Huế: Hoàn thành dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hoà

Huế: Hoàn thành dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hoà

Sau 3 năm thi công, dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hoà đã hoàn thành trước 9 tháng so với kế hoạch ban đầu, và mở cửa phục vụ du khách tham quan đúng dịp kỷ niệm 79 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/1945 - 23/11/2024).
14:33, 25/11/2024

Ngày 23/11, Thừa Thiên Huế chính thức công bố hoàn thành dự án “Bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hòa” và mở cửa đón khách tham quan sau 3 năm trùng tu.

Điện Thái Hòa được khởi công xây dựng từ năm 1805 thời Gia Long; đến năm 1833, thời Minh Mạng, triều đình cho tu bổ cải dựng tại địa điểm hiện nay. Đây là công trình kiến trúc quan trọng bậc nhất của Hoàng Thành Huế, là nơi tổ chức lễ đăng quang của 13 vị hoàng đế triều Nguyễn; nơi tổ chức các nghi lễ quan trọng nhất của triều đình.

Sau hàng trăm năm tồn tại, điện Thái Hoà đã trở thành một chứng nhân, chứng kiến sự thăng trầm của lịch sử dân tộc. Trải qua nhiều biến cố lịch sử và đã 22 lần trùng tu nhưng dưới tác động của thời gian, chiến tranh, khí hậu khắc nghiệt, công trình đã xuống cấp nghiêm trọng, đặc biệt đợt mưa bão cuối năm 2020 khiến ngôi điện đứng trước nguy cơ cần phải cứu nguy.

Trước thực trạng đó, dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hoà đã được khởi công ngày 23/11/2021 với tổng vốn đầu tư hơn 128 tỷ đồng từ nguồn ngân sách nhà nước. Dự án bao gồm nhiều hạng mục như bảo quản, tu bổ, phục hồi hệ thống kết cấu chịu lực bằng gỗ, hệ mái, tường và nền, bảo quản, tu bổ, phục hồi chi tiết các trang trí ngoại thất và nội thất công trình…

Sau 3 năm thi công, dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hoà đã hoàn thành trước 9 tháng so với kế hoạch ban đầu, và mở cửa phục vụ du khách tham quan đúng dịp kỷ niệm 79 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/1945 - 23/11/2024).

Cũng tại buổi lễ, tỉnh Thừa Thiên - Huế đón nhận Bằng công nhận Di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO cho “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng Cung Huế” và tổ chức lễ động thổ công trình “Tu bổ, phục hồi, tôn tạo di tích điện Cần Chánh”.

                                                                                                                                                                                   Nguồn ảnh: https://vnexpress.net

Pháp lý xây dựng

Quy hoạch bảo tồn và phát huy toàn diện giá trị Di sản Thế giới Tràng An hướng tới đô thị di sản thiên niên kỷ

Ninh Bình là tỉnh đầu tiên ở đồng bằng sông Hồng có 2 thành phố trực thuộc tỉnh là thành phố Ninh Bình và thành phố Tam Điệp, có tương tác giữa khu vực phát triển với khu di sản, có thể tiếp nhận các lợi lợi thế của địa chính trị và lan tỏa giá trị lịch sử nhân văn của một thành phố có tài nguyên di sản.

Thừa Thiên Huế đầu tư hơn 64,6 tỷ đồng để phục hồi di tích Đại Cung Môn

Việc thực hiện tu bổ, phục hồi di tích Đại Cung Môn - Đại Nội Huế có vai trò quan trọng và ý nghĩa lớn trong quá trình phục hồi đầy đủ diện mạo kiến trúc quần thể di tích, đem lại hiệu quả cao trong việc khai thác dịch vụ du lịch, học tập và nghiên cứu.

Phú Thọ: Tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử Quốc gia Đền Vân Luông

Ngày 10/11, UBND phường Vân Phú, TP. Việt Trì (Phú Thọ) phối hợp với đơn vị thi công đã khởi công dự án tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử Quốc gia Đền Vân Luông.

Thừa Thiên Huế: Trùng tu, tôn tạo nhà rường cổ Bao Vinh

Ngày 08/11, UBND Thành phố, Ban Quản lý và bảo vệ nhà vườn Huế đã tổ chức Lễ khởi công Công trình tu bổ, chống xuống cấp nhà rường tại số 77B Bao Vinh, phường Hương Vinh, thành phố Huế.

Bảo tồn di sản nhà cổ trong dòng chảy hiện đại

Quá trình khai phá, xây dựng và phát triển vùng đất phương Nam đã để lại cho nơi đây nhiều di sản văn hóa, trong đó, có những ngôi nhà cổ gắn với đời sống các thế hệ cộng đồng dân cư.

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi