Hoàn Kiếm với những phố Hàng xưa

Hoàn Kiếm với những phố Hàng xưa

(Vietnamarchi) - Những tên phố Hàng ngày nay thể hiện được ngành nghề và mặt hàng của phường hội nghề truyền thống trước đây, làm cho bộ mặt xã hội đô thị phong phú. Tuy nhiên, thợ thủ công khi về kinh thành vẫn đem theo phong tục tập quán, tín ngưỡng, lối sống, nếp nghĩ, những chuẩn mực đạo đức, giá trị văn hóa từ làng quê họ sinh ra và lớn lên… làm cho văn hóa Thăng Long tỏa sáng, lung linh, phong phú và đa dạng hơn. Đồng thời cũng làm nên sự kết nối giữa các phố mà ở kinh thành và các làng nghề - nơi chốn của các nghệ nhân. Và Làng nghề - phố nghề đã trở thành nét đặc sắc của văn hóa làng nghề Hà Nội, đặc biệt ở quận Hoàn Kiếm trong trung tâm đô thị lịch sử và Khu phố Cổ là nơi đặc trưng, minh chứng rõ nét nhất.
19:41, 20/11/2023

Làng và làng nghề thủ công gắn với Hà Nội từ khi hình thành, phát triển nhưng phải kể từ khi Vua Lý Công Uẩn dời đô về Thăng Long thì mới thực sự thay đổi lớn. Thợ giỏi, tài hoa, khéo léo được triều đình Lý, Trần, Lê trưng tập từ các làng nghề truyền thống của cả nước về xây dựng kinh thành, dần ở lại và sinh cư, lập nghiệp.

Nhà Lý quê Đình Bảng, nhà Trần miền biển, nhà Lê, Trịnh ở Thanh Hóa, Nghệ An khi định đô ở Thăng Long, Đông Đô cũng kéo theo thợ thủ công tài giỏi. Nên có thể thấy hầu như các nghề trên nước Việt có, thì Hà Nội đều có nhưng để đủ sức sinh cư, lập nghiệp và cung cấp hàng hóa cho Kinh thành và cư dân Thăng Long thì các thợ giỏi phải đua sức, tranh tài, sản phẩm đặc sắc, tinh xảo hơn nghề quê gốc, tạo nên đặc trưng văn hóa làng nghề Thăng Long - Hà Nội, thu hút khách khắp nơi tìm đến các phường thủ công,

Thăng Long thời Lý Trần gồm 61 phường, thời Lê 36 phường và 12 nghề thủ công. Việc làm ăn, buôn bán thời Nguyễn và giai đoạn thuộc Pháp ngày càng sôi động, đường sá được mở mang. Cách thức sản xuất và buôn bán tại chỗ kiểu phường hội thay đổi, cấu trúc một căn nhà cũng không còn là nơi kết hợp ở + buôn bán + sản xuất ban đầu mà chuyển sang dạng cửa hiệu của tuyến phố bán chung một mặt hàng, không còn sản xuất tại chỗ mà liên kết với các làng nghề gốc gác. Trong mỗi khu vực vẫn giữ được các đình thờ tổ nghề và mỗi khi có lễ hội thì bái vọng về nơi quê hương của họ.

Phố Hàng Mã

Những tên phố Hàng ngày nay thể hiện được ngành nghề và mặt hàng của phường hội nghề truyền thống trước đây, làm cho bộ mặt xã hội đô thị phong phú.

Tuy nhiên, thợ thủ công khi về kinh thành vẫn đem theo phong tục tập quán, tín ngưỡng, lối sống, nếp nghĩ, những chuẩn mực đạo đức, giá trị văn hóa từ làng quê họ sinh ra và lớn lên… làm cho văn hóa Thăng Long tỏa sáng, lung linh, phong phú và đa dạng hơn. Đồng thời, cũng làm nên sự kết nối giữa các phố ở kinh thành và các làng nghề - nơi chốn của các nghệ nhân. Và làng nghề - phố nghề đã trở thành nét đặc sắc của văn hóa làng nghề Hà Nội, đặc biệt, ở quận Hoàn Kiếm trong trung tâm đô thị lịch sử và Khu phố Cổ là nơi đặc trưng, minh chứng rõ nét nhất:

Nghề chạm bạc: Các làng Định Công (quận Hoàng Mai), Châu Khê (Hải Dương), Đồng Xâm (Thái Bình) lập nên phố Hàng Bạc (có đình Kim Ngân thờ tổ sư nghề đúc bạc);

Nghề Kim Hoàn biểu diễn tại Đình Kim Ngân
Phố Hàng Bạc

Nghề làm mành: Làng Giới Tó (Yên Phong, Bắc Ninh) lập nên phố Hàng Mành;

Nghề đúc đồng: Làng Đông Mai (Thuận Thành, Bắc Ninh) lập nên phố Ngũ Xã; Làng Bưởi (xã Đại Bái, Thuận Thành, Bắc Ninh) và làng Cầu Nôm (Khoái Châu, Hưng Yên) lập nên phố Hàng Đồng…

Nghề thêu: Quất Động (Thường Tín) lập nên phố Hàng Thêu, Hàng Hành;

Nghề gốm (bát, đĩa, niêu): Làng Bát Tràng (Gia Lâm) lập nên phố Bát Đàn (có đình Nhân Nội);

Nghề nhuộm tơ, lụa: Làng Đan Loan (Bình Giang, Hải Dương) lập nên phố Hàng Đào (Hàng Điều) có đình Hoa Lộc;

Nghề tiện gỗ, làm kính, làm khóa: Làng Nhị Khê (Thường Tín) lập nên phố Hàng Tiện, Tô Tịch;

Phố Thuốc Bắc
Phố Lãn Ông

Nghề làm quạt giấy: Làng Đào Xá (Ân Thi, Hưng Yên), Canh Hoạch (Thanh Oai) lập nên phố Hàng Quạt (có đền Xuân Phiến);

Nghề làm dao kéo: Làng Canh (huyện Hoài Đức) và làng Đa Sỹ (Kiến Hưng, quận Hà Đông) lập nên phố Sinh Từ (Nguyễn Khuyến ngày nay);

Nghề làm đèn lồng mặt nạ, đầu sư tử phố Hàng Mã với nguồn hàng chủ yếu được sản xuất từ các làng nghề như làng Hảo (xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên), làng Hậu Ái (xã Vân Canh, huyện Hoài Đức);

Nghề thuộc da: Làng Ninh Hiệp (Bắc Ninh) và Hưng Yên lập nên phố Hàng Da;

Nghề làm trống, làm lọng: Làng Liêu Xá (Yên Mỹ, Hưng Yên), Đọi Tam (Hà Nam) lập nên các phố Hàng Trống, Hàng Lọng;

Nghệ nhân Lê Đình Nghiên giữ gìn dòng tranh Hàng Trống

Nghề khảm trai đồ gỗ và mỹ nghệ sơn mài: Làng Chuyên Mỹ (Phú Xuyên) lập nên phố Hàng Khay, Tràng Tiền;

Nghề làm sơn: Làng Thọ Vực (Văn Giang, Hưng Yên) lập nên phố Nam Ngư;

Nghề mộc: Làng Liễu Viên (Thường Tín) lập nên phố Lò Sũ;

Nghề rèn nông cụ: mai, thuổng, răng bừa, lưỡi cày: Làng Đa Hội (Đông Anh) lập nên phố Lò Sũ, Lò Rèn; Làng Hòe Thị (Từ Liêm) lập nên phố Sinh Từ, Lò Rèn (có đình Lò Rèn);

Nghề dệt chiếu: Làng Hới (Hưng Hà, Thái Bình), Nga Sơn (Thanh Hóa), Kim Chính (Hoa Lư, Ninh Bình) lập nên phố Hàng Chiếu;

Phố Hàng Chiếu

Có thể nói với việc làng nghề tạo nên các phố nghề của Thăng Long - Hà Nội, tập trung chủ yếu ở Khu phố Cổ, quận Hoàn Kiếm ngày nay không chỉ minh chứng cho sự phát triển của các nghề thủ công truyền thống, mà đã tạo nên đời sống sinh hoạt năng động đặc trưng, làm phong phú thêm cho đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của quận trung tâm Thủ đô./.

Pháp lý xây dựng

Tài nguyên kinh tế du lịch di sản từ thương hiệu đô thị di sản thiên niên kỷ và những gợi ý nghiên cứu tiềm năng

Giá trị tiềm năng chỉ riêng cho kinh tế du lịch di sản của tỉnh Ninh Bình tính theo công thức của Noonan-2003 tổng hợp từ 129 địa điểm nghiên cứu để tính thử: Hàng năm có từ 5-7 triệu lượt khách du lịch/năm x 42.78 USD (sẵn lòng chi trả du lịch/người) = 192 triệu đến 300 triệu USD/năm; Nếu tính biến (t) theo thời gian, chẳng hạn sau 10 năm, thì Giá trị tiềm năng du lịch di sản của Ninh Bình có thể lên tới hơn 3 tỷ USD/năm - Khoảng 75 ngàn tỷ/năm (Hà Nội hiện nay là 62.000 tỷ/năm). Nếu lựa chọn định hướng phát triển Đô thị di sản thiên niên kỷ - biểu tượng duy nhất ở VN thì tiềm năng chi trả du lịch của du khách có thể lên đến 12 tỷ USD/năm.

Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Ninh Bình, tại sao không?

Trên thế giới có khá nhiều địa danh vừa là Di sản Thế giới (DSTG) lại vừa là Công viên Địa chất Toàn cầu (CVĐCTC) UNESCO, thậm chí có khi lại còn cả Khu dự trữ Sinh quyền Thế giới (DTSQ), tất nhiên chỉ khác biệt ít nhiều về ranh giới. Có thể kể đến một số ví dụ tiêu biểu, như Ngorongoro (Tanzania) hay đảo Jeju (Hàn Quốc), vừa là DSTG, DTSQ, đồng thời cũng là CVĐCTC UNESCO. Đảo Jeju (Hàn Quốc) - thường được mệnh danh là Nữ hoàng ba vương miện - có lẽ là ví dụ điển hình nhất, với DSTG ở vùng trung tâm, mở rộng dần gần như theo kiểu đồng tâm, lần lượt được bao quanh bởi Vườn quốc gia, DTSQ và ngoài cùng, chiếm toàn bộ đảo là CVĐCTC UNESCO. Hiện nay, tỉnh Ninh Bình đang có định hướng lớn về “Thành phố Di sản Thiên niên kỷ Hoa Lư”, kích hoạt trực tiếp ý tưởng về CVĐCTC UNESCO.

Kết nối không gian văn hóa - xã hội vùng lõi và vùng đệm danh thắng Tràng An - Hướng tới đô thị di sản vì con người

Ngày 04/3/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 218/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 với mục tiêu xây dựng Ninh Bình trở thành thành phố trực thuộc trung ương, văn minh, hiện đại, thông mình, có bản sắc riêng, ngang tầm các đô thị di sản, thành phố sáng tạo trên thế giới, có vị thế, giá trị thương hiệu cao trong mạng lưới di sản thế giới của UNESCO. Mục tiêu này cần được tiếp cận từ góc nhìn của 3 vấn đề cơ bản là: Bối cảnh của không gian lịch sử - văn hóa kinh đô Hoa Lư xưa với phạm vi tương đương với tỉnh Ninh Bình hiện nay; Bối cảnh biến đổi khí hậu trên phạm vi toàn thế giới; Xu hướng phát triển đô thị di sản đô thị sinh thái gần với phát triển du lịch bền vững.

Xây dựng cơ chế chính sách đặc thù, vượt trội cho phát triển vùng di sản Tràng An, Ninh Bình theo hướng bền vững

Cần nhận diện, định dạng cụ thể các giá trị bản sắc mang tính đặc thù, nổi trội, riêng có và lợi thế tuyệt đối của vùng Tràng An, Ninh Bình coi đó là nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh; trên cơ sở đó đề xuất một số nhóm chính sách mang tính vượt trội, nhằm hoán chuyển các nguồn lực di sản trở thành nguồn lực để phát triển tỉnh Ninh Bình trong bối cảnh mới. 

Xây dựng đô thị di sản Hoa Lư - Nhìn từ mục tiêu thiên niên kỷ của UNESCO

Di sản - trở thành một thương hiệu, định vị định danh và tôn vinh cao cấp nhất đối với đô thị hay một nơi chốn. Với các thành phố ở Việt Nam, nơi mà quỹ di sản, di tích dày đặc, trải dài, trải rộng trong không gian và đậm đặc tính lịch sử của thời gian thì có được tôn vinh là đô thị di sản. Vậy, để định danh được nó, cần có các tiêu chí đánh giá cụ thể. Và trên thực tế các thành phố còn “lúng túng” khi xác định các tiêu chí này dễ tạo nên những mâu thuẫn trong cách ứng xử với chính di sản của mình.

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi