Hoàn thiện thể chế, pháp lý - Tạo thế “đảo chiều” cho thị trường bất động sản 2024

(Vietnamarchi) - Nhiều giải pháp, kiến nghị nhằm hỗ trợ, thúc đẩy thị trường bất động sản phục hồi được nêu ra tại diễn đàn “Thị trường bất động sản năm 2024 - Nhận diện thách thức và cơ hội phục hồi” do Báo Xây dựng phối hợp với Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Cộng đồng Review Bất động sản cùng các đơn vị liên quan tổ chức chiều 18/1.
08:39, 19/01/2024
Toàn cảnh diễn đàn.

Cụ thể hóa các luật, từng bước đưa bất động sản trở lại “quỹ đạo”

Phát biểu khai mạc diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho biết: từ cuối năm 2022 đến đầu năm 2023, thị trường bất động sản đã gặp nhiều khó khăn, thách thức. Theo đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các Nghị quyết, Chỉ thị, Công điện và nhiều chỉ đạo quyết liệt, linh hoạt để thực hiện đồng bộ các chính sách, nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản.

Trong đó, Luật Kinh doanh bất động sản 2023 và Luật Nhà ở 2023 do Bộ Xây dựng soạn thảo đã được thông qua tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV. Hai luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2025 và là hai luật quan trọng trong việc hoàn thiện thể chế chính sách mang tính nhất quán của Chính phủ trong quyết tâm giải quyết khó khăn cho thị trường, từng bước đưa bất động sản trở lại quỹ đạo phát triển ổn định và bền vững.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh phát biểu tại diễn đàn.

Ngoài ra, các vướng mắc pháp lý ở các dự án đã và đang có những chuyển biến tích cực sau những chỉ đạo trực tiếp từ Chính phủ thông qua các văn bản: Nghị quyết 33/NQ-CP về các giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển; Nghị định số 08/2023/NĐ-CP tháo gỡ các vấn đề về trái phiếu; Nghị định 10/2023/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, mở ra cửa sáng cho việc cấp sổ Condotel; Thông tư 10/2023/TT-NHNN về việc ngưng hiệu lực thi hành một số nội dung của Thông tư 06/2023/TT-NHNN, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng…

Bên cạnh đó, các bộ, ngành, địa phương cũng đã tích cực vào cuộc để triển khai tháo gỡ vướng mắc cho nhiều dự án bất động sản tại các địa phương.

Thị trường bất động sản “hái trái ngọt” cuối năm

Thị trường bất động sản cuối năm 2023 đã có nhiều chuyển biến tích cực hơn, nguồn cung đã từng bước cải thiện, nguồn vốn dần được khơi thông.

Cụ thể, trong quý IV/2023, về nguồn cung nhà ở thương mại đã hoàn thành 29 dự án với quy mô khoảng 13.646 căn (tăng 38,1% so với quý III/2023); cấp phép mới 20 dự án với quy mô khoảng 11.539 căn (tăng 33% so với quý III/2023). Nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị trong quý IV/2023 (có 16 dự án, 9.302 căn): đã hoàn thành 7 dự án với quy mô 4.019 căn, đã được cấp phép, khởi công xây dựng 9 dự án với quy mô 5.283 căn.

Về dư nợ tín dụng bất động sản, tính đến ngày 31/11/2023, dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 1.022.532 tỷ đồng (tăng lên so với giai đoan trước). Như vậy, nguồn tài chính đổ vào thị trường đã bắt đầu sôi động hơn.

Về tình hình phát hành trái phiếu đối với lĩnh vực bất động sản, theo báo cáo của Bộ Tài chính, trong cả năm 2023 tổng giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp được ghi nhận là 311.240 tỷ đồng, trong đó trái phiếu doanh nghiệp liên quan đến lĩnh vực bất động sản là 73.200 tỷ đồng (chiếm 23,5% tổng giá trị; tăng 40,8% so với năm 2022)…

Giải pháp “phá băng” cho thị trường bất động sản

Mặc dù đã có những dấu hiệu tích cực hơn vào cuối năm, tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ Xây dựng cũng nhấn mạnh, năm 2023 là một năm có nhiều khó khăn, thách thức đối với thị trường bất động sản. Thứ trưởng chỉ ra những khó khăn, thách thức của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản như: vướng mắc về pháp lý dự án, cơ chế phối hợp giữa các Sở, ban, ngành, địa phương còn chưa kịp thời, đồng bộ…

Trước những khó khăn trên, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương triển khai các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản.

Thứ nhất, tiếp tục triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững tại Nghị quyết số 33 của Chính phủ, Công điện số 1177 của Thủ tướng Chính phủ…

Thứ hai, tiếp tục hoàn thiện thể chế, pháp lý cho thị trường bất động sản. Đặc biệt, thời gian qua Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) và Luật Về các tổ chức tín dụng đã được Quốc hội thông qua.

Thứ ba, tăng cường khả năng tiếp cận nguồn vốn cho thị trường bất động sản. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước linh hoạt hơn trong chính sách tiền tệ, xem xét thực hiện chính sách hoãn nợ, giãn nợ, giảm lãi suất để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; chỉ đạo triển khai gói tín dụng khoảng 120.000 tỷ đồng để cho chủ đầu tư và người mua nhà của các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân vay với lãi suất thấp.

Thứ tư, tiếp tục đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội, thúc đẩy các phân khúc của thị trường bất động sản tốt lên.

Thứ năm, triển khai thực hiện một cách quyết liệt từ tinh thần Nghị quyết 33, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho các dự án của các doanh nghiệp gặp khó.

Các đại biểu tham gia tọa đàm.

Để thị trường bất động sản phát triển tốt hơn trong thời gian tới, Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh mong muốn các doanh nghiệp bất động sản cần chủ động thực hiện một số giải pháp như: đa dạng hóa nguồn vốn (ngoài tín dụng ngân hàng, phát hành trái phiếu, cổ phiếu, quỹ đầu tư, thuê tài chính…); huy động vốn gắn với mục đích sử dụng vốn cụ thể; giảm đòn bẩy tài chính, hạn chế đầu tư dàn trải; tập trung hoàn thành các dự án đang dang dở, nhất là các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhà ở phân khúc giá rẻ để tăng tính thanh khoản…

Đối với hoạt động đầu tư, các doanh nghiệp phải đảm bảo chất lượng sản phẩm khi trao đến tay khách hàng phải đảm bảo về tính pháp lý; đảm bảo chất lượng về thiết kế, công năng; bố trí đầy đủ về hạ tầng xã hội; đa dạng và đồng bộ về tiện ích, dịch vụ. Về giá thành sản phẩm bất động sản, thực hiện các giải pháp tiết kiệm, thiết giảm chi phí để giảm giá thành sản phẩm, cơ cấu sản phẩm theo nhu cầu thực tế của người dân, vừa túi tiền.

Thứ trưởng cũng cho biết, Bộ Xây dựng sẽ tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu trong quá trình xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong công tác chỉ đạo, điều hành nhằm giúp cho thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững trong năm 2024.

Năm 2024, bất động sản khu công nghiệp hứa hẹn nhiều triển vọng

TS. Cấn Văn Lực: Việt Nam còn nhiều dư địa phát triển tín dụng nhà ở, bất động sản khu công nghiệp.

Phát biểu tại diễn đàn, TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính quốc gia cho biết, Việt Nam còn nhiều dư địa phát triển tín dụng nhà ở, bất động sản khu công nghiệp, các phân khúc còn thiếu cung.

Vì vậy, việc tiếp cận phải phát triển cân bằng, hài hòa hơn thị trường tài chính, vừa kiến tạo phát triển song vẫn kiếm soát rủi ro. Đặc biệt phải quan tâm kiểm soát rủi ro tài chính, chú trọng điều tiết cung - cầu bất động sản, giá cả; sớm giải quyết dứt điếm, đảm bảo quyền lợi chính đáng của nhà đầu tư trong các vụ việc vừa qua; thực hiện tốt các Nghị định, Nghị quyết, Thông tư...

Dự báo về cơ hội phục hồi ngành bất động sản năm 2024, theo Ông Lê Viết Hải, đại diện Hiệp hội Xây dựng và Vật liệu xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh năm 2024, thị trường có khả năng sẽ phục hồi ở những dự án bất động sản đô thị. Còn bất động sản nghỉ dưỡng có thể sẽ chưa thể phục hồi được do phát triển quá mạnh từ những năm trước khiến dư thừa nguồn cung, cũng như vẫn chưa thể khai thác hết. Do đó, bất động sản nghỉ dưỡng cần phải thêm một vài năm nữa để có bước chuyển mình.

Ông Hoàng Hải - Cục trưởng Cục Quản lý Nhà và Thị trường Bất động sản (Bộ Xây dựng).

Đồng tình với quan điểm trên, Ông Hoàng Hải, Cục trưởng Cục Quản lý Nhà và Thị trường Bất động sản dự báo, năm 2024 thị trường sẽ có hai điểm sáng. Một là bất động sản công nghiệp vì nguồn vốn đầu tư FDI còn rất nhiều, giá thuê bất động sản công nghiệp đang tăng cao. Thứ hai là nhà ở giá vừa phải, nhà ở xã hội có nhiều dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư, lựa chọn chủ đầu tư, chưa kể năm 2024 sẽ có nhiều dự án khởi công.

Tại diễn đàn, các chuyên gia, doanh nghiệp đã tập trung phân tích, báo cáo, nhận định đa chiều, đánh giá khách quan về toàn cảnh bức tranh tình hình thị trường bất động sản trong nước; tác động của chính sách pháp luật hiện hành đến thị trường. Bên cạnh đó, các địa biểu cũng nêu thực trạng, thách thức, cũng như cơ hội để góp phần tìm ra giải pháp, tạo động lực phát triển bền vững thị trường bất động sản trong năm 2024 và thời gian tới.

Các đại biểu đều tin tưởng, với chính sách đã và đang triển khai của Chính phủ, cùng sự quyết tâm, vào cuộc của cả hệ thống chính trị, trong năm 2024, thị trường bất động sản sẽ phục hồi và phát triển bền vững.

Pháp lý xây dựng

Choáng ngợp với những biểu tượng quyền uy của vương triều Lý - Trần tại Sun Mega City

Trong lòng siêu đô thị Sun Mega City phía Nam Hà Nội, một hành trình ngược dòng thời gian đang chờ đón du khách với điểm nhấn là quần thể du lịch văn hóa tái hiện Hoàng thành Thăng Long – nơi khơi dậy trọn vẹn khí phách và sự uy nghi của vương triều Lý – Trần. Từng công trình biểu tượng được phỏng dựng kỳ công đã tái hiện sinh động quyền lực triều đình thời vàng son của Đại Việt.

Ba giá trị của dòng sản phẩm kinh doanh “hốt bạc” tại đô thị Sun Group Hà Nam

Cùng với không gian sống sang trọng giữa lòng đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City, dòng sản phẩm thấp tầng tại đây còn được xem là “chìa khóa vàng” cho những nhà đầu tư thức thời, mở ra tiềm năng khai thác thương mại bền vững bên trục đại lộ lễ hội - quảng trường sôi động.

“Cuộc chiến” khốc liệt phía sau những mặt bằng thương mại triệu đô

Từ đại lộ Montaigne hoa lệ của Paris đến Fifth Avenue sầm uất tại New York hay The Dubai Mall siêu thực giữa sa mạc, BĐS thương mại xa xỉ luôn là “tọa độ kim cương” được các thương hiệu lớn nhất hành tinh săn đón. Phía sau mỗi mặt bằng triệu đô là những cuộc cạnh tranh ngầm khốc liệt mà bất kỳ ai sở hữu đều có cơ hội chạm tới đỉnh cao đầu tư.

Sun Mega City khơi nguồn tự hào dân tộc với không gian Quan Văn – Quan Võ thời Lý – Trần

Không chỉ “gói ghém” di sản kiến trúc và những câu chuyện lịch sử, khu Quan Văn - Quốc Tử Giám, khu Quan Võ và Thao trường được Sun Group tâm huyết phỏng dựng tại Sun Mega City. Với cảm hứng từ đời sống văn hóa của thời đại Lý-Trần, dự án kỳ vọng khơi nguồn tự hào dân tộc và hướng tới trở thành điểm đến du lịch, văn hóa, giáo dục tầm cỡ, lan tỏa giá trị truyền thống dân tộc.

Bộ ba giá trị hiếm có khó tìm kiến tạo siêu phẩm đầu tư The Komorebi

Vinhomes Royal Island - đô thị đảo nghỉ dưỡng nằm tại trung tâm hành chính - kinh tế, văn hóa mới của Hải Phòng, đang là điểm đến hàng đầu của giới đầu tư. Nơi đây, The Komorebi tỏa sáng như một viên ngọc quý bởi bộ 3 giá trị: khai thác du lịch nghỉ dưỡng trọn 4 mùa trong năm, tiềm năng tăng giá dài hạn, chất sống quý tộc tôn vinh đẳng cấp cá nhân.

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi