận phê bình kiến trúc tác động đối với kiến trúc nói riêng và ngành Xây dựng Việt Nam nói chung.
17:46, 20/12/2024

Bằng những công việc cụ thể, trong những năm gần đây, phòng Nghiên cứu Lý luận phê bình và Lịch sử kiến trúc đã thực hiện nhiều đề tài, dự án cấp Bộ: Dự án “ Điều tra khảo sát, đánh giá giá trị kiến trúc Nhà thờ Công Giáo Nam Bộ, Trung Bộ” – Hoàn thành năm 2019; Nhiệm vụ thường xuyên “Báo cáo tổng hợp công tác lý luận phê bình trong lĩnh vực ngành (Về kiến trúc; quy hoạch; nhà ở và thị trường bất động sản…). Thực hiện công tác lý luận phê bình theo diễn biến thực tế của năm. Đề xuất các giải pháp phù hợp”; Đề tài “Nghiên cứu xây dựng định hướng phát triển kiến trúc Việt Nam” – Hoàn thành năm 2023; Đề tài “Nghiên cứu không gian công cộng trong các đô thị Việt Nam. Đề xuất các giải pháp sử dụng hiệu quả không gian công cộng trong các đô thị hiện hữu phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia” – Hoàn thành năm 2023;…

Đề tài“ Nghiên cứu xây dựng định hướng phát triển kiến trúc Việt Nam”, được phòng Nghiên cứu Lý luận phê bình và Lịch sử kiến trúc thực hiện năm 2023
Đề tài“ Nghiên cứu xây dựng định hướng phát triển kiến trúc Việt Nam”, được phòng Nghiên cứu Lý luận phê bình và Lịch sử kiến trúc thực hiện năm 2023.

Nhìn chung, các đề tài, dự án nghiên cứu của phòng Nghiên cứu Lý luận phê bình và Lịch sử kiến trúc – Viện Kiến trúc Quốc gia thực hiện trong những năm qua đã có những hiệu quả rõ nét, góp phần thiết lập ban đầu các nguyên tắc và kinh nghiệm trong bảo tồn và phát huy kiến trúc truyền thống, từng bước góp phần định hướng sáng tác kiến trúc và quy hoạch đô thị nông thôn… Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả khả quan đã ghi nhận, trong giai đoạn này công tác lý luận phê bình kiến trúc cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa vai trò định hướng và quảng bá văn hoá kiến trúc thông qua các kế hoạch và hành động cụ thể như: xây dựng hệ thống các bài viết và nghiên cứu phân tích lý luận để quảng bá được rộng rãi những giá trị truyền thống Việt Nam ra thế giới; nghiên cứu lý luận để xác định giá trị cốt lõi của kiến trúc Việt, yếu tố kết nối chặt chẽ giữa kiến trúc truyền thống với kiến trúc hiện đại; hoàn thiện hệ thống cơ sở khoa học làm nền tảng cho lý luận phê bình kiến trúc; đẩy mạnh công tác lý luận phê bình kiến trúc đối với định hướng sáng tác kiến trúc, xu thế phát triển kiến trúc và nhận thức của xã hội về kiến trúc; thiết lập tổ chức chuyên nghiệp hoạt động về lý luận phê bình kiến trúc; chú trọng vào công tác đào tạo chuyên sâu về lý luận phê bình kiến trúc ở trong các cơ sở đào tạo kiến trúc sư; thành lập hội nghề nghiệp dành cho những người làm công tác lý luận phê bình kiến trúc tại Việt Nam.

ThS.KTS Đỗ Thị Thu Vân – Trưởng phòng Nghiên cứu Lý luận phê bình và Lịch sử kiến trúc chia sẻ, để có thể phát huy hơn nữa vai trò của công tác lý luận phê bình kiến trúc nhằm định hướng và quảng bá văn hoá kiến trúc cần xây dựng hệ thống các bài viết và nghiên cứu phân tích lý luận để quảng bá được rộng rãi những giá trị truyền thống Việt Nam ra thế giới; nghiên cứu lý luận để xác định giá trị cốt lõi của kiến trúc Việt, kết nối chặt chẽ giữa kiến trúc truyền thống với kiến trúc hiện đại; hoàn thiện hệ thống cơ sở khoa học làm nền tảng cho lý luận phê bình kiến trúc phát triển…

Đề tài“ Nghiên cứu không gian công cộng trong các đô thị Việt Nam. Đề xuất các giải pháp sử dụng hiệu quả không gian công cộng trong các đô thị hiện hữu phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia”
Đề tài“ Nghiên cứu không gian công cộng trong các đô thị Việt Nam. Đề xuất các giải pháp sử dụng hiệu quả không gian công cộng trong các đô thị hiện hữu phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia”, được phòng Nghiên cứu Lý luận phê bình và Lịch sử kiến trúc thực hiện năm 2023.

Từ sau khi Luật Kiến trúc được ban hành năm 2019 và chính thức có hiệu lực vào năm 2020, trên cơ sở khung pháp lý vững chắc đã ban hành đóng vai trò hành lang cơ chế hoạt động, công tác lý luận phê bình kiến trúc đã được phát triển đồng bộ, có nhiều bước tiến lớn để đóng góp cho sự phát triển chung của không chỉ riêng lĩnh vực kiến trúc mà còn ở nhiều lĩnh vực ngành Xây dựng khác có liên quan./.

Pháp lý xây dựng

Những kiến trúc có giá trị hôm nay liệu có trở thành di sản trong tương lai?

Đây là một câu hỏi dường như không cần trả lời vì một công trình tốt ở hiện tại đương nhiên có tiềm năng lớn trở thành di sản trong tương lai. Tuy nhiên, trong thực tế, chúng ta đều biết, mỗi một thời kỳ có vô số công trình được xây dựng, nhưng chỉ có một số ít được công nhận chính thức là di sản (hay di tích theo khái niệm luật di sản văn hoá).

30 năm Tạp chí Kiến trúc Việt Nam

Dấu mốc đầu tiên là ngày 6/4/1994, Tạp chí Kiến trúc Việt Nam được Bộ Văn hoá – Thông tin cấp Giấy phép xuất bản báo chí, cơ quan Chủ quản là Bộ Xây dựng. Ngày 30/ 6/1994 Bộ Xây dựng có Quyết định chính thức Thành lập Tạp chí Kiến trúc Việt Nam. Ngày 5/1/1995, Bộ Xây dựng có Quyết định thành lập Tạp chí Kiến trúc Việt Nam trực thuộc Bộ Xây dựng có trụ sở đặt tại 195 đường Lê Duẩn....

Giá trị bền vững trong kiến trúc

Giá trị bền vững trong kiến trúc là một phạm trù nhận thức rộng lớn. Có thể là giá trị bền vững tư tưởng-triết học, bền vững kinh tế-xã hội, giá trị bền vững văn hóa-nghệ thuật, hay đơn thuần là giá trị bền vững sinh thái của công trình kiến trúc. Chúng ta đều biết năm 1987 Ủy ban Thế giới về Môi trường và Phát triển đã định nghĩa sự phát triển bền vững là “Sự phát triển nhằm thỏa mãn các nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng thỏa mãn nhu cầu của chính các thế hệ mai sau”. Một khái niệm rất rộng và mở. Trong bài viết nhỏ này, tôi chỉ giới hạn trong một vài suy nghĩ không hệ thống về giá trị bền vững văn hóa - nghệ thuật và bền vững sinh thái trong kiến trúc.

Chất lượng công tác đào tạo ngày càng được khẳng định

Trong 45 năm hình thành và phát triển, Viện Kiến trúc Quốc gia đã có hơn 20 năm đào tạo Tiến sĩ chuyên ngành Kiến trúc. Từ những ngày đầu tham gia công tác đào tạo đến nay, Viện Kiến trúc Quốc gia đã có nhiều cải tiến cũng như những chương trình hành động cụ thể qua mỗi thời kì, kết quả đạt được cũng rất khả quan...

Viện Kiến trúc Quốc gia – 45 năm một chặng đường

Với truyền thống 45 năm hình thành và phát triển, Viện Kiến trúc Quốc gia tới nay đã trải qua nhiều lần chuyển đổi tên, phù hợp với từng giai đoạn, mang trong đó những ý nghĩa lớn lao, gắn với những dấu mốc quan trọng, nhu cầu và định hướng phát triển trong lĩnh vực kiến trúc, xây dựng của đất nước, ngành Xây dựng.

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi