Nghiên cứu cơ bản về kiến trúc  trong quá trình tiến hóa khách quan

Nghiên cứu cơ bản về kiến trúc trong quá trình tiến hóa khách quan

(Vietnamarchi) - Nền kiến trúc Việt Nam đến nay đã phát triển và đang hội nhập quốc tế mạnh mẽ. Tại các quốc gia trên thế giới có nền kiến trúc phát triển, nghiên cứu cơ bản về Kiến trúc luôn song hành cùng hoạt động sáng tạo kiến trúc. Vì vậy, nghiên cứu cơ bản về kiến trúc càng trở nên cần thiết. Với bài viết này, tác giả đặt vấn đề “Nghiên cứu cơ bản về kiến trúc trong quá trình tiến hoá khách quan” như gợi mở cho một hướng nghiên cứu sâu về sự hình thành của kiến trúc theo phương pháp đa chiều.
08:59, 17/02/2024

ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu “Tiến hóa kiến trúc” tập trung nghiên cứu quá trình tiến hóa phát triển trí thông minh, từ tri giác không gian sơ khai đến tư duy toàn diện, đặc sắc của bộ não con người nguyên thủy đầu tiên chiếm cứ cách đây hàng triệu năm tại vùng đất thuộc Việt Nam ngày nay, trở thành tài sản vô giá của tri thức Kiến trúc Việt Nam. Họ là những Người Đứng Thẳng (Homo Erectus), người khôn ngoan (Homo Sapiens), người khôn ngoan thông minh (Homo Sapiens Sapiens) đã tạo nên các nền văn hóa tiền sử Sơn Vi, Hòa Bình, Bắc Sơn, Đồng Đậu, Hạ Long, Đông Sơn, mà tại mỗi nền văn hóa ấy đã xuất hiện những ngôn ngữ thị giác cơ bản đầu tiên, những tri giác không gian sơ khai, những tri giác màu sắc sớm nhất… 

Đồng thời với tri giác không gian và màu sắc, ngôn ngữ, biểu tượng hình tượng và tâm trí họ đã từng bước chiết tích được một trường tư duy riêng, độc đáo về kiến tạo và sử dụng, tôn thờ không gian cư trú, không gian quần cư, không gian kiến trúc.

Mục tiêu của Nghiên cứu Kiến trúc trong quá trình tiến hóa khách quan là xây dựng mối quan hệ giũa Kiến trúc, Lịch sử và Văn hóa thông qua các hệ thống tri thức đa ngành, liên ngành; giải thích được căn nguyên, tiến trình, quy luật phát sinh các tri thức bản địa của các nền Kiến trúc tiền sử, Kiến trúc bản địa, Kiến trúc tộc người có tính liên tục do các giá trị nội sinh tiềm năng được bảo tồn trong suốt quá trình tiến hóa. Lấy đó làm cơ sở phục nguyên thời điểm khởi thủy Kiến trúc Việt Nam và xác định Hệ Bản sắc Kiến trúc Việt Nam, đúc kết các giá trị lịch sử của Kiến trúc; xây dựng các tiền đề của tư duy văn hóa cư trú, văn hóa quần cư, văn hóa kiến tạo không gian kiến trúc nền Kiến trúc Việt Nam có giá trị riêng, không trộn lẫn. 

NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH TIẾN HOÁ CỦA KIẾN TRÚC VÀ MỘT SỐ CÔNG CỤ CHÍNH

Kiến trúc của loài người là một phần trong quá trình tiến hóa khách quan của lịch sử tiến hóa của tự nhiên

Từ 4,6 tỉ năm trước, trái đất chưa hình thành thì không có gì tồn tại cả. Bắt đầu từ khoảng 3 tỉ năm, Oxy mới dần được tích lũy và thế giới sinh vật mới bắt đầu. Từ đó đến cách đây khoảng 145 triệu năm, động vật có vú tuy mới bắt đầu phát triển trong quá trình các lục địa vẫn còn trôi dạt và kiến tạo, nhưng Khủng Long hoành hành khiến chỉ tồn tại dưới dạng thú nhỏ. Nhân loại ngày nay phải nói lời cảm ơn với Khủng Long vì đến đầu đại Tân Sinh, Khủng Long đã tuyệt chủng. Sự ra đi ấy đã để lại các hốc sinh thái cho động vật có vú cơ hội phát triển mạnh mẽ. Từ đó đến cách đây 65 triệu năm bộ linh trưởng mới xuất hiện để có loài người. 

Trong lịch sử tiến hóa, kiến trúc làm nơi trú ẩn không mở đầu như một nghệ thuật, mà là một phần của quá trình tiến hóa, trước hết để nuôi con. Tập tính xuất phát là các con cái thường khởi động làm tổ khi bắt đầu thụ thai, con đực giúp sức và hiếm khi chủ động. Kiến trúc làm tổ của động vật làm cho con người phải sững sờ về cấu trúc bền chắc, kỹ năng sử dụng vật liệu kết cấu thích ứng điêu luyện và thẩm mỹ tự nhiên hiệu quả đến tầm thu hút bạn khác giới cho mùa sinh sau. 

Đối với vượn người, quá trình tiến hóa diễn ra dưới tán cây rậm rừng nhiệt đới châu Phi. Làm tổ bằng lá cây trên cành cây cao là hoạt động quan trọng hàng đầu sau kiếm ăn, ban đêm luôn giật mình thức giấc vì sợ rơi xuống đất. 

Tại Vùng đất Việt Nam ngày nay, chủ thể là bao thế hệ người từ Homo Erectus, Homo Sapiens đến người hiện đại đã chiếm cư, trước hết cũng từ mục tiêu săn bắt và hái lượm để tồn tại và sinh sản bảo tồn nòi giống. Họ không bắt đầu bằng việc tạo nên các nền Văn hóa khảo cổ bất hủ. Nhưng chính quá trình hoạt động sinh tồn đầy thử thách đã thúc đẩy tiến hóa tri giác không gian và tư duy không gian kiến trúc mang tính riêng đặc sắc ẩn chứa trong các nền Kỹ nghệ An Khê, Văn hóa Sơn Vi, Văn hóa Hòa Bình, Văn hóa Đông sơn... tại vùng đất Việt Nam này. 

Công trình kiến trúc đầu tiên trên vùng đất Việt Nam ngày nay
Nền chèn đá (806.000 ±22.000 năm) của Homo Erectus, tại Rộc tưng - An Khê, Gia lai

Những rìu đá tìm thấy tại Di tích Rộc Tưng (An Khê, Gia lai) được Hội thảo quốc tế “The An Khe Paleolithic Industry within the context of Bifacial industries from Asia-2019 công nhận thuộc “Kỹ nghệ Bifaces” (Đẽo 2 mặt)) với sự đối xứng 2 chiều, tiền thân của tư duy hình đối xứng Phùng Nguyên 800.000 năm sau.

“Các phức hợp khảo cổ học đã được xác định niên đại bằng phương pháp K-Ar đối với các mẫu tektite cho kết quả (­­06 ± “Các phức hợp khảo cổ học đã được xác định niên đại bằng phương pháp K-Ar đối với các mẫu tektite cho kết quả (806 ± 22) ka và (782 ± 20) ka....(ka=1000 năm)....

Việc sử dụng kỹ thuật ghè hai mặt để chế tạo rìu tay ở An Khê cách đây gần một triệu năm là một sự cách tân lớn, đóng vai trò then chốt trong sự tiến hóa của con người và năng lực nhận thức của con người trong lịch sử.....

Với kết quả này, kỹ nghệ An Khê (Việt Nam) xứng đáng được bổ sung vào bản đồ kỹ nghệ công cụ ghè hai mặt trên thế giới.

Những phát hiện kỹ nghệ Đá cũ An Khê đã làm thay đổi nhận thức lâu nay về lịch sử Việt Nam. Con người xuất hiện lúc nào, thì lịch sử được bắt đầu từ đó. Trước đây, ở Việt Nam lấy thời điểm xuất hiện Người đứng thẳng (Homo erectus) ở Thẩm Khuyên và Thẩm Hai (Lạng Sơn) có tuổi 0,5 triệu năm BP làm mốc mở đầu cho lịch sử Việt Nam. Với phát hiện di tích Đá cũ An Khê, đã có cơ sở để kéo dài hơn lịch sử Việt Nam về phía trước, với niên đại 0,8 triệu năm. Chủ nhân của kỹ nghệ Sơ kỳ Đá cũ An Khê là những Homo erectus, tổ tiên trực tiếp của Homo sapiens.

Vai trò quan trọng thúc đẩy quá trình tiến hóa ấy là vị trí địa đới đối với hình thành không gian cư trú mang đậm đặc trưng biển núi đồng bằng - nóng ẩm, mưa và gió bão, cấu trúc và vai trò của địa chất, là hệ địa tầng, địa mạo, cảnh quan chi phối quá trình tiến hóa và đặc điểm không gian của các dạng quần cư đặc thù gắn liền với nước hàng trăm ngàn năm qua, là quần hệ sinh thái đặc thù khác biệt của rừng mưa nhiệt đới làm nền sinh cảnh cho không gian kiến trúc thực vật và gắn liền với thiên nhiên.     

Như minh họa trên chỉ ra, nghiên cứu Kiến trúc trong quá trình tiến hóa không giống như các phương pháp khác ở chỗ nó sử dụng tri thức đa ngành, liên ngành bằng tư liệu thực chứng để tìm lại khởi nguyên của tư duy kiến trúc, cùng phục nguyên quá trình phát sinh phát triển của hệ thống tư duy kiến tạo không gian kiến trúc của con người tại vùng đất Việt Nam ngày nay .

Khi tìm được khởi nguyên, thông qua các bằng chứng Khảo cổ học, các giải mã chuyên ngành Dân tộc học, Nhân chủng học, Xã hội học, Ký hiệu học, Tâm lý học, Ngôn ngữ học... có thể nhận diện và định lượng được hệ thống cú pháp hình dạng, hình học, cấu trúc không gian gốc; hệ thống tư duy biểu tượng, hình tượng riêng bằng thực chứng. Bộ công cụ gốc này là phương tiện nhận diện, định lượng và chứng minh Kiến trúc Việt Nam có một trường tư duy riêng độc đáo, có xuất xứ cụ thể từ vùng rừng mưa nhiệt đới, có chủ thể nhân văn riêng biệt - những người tiền sử đã trải qua một quá trình cư trú và tiến hóa liên tục gần 1 triệu năm trên vùng đất Việt Nam. 

Như vậy có thể thấy, bằng biện pháp đưa kiến trúc vào quá trình tiến hóa khách quan, hệ thống tư duy riêng độc đáo ấy của cư dân được chiết tích qua quá trình tiến hóa đã qua trở thành sản phẩm của quá trình tiến hóa, chịu sự chi phối của các quy luật tiến hóa. Vì vậy, một khi đã xuất hiện và tiến hóa vững bền suốt gần 1 triệu năm cho đến hôm nay thì sẽ vượt qua các áp lực tiến hóa bằng quy luật Điểm uốn tiến hóa kiến trúc để tiếp tục phát triển độc lập và vững bền tiến hóa tới tương lai. 

Các công cụ cơ bản đặc trưng nghiên cứu sự tiến hóa của Kiến trúc

Các yếu tố khởi nguyên của Tiến hóa kiến trúc

Khởi nguyên là điểm mở đầu của hành trình. Các đặc điểm, tính chất, đầu mối của khởi nguyên giúp phục nguyên giai đoạn, hành trình, thực thể. Bằng cách nghiên cứu quá trình tiến hóa, các yếu tố khởi nguyên có thể tìm thấy ở nhiều ngành khoa học khác. 

Dấu vết của quá khứ kiến trúc 

Các dấu vết của quá khứ tuy đã bị thời gian phá hủy, nhưng nhiều dấu vết vẫn còn lưu giữ tại những nơi con người, động vật, thực vật... từng sinh sống, hoạt động và xương, tro, than, công cụ... còn để lại. Phấn hoa, dấu vết nguồn gen sinh học của giống loài... vẫn còn lưu lại trên hang động, nền đá, công cụ và hài cốt. Dấu vết thổ hoàng trên hài cốt, trên vách hang... chứng tỏ con người đã biết phân biệt và sử dụng màu sắc từ hàng chục ngàn năm. Các bếp lửa và kích cỡ, màu đất bị đốt cháy trong Văn hóa Sơn Vi, Văn hóa Hòa Bình chỉ ra manh mối về cấu trúc gia đình và không gian quần cư tương ứng.
Dấu ấn của quá trình tiến hóa văn hóa 

Khác với dấu vết, các dấu ấn còn được tìm thấy trong các tri thức dân tộc học, sử thi, hệ ngôn ngữ, phong tục, tập quán, trong các hệ giá trị của cộng đồng cư dân được cắt lớp theo từng niên đại, thời đại địa điểm và chuỗi hành trình cư trú.    

Áp lực tiến hóa kiến trúc 

Nghiên cứu áp lực tiến hóa vô cùng quan trọng vì mọi biến động của tự nhiên luôn được thể hiện qua Trái đất, đều có tầm vĩ mô quyết định vận mệnh của mọi giống loài. Đặc điểm của các áp lực này là luôn thường trực và không thể tránh khỏi, nhưng không phải áp lực luôn tiêu cực. Mỗi lần diễn ra áp lực là mỗi lần các giống loài phải trả giá bằng thiệt hại hoặc tuyệt chủng. Nhưng giống loài nào vượt qua có thể nhận lấy cơ hội tiến hóa thêm một bước. 

Những thời kỳ gian băng khí hậu lạnh, những cư dân Sapiens đầu tiên tại Việt Nam đã phải sống trong hang động Thẩm Ồm (Nghệ An). Nhưng thời kỳ ấm hơn, cư dân Văn hóa Sơn Vi đã chuyển từ hang đá ra sông ngoài trời, bên thềm sông, tìm đá cuội đẽo rìu, kết lá làm lều... 

Áp lực của tiến hóa kiến trúc đến từ hai hướng, một từ các điều kiện ngoại cảnh áp lực lên con người cũng đồng thời áp lực lên kiến trúc; một từ chính chủ quan của con người

Điểm uốn tiến hóa kiến trúc 

Điểm uốn tiến hóa xuất hiện khi tiến hóa tiếp cận với áp lực tiến hóa không thể vượt qua. Thay vì dẫn đến điểm hủy diệt, Điểm uốn giúp chủ thể tìm kiếm thông số hợp lý chuyển hàm mà vẫn bảo toàn các khả năng phát triển trong điều kiện khác. 

Khi khí hậu toàn cầu thay đổi do gian băng tại 2 đầu cực trái đất, khí hậu khô hạn, rừng rậm châu Phi dần lụi tàn, chuyển thành thảo nguyên. Một loài vượn đã có khả năng rời bỏ cây chuyển xuống đất, hàng triệu năm sau trở thành Homo. Đấy là ví dụ về Điểm uốn, nếu cứ đi theo đường thẳng thì có thể bị tuyệt chủng hoặc vẫn còn sống trên cây. 

MỘT SỐ ỨNG DỤNG CƠ BẢN CỦA PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KIẾN TRÚC TRONG QUÁ TRÌNH TIẾN HOÁ

Sự khác biệt giữa Phương pháp nghiên cứu Tiến hóa kiến trúc và Lịch sử kiến trúc

Phương pháp nghiên cứu Tiến hóa kiến trúc là nghiên cứu phục nguyên thời điểm khởi nguyên, đồng thời dự báo các xu thế và biến động của tương lai sự vật, hiện tượng, quá trình kiến trúc bằng thực chứng và nguyên liệu đa ngành và các công cụ cơ bản như ở phần trên.
Phương pháp nghiên cứu Lịch sử kiến trúc là nghiên cứu các hiện vật, dữ liệu kiến trúc đã có, các quá trình kiến trúc đã qua mà không có công cụ để phục nguyên và dự báo tương lai bằng thực chứng.

Sự khác biệt giữa Phát triển Kiến trúc và Tiến hóa Kiến trúc

Phát triển kiến trúc là sự tiến triển đẳng hướng theo một tham số hoặc một nhóm tham số xác định. Phát triển không đồng nghĩa với thụt lùi, thoái hóa hoặc dừng lại.

Nhưng Tiến hóa kiến trúc thể hiện được quá trình tiến hóa khách quan của thực tiễn đầy biến động: tiến triển, thoái triển, dừng lại, hội tụ, đồng quy, phân kỳ, hoặc chuyển hướng thành nhiều xu hướng kiến trúc mới. Đây là công cụ hữu hiệu khám phá quá trình tiến trình tiến hóa khách quan.

 Đồng thời , do giao diện với các công cụ đa ngành có khả năng lan tỏa rộng lớn, với công cụ hữu dụng là Điểm uốn kiến trúc, Tiến hóa kiến trúc chấp nhận cả điểm nghẽn, điểm dừng, thậm chí điểm kết thúc của một quá trình không còn phù hợp để chuyển sang một hàm phát triển mới. 

Vì vậy phạm vi của Nghiên cứu tiến hóa kiến trúc được mở rộng cả về phạm vi và năng lực giải quyết các vấn đề liên quan đến kiến trúc, phát triển và áp lực của quá trình tiến hóa kiến trúc./.

Pháp lý xây dựng

Nghĩ và ngẫm về nội thất

Nội thất, song cùng kiến trúc, tiến bước dài, đang đứng cả hai chân trong hiện đại hóa, quốc tế hơn và tìm kiếm cái riêng, như một lộ trình tự nhiên. Trong sự đẹp và sang lên của nội thất kiến trúc, không tài nào tránh khỏi sự nhận ra: Nền kiến trúc hôm nay, đặc biệt là nội thất, bộc lộ rõ ràng và thách thức, một hiện tượng xã hội, tạm gọi một cách khoa học là Chủ nghĩa Hình thức, nói nôm na là trào lưu phô trương. Cái đẹp bị lấn át bởi nhận thức thiên lệch về cái sang. Cái sang không tương thích với sự giàu lên của quốc gia và xã hội.

Công dân Hà Nội kỳ vọng Quy hoạch Thủ đô có chất lượng cao: khắc phục khó khăn hiện tại, tạo cơ hội mới cho tương lai

Sáng 20/6, Quốc hội thảo luận ở hội trường về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Người dân Thủ Đô kỳ vọng vào Quy hoạch Thủ đô

Dự kiến Luật Thủ Đô sẽ được Quốc Hội thông qua trong vài ngày tới, Quy hoạch Thủ đô, Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô cũng được báo cáo lấy ý kiến Quốc Hội, đây là những văn bản quan trọng, có nội dung tương liên với nhau và ảnh hưởng tới tương lai Thủ đô. Trước đó đã có Kết luận số 80-KL/TW của Bộ Chính trị về 2 bản Quy hoạch này. Là một công dân Thủ đô, tôi kỳ vọng vào các quy hoạch sẽ mang lại lợi ích nhiều mặt cho người dân Thủ Đô.

Luật Thủ đô với vấn đề cuộc sống dân sinh của người dân Thủ Đô

Dự kiến Kỳ họp Quốc hội thứ 7 sẽ thông qua Luật Thủ Đô và cũng dự kiến đưa Quy hoạch Thủ đô, Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô lấy ý kiến Quốc Hội, đây là những văn bản quan trọng, có nội dung tương liên với nhau. Trước những cơ hội và thách thức của Thủ đô hiện tại, là một công dân Thủ đô, tôi kỳ vọng vào Luật Thủ đô sẽ mang lại lợi ích nhiều mặt cho người dân Thủ Đô.

Làm rõ đề bài dự thi “Ý tưởng quy hoạch công viên bãi nổi Sông Hồng“

Ngày 10/5/2024, Hà Nội tổ chức Lễ phát động cuộc thi “Ý tưởng quy hoạch công viên văn hóa đa chức năng tại khu vực bãi nổi giữa và bãi ven sông Hồng” do 4 quận: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Tây Hồ, Long Biên phối hợp tổ chức. Tại buổi lễ, Ban tổ chức đã công bố thể lệ cuộc thi cũng như trả lời các câu hỏi do các tổ chức, cá nhân tham gia dự thi đặt ra. Tuy vậy vẫn còn nhiều thông tin liên quan cần làm rõ được đề cập trong bài viết dưới đây.

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi