Nghiên cứu, bảo vệ, phát huy giá trị di sản giữa Hà Nội và Bắc Kinh

Nghiên cứu, bảo vệ, phát huy giá trị di sản giữa Hà Nội và Bắc Kinh

(Vietnamarchi) - Toạ đàm “Bắc Kinh - Hà Nội, kết nối phát huy giá trị di sản” đưa ra những hướng nghiên cứu, bảo vệ, phát huy giá trị di sản ở cả hai thành phố vốn có nhiều nét tương đồng. Sự kiện đã thu hút sự tham dự của đông đảo các nhà quản lý, nhà khoa học và các chuyên gia, cán bộ của hai khu di sản.
10:23, 21/05/2024
Các đại biểu tham dự lễ khai mạc (Ảnh: dangcongsan.vn).

Thực hiện Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa TP. Hà Nội và TP. Bắc Kinh ký ngày 30/10/2022, trong khuôn khổ hợp tác về lĩnh vực di sản văn hóa, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội đã phối hợp với Trung tâm quản lý Công viên Bắc Kinh, Văn phòng Ban quản lý Cung điện Mùa hè tổ chức Triển lãm  “Thăng Long - Hà Nội: Di sản kết nối và hội tụ” và Tọa đàm “Bắc Kinh- Hà Nội, kết nối phát huy giá trị di sản” tại Khu di sản thế giới Di Hòa Viên (Bắc Kinh).

Đây là những hoạt động bên lề nhân chuyến công tác của lãnh đạo Thành ủy- UBND TP. Hà Nội thăm thành phố Bắc Kinh (tháng 5/2024) và thiết thực kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ hợp tác giữa hai Thành phố.

Đặc biệt, Tọa đàm  “Bắc Kinh - Hà Nội, kết nối phát huy giá trị di sản” diễn ra vào chiều ngày 17/5 tại Phòng Hội nghị số 1, Di Hòa Viên đã thu hút sự tham dự của đông đảo các nhà quản lý, nhà khoa học và các chuyên gia, cán bộ của hai khu di sản.

Tọa đàm khoa học được tổ chức nhân dịp này là diễn đàn để các nhà khoa học và cán bộ chuyên môn hai đơn vị trao đổi các vấn đề bảo vệ, kế thừa và phát huy giá trị di sản văn hóa ở hai thành phố Hà Nội và Bắc Kinh. Tọa đàm tập trung thảo luận các nội dung chính: Giới thiệu về chủ trương, chính sách bảo tồn và phát huy các giá trị nhiều mặt của các di sản ở Bắc Kinh và Hà Nội; Chia sẻ kinh nghiệm trong nghiên cứu, bảo tồn, phục dựng các cung điện và phát huy các giá trị nhiều mặt của các di sản ở Bắc Kinh và Hà Nội; Tham vấn khoa học về định hướng cho công tác nghiên cứu, bảo tồn và phát huy các giá trị của Di sản thế giới khu Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long - Hà Nội.

Các đại biểu tham quan Triển lãm “Thăng Long - Hà Nội: Di sản kết nối và hội tụ” (Ảnh: dangcongsan.vn).

Các đại biểu và nhà khoa học đã trình bày các tham luận giới thiệu tổng quan Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội; về nhưng nghiên cứu phục dựng điện Kính Thiên nhằm phát huy giá trị di sản Hoàng Thành Thăng Long; giới thiệu Long Trì - Đan Trì trong cấu trúc Khu Trung tâm cấm thành Thăng Long - Đông Kinh thời Lý - Trần - Lê; nghiên cứu Chính điện Kính Thiên thời Lê tại khu di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long qua các nguồn tư liệu sử học và định hướng bảo tồn, phục dựng.

Nội dung các bài tham luận nhằm nhấn mạnh về Khu di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long, một quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long - Hà Nội. Công trình kiến trúc đồ sộ này được các triều vua Việt Nam xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử (từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVIII) và trở thành di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích Việt Nam, được UNESCO ghi danh Di sản văn hóa thế giới năm 2010.

Các bài tham luận của các nhà khoa học Bắc Kinh đề cập đến các nội dung: Tổng quan về di sản văn hóa thế giới Di Hòa Viên; Vẻ đẹp cổ kính, phong cách hiện đại: Bảo vệ, kế thừa và phát triển các công viên lịch sử nổi tiếng ở Bắc Kinh;  Bảo vệ và phát triển di sản Di Hòa Viên từ góc nhìn trí tuệ sinh thái; Góc nhìn về vai trò và nghiên cứu thực tiễn về Di Hòa Viên - di sản văn hóa thế giới trong xây dựng thành phố Bắc Kinh; Giám sát môi trường sinh thái Di sản văn hóa từ góc độ bảo vệ giá trị di sản; Bảo vệ có hệ thống các thành phố lịch sử - ví dụ từ thành phố Bắc Kinh...

Tại buổi tọa đàm, trên cơ sở giới thiệu các hoạt động cụ thể đã triển khai tại di sản mình quản lý, hai bên hướng tới mục đích trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ kiến thức, học hỏi lẫn nhau. Thông qua tọa đàm có thể đưa ra những hướng nghiên cứu, bảo vệ, phát huy giá trị di sản ở cả hai thành phố vốn có nhiều nét tương đồng.

Pháp lý xây dựng

Thừa Thiên Huế đầu tư hơn 64,6 tỷ đồng để phục hồi di tích Đại Cung Môn

Việc thực hiện tu bổ, phục hồi di tích Đại Cung Môn - Đại Nội Huế có vai trò quan trọng và ý nghĩa lớn trong quá trình phục hồi đầy đủ diện mạo kiến trúc quần thể di tích, đem lại hiệu quả cao trong việc khai thác dịch vụ du lịch, học tập và nghiên cứu.

Phú Thọ: Tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử Quốc gia Đền Vân Luông

Ngày 10/11, UBND phường Vân Phú, TP. Việt Trì (Phú Thọ) phối hợp với đơn vị thi công đã khởi công dự án tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử Quốc gia Đền Vân Luông.

Thừa Thiên Huế: Trùng tu, tôn tạo nhà rường cổ Bao Vinh

Ngày 08/11, UBND Thành phố, Ban Quản lý và bảo vệ nhà vườn Huế đã tổ chức Lễ khởi công Công trình tu bổ, chống xuống cấp nhà rường tại số 77B Bao Vinh, phường Hương Vinh, thành phố Huế.

Bảo tồn di sản nhà cổ trong dòng chảy hiện đại

Quá trình khai phá, xây dựng và phát triển vùng đất phương Nam đã để lại cho nơi đây nhiều di sản văn hóa, trong đó, có những ngôi nhà cổ gắn với đời sống các thế hệ cộng đồng dân cư.

Bảo tồn và phát huy giá trị Di tích lịch sử Quốc gia đền thờ Lý Nam Đế

Tọa lạc tại phường Tiên Phong, thành phố Phổ Yên, Đền thờ Lý Nam Đế (đền Mục) nằm trong quần thể Khu di tích Lý Nam Đế là nơi tôn vinh, ghi nhận công lao vị Hoàng đế đầu tiên của dân tộc.

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi