Lo ngại cảnh quan hồ Thiền Quang bị chia vụn nếu xây 5 quảng trường

Theo các chuyên gia, việc xây dựng 5 quảng trường sẽ khiến cảnh quan hồ Thiền Quang bị tủn mủn, không có điểm nhấn. Bên cạnh đó, không gian xanh cũng có nguy cơ bị biến mất, thay vào đó là tình trạng bê tông hóa quanh hồ.
09:04, 22/02/2024

Quận Hai Bà Trưng (TP Hà Nội) đang lấy ý kiến người dân để hoàn thiện đồ án thiết kế không gian đô thị quanh hồ Thiền Quang. Điểm nhấn của đồ án là thiết kế 4 quảng trường ở các góc hồ và 1 quảng trường phía vườn hoa Công viên Thống Nhất.

Theo UBND quận Hai Bà Trưng, đồ án thiết kế không gian đô thị quanh hồ Thiền Quang có điểm mạnh là khu vực nghiên cứu quy hoạch nằm ở trung tâm quận, giao thông thuận tiện, tập trung đông dân cư. Mặt hồ có cảnh quan rộng, công viên ven hồ có nhiều cây xanh lâu năm cũng như các công trình tôn giáo, văn hóa lâu đời.

Quận Hai Bà Trưng dự kiến làm 5 quảng trường quanh hồ Thiền Quang. Ảnh: Minh Hiền

Điểm đặc biệt là khu vực này nằm tiếp giáp với công viên Thống Nhất - công viên lớn nhất 4 quận nội thành, tập trung nhiều dân cư sinh hoạt. Hiện nay, quận Hai Bà Trưng đang tổ chức phố đi bộ Trần Nhân Tông (tiếp giáp giữa hồ Thiền Quang và Công viên Thống Nhất) vào dịp cuối tuần.

Hiện trạng hồ Thiền Quang và vỉa hè có rất ít tiện ích công cộng và dịch vụ thương mại, cơ sở hạ tầng đã cũ, lỗi thời và xuống cấp. Cảnh quan chung ở khu vực này cũng chưa hấp dẫn, nhiều điểm dịch vụ và đỗ xe tự phát gây mất mỹ quan. Công trình Cung Thanh Niên (nằm ven hồ) đã cũ, hình thức và công năng không còn phù hợp với hiện tại. 

Quận Hai Bà Trưng kỳ vọng sau khi được thiết kế lại, không gian quanh hồ Thiền Quang trở thành cụm cảnh quan, điểm đến hấp dẫn của Hà Nội. Khu vực này cũng trở thành nơi vui chơi, mua sắm, nâng tầm đời sống của dân cư trong khu vực, là trung tâm kết nối với xung quanh.

Lo ngại bê tông hóa quanh hồ

Trao đổi với PV VietNamNet, KTS Ngô Doãn Đức, nguyên Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam cho rằng, việc quy hoạch, thiết kế lại cảnh quan xung quanh hồ Thiền Quang là hướng đi đúng. Tuy nhiên, quận Hai Bà Trưng cần phải cẩn trọng với giải pháp xây dựng các hạng mục và vật liệu xung quanh hồ.

Cung Thanh Niên nằm ở ven hồ Thiền Quang bị bỏ hoang nhiều năm qua.

Theo ông Ngô Doãn Đức, khu vực xung quanh hồ Thiền Quang không nhất thiết phải cần tới 5 quảng trường như thiết kế hiện nay. “Khu vực này chỉ cần một quảng trường đủ lớn để phục vụ người dân vui chơi, giải trí, tổ chức các sự kiện văn hóa. Nếu làm 5 quảng trường, hồ Thiền Quang sẽ không có điểm nhấn, cảnh quan cũng sẽ bị chia vụn”, KTS nói.

Nguyên Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam cho rằng, quận Hai Bà Trưng nên dành phần lớn diện tích xung quanh hồ Thiền Quang làm vườn hoa, cây xanh. “Do thiếu cây xanh, ao hồ, nên người dân Thủ đô luôn cảm thấy ngột ngạt. Vì vậy, trong quá trình cải tạo hồ Thiền Quang, quận Hai Bà Trưng phải đặc biệt lưu ý đến việc không xây dựng quá nhiều công trình, đá hóa, bê tông hóa ven hồ”, KTS Ngô Doãn Đức nhấn mạnh.

Hình ảnh nhếch nhác quanh hồ Thiền Quang.

Đặc biệt, ông Ngô Doãn Đức cho rằng, Cung Thanh Niên hiện nay là một khối bê tông lớn, ảnh hưởng đến cảnh quan kiến trúc của hồ Thiền Quang. Do vậy, vị kiến trúc sư này cho rằng, Hà Nội và quận Hai Bà Trưng cần loại bỏ Cung Thanh Niên để đưa khu vực này thành vườn hoa, cây xanh, khu vui chơi cho nhân dân.

KTS Trần Huy Ánh, Ủy viên Thường trực Hội Kiến trúc sư Hà Nội cho rằng, việc chỉnh trang lại hồ Thiền Quang là cơ hội tốt để TP Hà Nội cũng như quận Hai Bà Trưng xử lý công trình lấn chiếm đất, nhà đổ sập và đặc biệt là Cung Thanh Niên bỏ hoang nhiều năm.

“Việc tạo ra cảnh quan mới, hiện đại, kết nối với phố đi bộ xung quanh hồ Thiền Quang và Công viên Thống Nhất là mong muốn của cá nhân tôi, cũng như người dân Thủ đô từ nhiều năm nay”, ông Trần Huy Ánh cho biết

Tuy nhiên, theo KTS Trần Huy Ánh đồ án thiết kế không gian đô thị quanh hồ Thiền Quang còn nhiều chi tiết vụn vặt, không xứng tầm trung tâm văn hóa - xã hội của quận Hai Bà Trưng.

Các chuyên gia mong muốn Hà Nội phá bỏ các công trình ảnh hưởng đến không gian hồ Thiền Quang.

“Đây là không gian xanh có giá trị rất lớn của quận Hai Bà Trưng cũng như TP Hà Nội. Do vậy, việc cải tạo không gian hồ Thiền Quang cần hạn chế xây dựng các công trình mà phải tăng cường vườn hoa, cây xanh, để nâng cao chất lượng sống cho nhân dân”, KTS Trần Huy Ánh lưu ý.

Theo ông Trần Huy Ánh, quận Hai Bà Trưng nên coi cả khu vực hồ Thiền Quang là một quảng trường lớn chứ không nên chia nhỏ thành 5 quảng trường như hiện nay.

“Chúng ta cần nhiều không gian xanh trong nội thành chứ không nên làm quá nhiều quảng trường để rồi lát đá, xây dựng công trình bê tông, cốt thép xung quanh hồ”, ông Trần Huy Ánh nói thêm.

https://vietnamnet.vn/lo-ngai-canh-quan-ho-thien-quang-bi-chia-vun-neu-xay-5-quang-truong-2251446.html

Pháp lý xây dựng

Năm thách thức trong quy hoạch, tổ chức giao thông và thiết kế đô thị chung quanh Hồ Gươm

Đó là tên bài trình bày khởi động Workshop “Tái thiết đô thị khu vực quảng trường Đông Kinh nghĩa thục và phía Đông hồ Hoàn Kiếm”do bộ môn Quy hoạch Khoa Kiến trúc & Quy hoạch - Đại học Xây dựng Hà Nội tổ chức từ ngày 2 đến 8/6/2025.

Cải tạo, xây dựng các chung cư cũ ở Hà Nội dưới góc nhìn xã hội

(KTVN 256) Hà Nội là thành phố có nhiều chung cư cũ (CCC), được xây dựng vào giai đoạn 1960 đến 1992 (theo cơ chế bao cấp) của thế kỷ trước, trong đó chủ yếu xây dựng bằng công nghệ bê tông lắp ghép tấm nhỏ, tấm lớn của các nước xã hội chủ nghĩa (XHCN) Đông Âu thời bấy giờ, với các căn hộ khép kín có diện tích phổ biến là 24m2. Theo thống kê của Thành phố, hiện Hà Nội có khoảng 250.000 người dân sinh sống trong gần 1.580 tòa nhà CCC và nhà tập thể. Trong đó, có 20 khu chung cư, 69 nhóm chung cư và 209 tòa nhà CCC riêng lẻ cần được cải tạo, xây dựng lại, hầu hết nằm ở các quận trung tâm như Đống Đa, Thanh Xuân, Ba Đình và Hai Bà Trưng.

Quy hoạch đường sắt đô thị Hà Nội thế nào để chung cư cũ bám theo phát triển?

Hà Nội đang tăng tốc lập quy hoạch cải tạo chung cư cũ (CCC), trong đó yêu cầu phát triển theo mô hình TOD, lấy đường sắt đô thị (ĐSĐT) làm trục giao thông trọng yếu.

Kết nối chung cư cũ với hệ thống giao thông công cộng - Hướng đi mới cho Hà Nội

Vấn đề cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ đã được đặt ra hàng chục năm nay. Tuy nhiên, đến nay, chỉ có 19 dự án hoàn thành và 14 dự án đang triển khai. Luật Thủ đô 2024, có hiệu lực từ ngày 01/01/2025 đã tạo ra bước ngoặt chính sách cho Hà Nội trong việc cải tạo các khu tập thể, khu chung cư cũ khi Hà Nội được trao quyền điều chỉnh chỉ tiêu, hệ số đền bù, điều chỉnh quy hoạch đã duyệt cho phù hợp. Cùng với đó, Luật Thủ đô 2024 cho phép phát triển mô hình đô thị nén, đô thị TOD - tích hợp với giao thông công cộng - giúp việc đi lại thuận tiện hơn, đồng thời giải quyết xung đột về giao thông. Theo hướng đi này, Hà Nội có thể quy hoạch chung cư cũ liên kết với giao thông công cộng.

Hyundai Rotem và bài học đầu tư phát triển đường sắt cao tốc của Hàn Quốc

Hàn Quốc có một lịch sử về chính sách công nghiệp chiến lược, bao gồm cả việc chính phủ thúc đẩy sáp nhập ba nhà sản xuất toa xe lửa (Hyundai, Hanjin, Daewoo) thành Tổng công ty Toa xe Hàn Quốc (KOROS), tiền thân của Hyundai Rotem, vào năm 1999 để tránh tình trạng dư thừa công suất và nuôi dưỡng “đầu tàu” quốc gia. Chính phủ đầu tư mạnh vào R&D đường sắt, bao gồm ĐSCT và các cấu phần cốt lõi. Sự phát triển của HSR-350x, KTX-Sancheon, HEMU-430X, KTX-Eum, KTX-Cheongryong và KTCS-2 đều là những ví dụ về các dự án R&D được chính phủ hỗ trợ có sự tham gia của Hyundai Rotem.

Ý kiến của bạn

SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi