Nhà cộng đồng – “kiến trúc hạnh phúc”

Nhà cộng đồng – “kiến trúc hạnh phúc”

(Vietnamarchi) - Nhà Cộng đồng Chiềng Yên, là công trình mang được tính triết lý “kiến trúc hạnh phúc” của KTS Hoàng Thúc Hào – người nghệ sĩ tận tâm mang đến những không gian thân thiện với môi trường, và đặc biệt, yếu tố con người luôn được đặt lên hàng đầu trong mỗi dự án.
07:00, 09/04/2024

Chiềng Yên là một xã thuộc huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La. Cộng đồng sinh sống tại đây gồm năm dân tộc chính: Kinh, Thái, Mường, Đào, Mông. Chiềng Yên được bao quanh bởi rừng già, cây cối rậm rạp; nằm dọc theo ranh giới giữa huyện Vân Hồ (tỉnh Sơn La) và huyện Mai Châu (tỉnh Hòa Bình). Đây là một nơi có cảnh vật rất ấn tượng, thiên nhiên khiến con người ta như lạc vào chốn tiên cảnh với suối cá Thần, suối nước nóng tự nhiên,…

Nha-cong-dong-chieng-yen-kien-viet-3

Điều kiện khí hậu và cảnh quan tại Chiềng Yên mang theo sự tinh khiết, nguyên bản. Điều này khiến các KTS nhận ra tiềm năng lớn trong việc thúc đẩy du lịch cộng đồng tại khu vực. Quá trình lựa chọn địa điểm và định hướng thiết kế đã được xem xét cẩn thận để đảm bảo công trình có thể dễ dàng tiếp cận bởi người dân địa phương.

Nha-cong-dong-chieng-yen-kien-viet-4

Nha-cong-dong-chieng-yen-kien-viet-5

Nhà cộng đồng Chiềng Yên được định hình như một trung tâm thông tin, nơi mà mọi người có thể gặp gỡ cũng như giao lưu. Đồng thời, đây là khu vực lý tưởng để tổ chức các sự kiện, các hoạt động xã hội. Dự án cũng góp phần phát triển du lịch cho khu vực – như một điểm đến lý thú khi du khách đặt chân tới.

Nha-cong-dong-chieng-yen-kien-viet-7

Ý tưởng cho nhà cộng đồng được lấy cảm hứng từ chiếc khăn đội đầu của các dân tộc thiểu số địa phương. Với hình thức theo kiểu nhà truyền thống, công trình hài hòa với hình thái kiến trúc và cảnh quan xung quanh.

Nha-cong-dong-chieng-yen-kien-viet-9

Các KTS đang làm công việc của những họa sĩ: đặt những nét căn nhà vừa độc đáo lại vừa quen thuộc, dần trở thành điểm kết nối không thể thiếu của cộng đồng. Đó là kết quả của quá trình nghiên cứu lâu dài về bản địa, kinh tế, văn hóa, sinh hoạt, lao động và con người nơi đây. Công trình hoàn thiện nhờ rất nhiều vào các nguồn lực địa phương, nhất là sức người và vật liệu tự nhiên.hấm phá vào bức tranh thiên nhiên hòa hợp giữa núi non, thác nước, bầu trời và con người.

Nha-cong-dong-chieng-yen-kien-viet-11

Nha-cong-dong-chieng-yen-kien-viet-13

Nhà cộng đồng Chiềng Yên đáp ứng yêu cầu kiến trúc xanh nhờ sử dụng gạch không nung, cấu trúc khung tre, mái bằng gỗ và lá cọ, kiểm soát tốt ảnh hưởng của ánh nắng hướng tây. Hy vọng trong tương lai, dự án sẽ còn phát huy nhiều hơn nữa mục đích của nó: kết nối con người, thúc đẩy du lịch, và góp phần vào sự phát triển bền vững của cộng đồng nơi đây.

  • Công trình: Chieng Yen Community House (Nhà Cộng đồng Chiềng Yên)
  • Vị trí : Thác Tạt Nàng, Xã Chiềng Yên, Huyện Vân Hồ, Sơn La, Việt Nam
  • Đơn vị thiết kế : Văn phòng kiến trúc 1+1>2
  • KTS phụ trách : Hoàng Thúc Hào, Đỗ Minh Đức, Nguyễn Bá Đức
  • Năm thiết kế: 2017
  • Diện tích khu đất: 1971 m2
  • Diện tích xây dựng: 253 m2
  • Tổng diện tích sàn: 406 m2
  • Ảnh chụp bởi: Đỗ Minh Đức
Pháp lý xây dựng

Đô thị biển Cần Giờ - cực tăng trưởng mới của Thành Phố Hồ Chí Minh

Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ là dự án siêu đô thị trọng điểm, mang tầm vóc quốc tế, trong chiến lược phát triển hướng biển năng động của Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM). Dự án đã chính thức khởi công vào ngày 19/4, bước vào giai đoạn triển khai, hứa hẹn mở ra chương mới cho khát vọng vươn ra biển lớn của thành phố.

Định hướng hệ thống TOD phức hợp cho khu vực TPHCM trong bối cảnh mở rộng ranh giới hành chính và nguồn lực phát triển

(KTVN 255) Nhìn chung, việc phát triển mạng lưới TOD trong vùng kinh tế động lực TPHCM đòi hỏi một cách tiếp cận đa tầng và linh hoạt. TPHCM sẽ là trung tâm điều phối với mô hình AI-TOD, sử dụng trí tuệ nhân tạo để tối ưu hóa giao thông. Nhơn Trạch sẽ phát triển theo hướng MAOD, tập trung vào tính linh hoạt trong di chuyển với hệ thống phà, xe điện và BRT. Bình Dương sẽ đi theo mô hình UTD, tập trung phát triển đô thị quanh các ga tàu và nâng cao hệ thống giao thông công cộng. Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ triển khai VOTOD, kết hợp giữa đường sắt, giao thông thủy và các phương tiện thân thiện với môi trường. Khi tất cả các khu vực này được kết nối chặt chẽ trong một hệ thống tổng thể, vùng kinh tế động lực TPHCM sẽ có một nền tảng giao thông hiện đại, bền vững và hiệu quả hơn.

Mô hình thành phố song sinh Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành

(KTVN 255) Trong bối cảnh toàn cầu hóa, khi tốc độ di chuyển và khả năng mở rộng kết nối trở thành yếu tố then chốt, sân bay Quốc tế Long Thành đóng vai trò quan trọng trong việc nâng tầm năng lực hàng không quốc gia, mở ra cơ hội lớn để Việt Nam hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế toàn diện, bước vào kỷ nguyên hội nhập và phát triển mạnh mẽ.

Mô hình đô thị đặc thù - đô thị động lực trong bối cảnh của Thành phố Hồ Chí Minh

(KTVN 255) Năm 2017, Quốc hội khóa XIV đã ban hành Nghị quyết 54/2017/QH14 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh tại kỳ họp thứ 4 ngày 24/11/2017. Chỉ sau 5 năm thực hiện, việc thí điểm theo Nghị quyết 54/2017/QH14 cho thấy hiệu quả của cơ chế, chính sách đặc thù cho TPHCM chưa có tác động đáng kể đến hiệu quả phát triển. Vì vậy, Quốc hội khóa XV đã ban hành Nghị quyết 98/2023/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM tại kỳ họp thứ 5 ngày 24/5/2023, nhằm đáp ứng nhu cầu tạo dựng một số cơ chế, chính sách đặc thù để dễ dàng phát triển trên cơ sở mật độ kinh tế rất lớn của TPHCM.

Đô thị toàn cầu Thành phố Hồ Chí Minh - Đặc thù và động lực

(KTVN 255) Quy hoạch TPHCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050 vừa được Thủ tướng Phạm Minh Chính phê duyệt đã đặt mục tiêu xây dựng và phát triển TPHCM thành đô thị toàn cầu, là hạt nhân vùng, cực tăng trưởng cả nước. Vậy TPHCM có những đặc thù gì và sẽ dựa vào những động lực nào để vươn mình thành đô thị toàn cầu trong tương lai...?

Ý kiến của bạn

SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Vinmikh