Kiến trúc sư Marco Casamonti: Kiến trúc phải phản ánh tinh thần của địa phương và kết nối con người với không gian xung quanh

Kiến trúc sư Marco Casamonti: Kiến trúc phải phản ánh tinh thần của địa phương và kết nối con người với không gian xung quanh

Kiến trúc được xem là “tấm gương” phản chiếu xã hội. Mỗi công trình đều mang theo dấu ấn của thời đại, phản ánh giá trị văn hóa, phong cách sống cũng như tâm lý tập thể của con người ở từng thời kỳ... Đây là một trong những thách thức lớn đối với giới kiến trúc sư (KTS) hiện nay là làm sao phải bảo đảm sự phù hợp, cân bằng giữa truyền thống và sự đổi mới.
10:53, 24/02/2025

Ví dụ cụ thể, những ngôi đền cổ kính không chỉ là nơi thờ cúng mà còn là biểu tượng của niềm tin, tâm linh và sự hòa quyện giữa thiên nhiên và con người. Trong khi đó, kiến trúc hiện đại với các tòa nhà chọc trời và các khu phức hợp hiện đại lại phản ánh sự tiến bộ về công nghệ và bối cảnh xã hội đương đại.

Công trình Cầu Hôn (Kiss Bridge)
Công trình Cầu Hôn (Kiss Bridge) do kiến trúc sư Marco Casamonti thiết kế tại Phú Quốc.

Theo tác giả của công trình Kiss Bridge - Cầu Hôn tại Phú Quốc, KTS người Italy Marco Casamonti cho biết, mỗi công trình không chỉ tạo ra không gian sống, mà còn thiết kế một cuộc đối thoại giữa con người và thiên nhiên, giữa quá khứ và tương lai. Bởi vậy, kiến trúc phải phản ánh tinh thần của địa phương và kết nối con người với không gian xung quanh.

Kiss Bridge có chiều dài 810m, được xây bằng thép với khối lượng thép lên tới 5.000 tấn. Đặc biệt cây cầu không kết nối hai đầu mà tại chính giữa có khoảng hở rộng 50cm. Năm 2024, công trình lọt vào danh sách rút gọn của Giải thưởng (d)arc 2024 - Tôn vinh thiết kế chiếu sáng tốt nhất.

“Đối với tôi, đây không chỉ là một công trình kiến trúc mà là một biểu tượng của sự kết nối, nơi kiến trúc kết nối con người, tạo nên cuộc đối thoại giữa không gian, văn hóa và cảm xúc. Bạn hãy tưởng tượng khi đứng tại hai mũi cầu những nụ hôn biểu tượng cho tình yêu, cái bắt tay thân thiện sẽ trở nên linh thiêng hơn. Cây cầu sẽ là chứng nhân cho tình yêu đôi lứa, tình hữu nghị, hòa bình, sự gắn kết giữa con người với con người”, KTS Marco Casamonti chia sẻ.

talkshow [CREA.TALK] “Tribute: Architecture as a form of dialogue”
Kiến trúc sư Marco Casamonti chia sẻ tại talkshow [CREA.TALK] “Tribute: Architecture as a form of dialogue” vào 1/2025 vừa qua tại Hà Nội.

Cũng theo KTS Marco Casamonti, xu hướng thiết kế kiến trúc ngày nay luôn chú trọng đến yếu tố con người, từ việc tạo ra các không gian xanh, những góc nhỏ giúp tạo cảm giác ấm cúng và gần gũi. Điều này cũng giống như một thực thể sống, luôn có sự gắn kết phần thể xác và phần tâm hồn. Hình dáng của công trình là những giá trị mà người sử dụng, còn phần ẩn sâu bên trong là sự kết nối, khi người ta cảm thấy ý nghĩa, chạm tới cảm xúc khi tiếp xúc với công trình.

Đối với các quốc gia đang phát triển mạnh mẽ như Việt Nam, việc xây dựng không gian sống của cộng đồng rất quan trọng nhưng đồng thời cũng cần tái thiết thiên nhiên, hoặc tốt hơn là gắn kết yếu tố nhân tạo và tự nhiên với nhau. “Việt Nam là một đất nước đẹp, bờ biển đẹp, biển đẹp, thiên nhiên tươi đẹp, nhưng có rất nhiều điều đang diễn ra, đòi hỏi kết hợp khả năng tạo ra không gian cho cuộc sống con người; đồng thời bảo vệ môi trường, vẻ đẹp của thiên nhiên. Câu hỏi là làm sao chúng ta có thể bảo tồn thiên nhiên nhưng vẫn cho phép phát triển du lịch? Hướng đi cân bằng này cực kỳ quan trọng đối với tương lai của Việt Nam. Đó cũng là vấn đề đặt ra đối với các nhà kiến thiết ở Việt Nam, vừa bảo tồn lịch sử, truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc, vừa chuyển biến bản sắc này theo tầm nhìn mới và đương đại”, KTS Marco Casamonti nhấn mạnh.

Pháp lý xây dựng

Khám phá 5 công trình nổi bật của KTS Martin Rajniš

KTS. Martin Rajniš là một trong những người sáng lập Hội đồng Kiến trúc sư Séc và studio kiến trúc Huť architektury. Được biết đến với triết lý thiết kế gắn kết con người với thiên nhiên, sử dụng vật liệu bền vững và tôn vinh bản sắc địa phương. Ông đặc biệt chú trọng đến kết cấu gỗ sáng tạo và nguyên tắc xây dựng sinh thái. Tạp chí Kiến trúc Việt Nam xin được giới thiệu với các độc giả 5 công trình tiêu biểu thể hiện rõ đặc trưng trong phong cách kiến trúc của KTS. Martin Rajniš.

Thìlà Bistro & Café - Một nét hoài niệm giữa lòng Đà Nẵng/3fconcept

(Văn bản mô tả do KTS cung cấp) Đà Nẵng là một thành phố năng động, hiện đại, nhưng lại nằm giữa hai thị trấn lịch sử nhất của Việt Nam: Huế và Hội An. Sự tương phản giữa cũ và mới này chính là nguồn cảm hứng cho ý tưởng đằng sau ThiLa Bistro & Café. Nằm dọc theo Sông Hàn, ngay tại trung tâm nhộn nhịp của Đà Nẵng, ThiLa Bistro & Café không chỉ là một nhà hàng mà còn là một không gian kể một câu chuyện. Chúng tôi mong muốn tái hiện bản chất của kiến ​​trúc truyền thống Việt Nam, lấy cảm hứng từ những ngôi nhà rường ở Huế và những ngôi nhà ống ở Hội An. Đồng thời, chúng tôi đã truyền các yếu tố hiện đại thông qua việc sử dụng vật liệu, màu sắc, ánh sáng và thiết kế không gian.

8 nữ kiến ​​trúc sư có ảnh hưởng trong suốt lịch sử

Các kiến ​​trúc sư nữ đã phải đấu tranh rất nhiều để có cơ hội bình đẳng trong thế giới kiến ​​trúc do sự hiện diện áp đảo của nam giới trong lĩnh vực này. Chỉ trong thế kỷ qua, phụ nữ trong ngành kiến ​​trúc mới bắt đầu được công nhận và tôn trọng vì những đóng góp của họ trong môi trường xây dựng. Để tôn vinh tháng lịch sử phụ nữ, chúng tôi muốn nêu bật một số phụ nữ đã có tác động và ảnh hưởng to lớn đến lịch sử kiến ​​trúc. Những người phụ nữ này đã giúp mở đường cho các thế hệ kiến ​​trúc sư nữ tương lai thông qua sự kiên trì, quyết tâm và lòng dũng cảm của họ. Chúng tôi vinh danh họ bằng cách kể câu chuyện của họ và tôn vinh công việc và ảnh hưởng của họ.

Ban Quản lý Khu công nghệ cao Đà Nẵng/HUNI Architectes

(Văn bản mô tả do KTS cung cấp) Tòa nhà Trụ sở chính HTP đóng vai trò là trung tâm hành chính cho một khu công nghiệp tập trung vào CNTT ở phía bắc thành phố Đà Nẵng. Hình dạng tòa nhà lấy cảm hứng từ hình ảnh kỹ thuật động của các bánh răng chồng lên nhau, cũng như ý tưởng về công nghệ IT Cloud – tạo thành một vòng tròn chồng lên nhau của các chức năng trong mặt bằng, cho phép các không gian chung ở giữa cũng như các khoảng trống để thông gió tự nhiên.

Trường Nà Pan/1+1>2 Architects

Nằm dưới chân núi Pa Han, Trường Nà Pan là không gian học tập cho 204 học sinh trong sáu lớp. Trường nằm trên một lô đất trung tâm, với cổng hướng ra đường liên thôn, và được bao quanh ở phía sau bởi Suối Nậm Vat và những cánh đồng lúa rộng lớn.

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi