Nâng cao giá trị cốt lõi phát triển quận Hoàn Kiếm - Năng động và sáng tạo

Nâng cao giá trị cốt lõi phát triển quận Hoàn Kiếm - Năng động và sáng tạo

(Vietnamarchi) - Năm 2023, quận Hoàn Kiếm tròn 62 năm hình thành và phát triển với mốc sự kiện thành lập khu phố Hoàn Kiếm theo Quyết định 78-CP của Hội đồng Chính Phủ ngày 31/5/1961. Đây là mốc thời gian không chỉ có ý nghĩa đặc biệt với quận Hoàn Kiếm mà còn với cả Thủ đô Hà Nội. Một không gian địa lý bề thế, xứng tầm với vị trí trung tâm chính trị - hành chính quốc gia của Hà Nội đã được xác lập. Hơn 60 năm thành lập quận, Hoàn Kiếm đã luôn nêu cao tinh thần phát huy truyền thống ngàn năm văn hiến, anh hùng, năng động, sáng tạo trong sự nghiệp đổi mới một cách toàn diện, góp phần đạt được những thành tựu trên nhiều lĩnh vực, đem lại chất lượng cho diện mạo đô thị, đời sống người dân ngày một nâng cao, phát triển bền vững.
18:12, 18/11/2023

Để hiểu rõ hơn về vùng đất, con người cũng như những nỗ lực của chính quyền và người dân quận Hoàn Kiếm trong việc kế thừa, bảo tồn và phát huy những giá trị cốt lõi của trung tâm Thủ đô Hà Nội, PV Tạp chí Kiến trúc Việt Nam đã có cuộc phỏng vấn Ông Phạm Tuấn Long - Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm.

Ông Phạm Tuấn Long - Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm

PV: Với vị trí địa lý và ý nghĩa lịch sử, Hoàn Kiếm đã trở thành một địa danh đặc biệt của Thủ đô Hà Nội. Vậy, theo Ông, những giá trị đặc biệt của quận Hoàn Kiếm là gì?

Ông Phạm Tuấn Long: Quận Hoàn Kiếm có vai trò là quận trung tâm hành chính, chính trị, văn hoá của Thủ đô Hà Nội, vì vậy Hoàn Kiếm trở nên đặc biệt với người dân cả nước, bạn bè quốc tế với nhiều giá trị cốt lõi. Điểm mốc Km0 thuộc địa bàn quận Hoàn Kiếm như một điểm khởi nguồn, mang hơi thở nhịp đập Trái tim, hội tụ và lan tỏa mạnh mẽ của Thủ đô Hà Nội.

Nằm ở vị trí trung tâm của kinh thành Thăng Long xưa, nơi đây lưu đậm những lớp dấu tích không gian, thời gian với sự hiện diện của nhiều di tích lịch sử, văn hoá, di tích cách mạng, kháng chiến cùng những tinh hoa văn hoá của vùng đất Thăng Long cổ kính.

Quận có 190 di tích lịch sử, văn hoá, danh thắng nổi tiếng. Những di tích địa danh đã đi vào lịch sử, in đậm trong tâm hồn con người bao thế hệ như: Hồ Gươm, đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc, đền Vua Lê, cửa Ô Quan Chưởng, Nhà hát Lớn Hà Nội, Nhà tù Hoả Lò, Nhà thờ Lớn, tượng đài Lý Thái Tổ, chợ Đồng Xuân… Những điều này đã tạo nên những giá trị đặc biệt của quận Hoàn Kiếm.

Đất và Người quận Hoàn Kiếm đánh dấu lịch sử hình thành của phố thị sớm vào bậc nhất Kinh kỳ. Hiện Hoàn Kiếm là quận duy nhất của Thủ đô có sự hiện diện đầy đủ Khu phố Cổ, Khu phố Cũ hay còn gọi là khu phố Pháp, ghi dấu những giai đoạn hình thành và phát triển của đô thị Hà Nội, đem lại những giá trị to lớn về cảnh quan, kiến trúc, di sản với những giá trị kết tinh về văn hoá, lịch sử, và du lịch của Hà Nội, sự giao thoa văn hoá xưa và nay, đan xen, pha trộn văn hoá phương Đông và phương Tây.

Những ngôi nhà ống cổ được xây dựng cách đây trên dưới 100 năm là một trong những yếu tố làm cho Khu phố Cổ trở thành di sản mang nét đặc thù của Thủ đô. Với đặc thù làng nghề tạo nên các phố nghề của Thăng Long - Hà Nội, tập trung ở khu phố Cổ quận Hoàn Kiếm ngày nay không chỉ minh chứng cho sự phát triển của các nghề thủ công truyền thống, mà đã tạo nên đời sống sinh hoạt năng động, đặc trưng, làm phong phú thêm cho đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của quận trung tâm Thủ đô.

Khu phố Pháp hiện diện với những giá trị lớn về không gian cảnh quan đô thị, cũng là minh chứng cho một thời kỳ của các kỹ thuật xây dựng đối với công trình kiến trúc Pháp nhưng được du nhập vào Việt Nam.

Với 3,4km chiều dài mặt sông Hồng, Quận Hoàn Kiếm đang hướng tới mở ra những không gian văn hoá cộng đồng bên sông, phát huy thế mạnh vị trí lịch sử của vùng đất ven sông. Trục giao thông trên phố Phùng Hưng đã khai thông mở ra không gian tiềm năng tiếp theo là Bãi giữa sông Hồng, vốn là không gian cảnh quan rất có giá trị.

Tuy là quận có diện tích nhỏ nhưng đây là nơi thường xuyên diễn ra các sự kiện chính trị văn hoá quan trọng của Thủ đô. Quận có nhiều trụ sở cơ quan đại diện ngoại giao, các tổ chức quốc tế và văn phòng đại diện nước ngoài, cơ quan Nhà nước ở Trung ương và địa phương; nhiều trụ sở tôn giáo lớn, các công trình kiến trúc, văn hoá có giá trị. Đồng thời, quận cũng là nơi tập trung các dịch vụ có kỹ thuật và chất lượng cao, những phố kinh doanh, chợ đầu mối sầm uất.

Đền Ngọc Sơn

PV: Vậy, kế thừa những giá trị trên, trong hành trình phát triển, thời gian qua Quận Hoàn Kiếm đã và đang đang thực hiện những nhiệm vụ gì để phát huy những giá trị văn hoá lịch sử của nó thưa Ông?

Ông Phạm Tuấn Long: Những năm qua quận Hoàn Kiếm đã không ngừng nỗ lực, tìm tòi và thực hiện nhiều giải pháp để bảo tồn, phát huy các giá trị vốn có của mình, đem lại “sức sống” mạnh mẽ cho thủ đô Hà Nội nói chung và trên địa bàn quận nói riêng như: tổ chức các tuyến Phố đi bộ tại Hàng Ngang - Chợ Đồng Xuân, khu vực Hồ Gươm, phố nghệ thuật Phùng Hưng, Con đường nghệ thuật Gốm sứ ven sông, không gian sinh hoạt Bãi giữa sông Hồng, Cải tạo và phát huy các công trình kiến trúc cổ, cũ có giá trị; nghiên cứu bảo tồn và phát huy Khu phổ Cổ, Khu phố Pháp…

Không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm và phụ cận hiện nay đã được hình thành rõ nét và ngày một phát huy giá trị văn hoá, cộng đồng, con người, nơi chốn. Không gian này có sức hút đối với người dân Thủ đô và du khách, mỗi ngày thu hút hàng vạn người đến vui chơi, giải trí. Tính riêng năm 2022, Quận Hoàn Kiếm đã phối hợp với Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội cùng các Sở, ngành tổ chức hơn 200 sự kiện vào các ngày cuối tuần tại các không gian đi bộ, thu hút hơn 1 triệu lượt người tham gia.

Quận đặc biệt chú trọng bảo tồn, khai thác các giá trị văn hoá truyền thống, vừa gìn giữ vốn quỹ di sản, vừa phục vụ hoạt động du lịch, tiến tới hình thành trung tâm sáng tạo của Thủ đô.

Nhiều năm qua, bên cạnh hoạt động thương mại, quận Hoàn Kiếm là nơi xuất hiện các không gian sáng tạo sớm nhất và nhiều nhất. Nhận thấy sự cần thiết về tái thiết không gian công cộng, quận đã linh hoạt, sáng tạo trong công tác tổ chức tạo điểm tĩnh kết hợp không gian công cộng với sự cởi mở, thiên về các hoạt động cộng đồng.
Quận đã tích cực ủng hộ mạnh mẽ những ý tưởng nghệ thuật & văn hóa mới, đem tới một hình ảnh mới trẻ trung cho đô thị Thủ đô. Sự xuất hiện của các pavilion bên khu vực Hồ Gươm những năm qua nhằm hướng tới nghệ thuật công cộng, nghệ thuật cộng đồng tạo nên những không gian sáng tạo của đời sống đô thị.

Các không gian sáng tạo mang ý nghĩa vừa bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hoá trên địa bàn, đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí của nhân dân, vừa phát triển du lịch, thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương, tạo dấu ấn đặc biệt, thậm chí được coi là khuôn mẫu trong xây dựng không gian sáng tạo của Hà Nội.
Công tác quản lý, phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hoá, đặc biệt là di tích quốc gia Khu phố Cổ Hà Nội và khu vực hồ Hoàn Kiếm được chú trọng. Việc thu hút các nguồn lực xã hội hoá đầu tư tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử - văn hoá trên địa bàn được quan tâm đẩy mạnh. Các lễ hội văn hoá truyền thống được tổ chức sôi nổi, thiết thực, tôn vinh và phát huy các giá trị di sản văn hóa phi vật thể, góp phần tạo dấu ấn quan trọng, nâng cao vị thế quận Hoàn Kiếm với Thủ đô và cả nước. Quận đã phối hợp tổ chức và duy trì tốt hoạt động của Phố Sách Hà Nội tại phố 19/12, tạo không gian văn hóa ý nghĩa, thu hút đông đảo người dân và du khách đến tham quan, mua sách và tham gia các hoạt động liên quan đến văn hóa đọc.

Bên hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội  

PV: Theo quy hoạch, quận Hoàn Kiếm là trung tâm đô thị lịch sử của Thủ đô. Vậy, theo Ông, làm thế nào để nâng cao chất lượng sống của người dân đô thị trên địa bàn Quận nói riêng và người dân Thủ đô cũng như du khách trong và ngoài nước nói chung?

Ông Phạm Tuấn Long: Quận Hoàn Kiếm được quy hoạch là trung tâm đô thị lịch sử của Thủ đô Hà Nội. Thời gian qua, công tác quản lý quy hoạch kiến trúc, cải tạo hạ tầng kỹ thuật, chỉnh trang đô thị được triển khai tích cực. Qua đó, môi trường, đời sống kinh tế, văn hoá - xã hội của người dân đã luôn được nâng cao chất lượng.

Quận đã phối hợp với các Sở, ngành Thành phố hoàn thiện các đồ án Quy hoạch phân khu đô thị, Quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc khu vực hồ Gươm và phụ cận, Quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc quận Hoàn Kiếm. Tập trung triển khai cải tạo, chỉnh trang các tuyến phố xung quanh hồ Hoàn Kiếm, các tuyến phố chính trên địa bàn quận (đã hoàn thành cải tạo, chỉnh trang trên 30 tuyến phố); hoàn thành dự án xây dựng, cải tạo, chỉnh trang khu vực xung quanh hồ Hoàn Kiếm đem lại những không gian văn hoá tinh thần đặc biệt cho người dân.

Các dự án cải tạo, chỉnh trang vòm cầu, cầu dẫn lên cầu Long Biên cũng đã được chú trọng thực hiện. Dự án xây dựng hầm đường bộ Trần Nguyên Hãn - Chương Dương Độ, mở đường từ Chương Dương Độ đến Cầu Đất cũng đang được triển khai.

Công tác quản lý đô thị có sự tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị từ quận đến phường, tạo nhiều chuyển biến tiến bộ. Công tác đảm bảo trật tự đô thị, vệ sinh môi trường trên địa bàn quận được chú trọng, xây dựng và triển khai nhiều kế hoạch, phương án nhằm đảm bảo tốt trật tự đô thị, trật tự an toàn giao thông, vệ sinh môi trường trên địa bàn, nhất là tại 32 tuyến phố chính và tuyến phố văn minh đô thị, 05 khu vực trọng điểm, khu vực các trường học, bệnh viện…;

Quận cũng đã xóa bỏ trên 200 điểm phức tạp về trật tự đô thị, an toàn giao thông, trên địa bàn. Bố trí hợp lý các điểm giao thông tĩnh phục vụ nhân dân, quan tâm đổi mới mô hình quản lý các điểm giao thông tĩnh trên địa bàn theo hướng hiệu quả hơn. Triển khai các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả công tác thu gom rác và xử phạt vi phạm về vệ sinh môi trường, chấn chỉnh hoạt động của lực lượng tự quản khu dân cư, lực lượng chuyên trách giữ gìn trật tự đô thị.

Công tác quản lý, phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hoá, đặc biệt là di tích quốc gia Khu phố cổ Hà Nội và khu vực hồ Hoàn Kiếm được chú trọng. Việc thu hút các nguồn lực xã hội hoá đầu tư tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử - văn hoá trên địa bàn được quan tâm đẩy mạnh.

Các lễ hội văn hoá truyền thống được tổ chức sôi nổi, thiết thực, tôn vinh và phát huy các giá trị di sản văn hóa phi vật thể, góp phần tạo dấu ấn quan trọng, nâng cao vị thế quận Hoàn Kiếm với Thủ đô và cả nước.

PV: Trân trọng cảm ơn Ông đã dành thời gian trả lời phỏng vấn!

Pháp lý xây dựng

Kiến trúc cảnh quan đô thị Hà Nội - bảo tồn và phát huy giá trị

Hà Nội (đô thị trong nước) được hình thành và phát triển từ một khu vực đầm lầy với hệ thông thống sông hồ dày đặc. Chính vì vậy, cấu trúc không gian cảnh quan đặc trưng của đô thị Hà Nội được định hình và phát triển dựa trên cấu trúc mặt nước tự nhiên này; trong đó cấu trúc của các dòng sông trong nội đô đóng vai xương sống cấu thành hình thái cấu trúc cảnh quan đô thị cổ Hà Nội (sông Hồng - phía Đông, sông Tô Lịch - phía Bắc và phía Tây và sông Sét - phía Nam).

Hà Nội có rừng... và rừng sẽ lên xanh

(KTVN 252) Việc quy hoạch tạo nên một hệ thống “Không gian xanh” - lá phổi xanh cho đô thị có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quá trình đô thị hoá, biến đổi khí hậu trên thế giới trong đó có Việt Nam không chỉ tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội mà còn là điều kiện quan trọng để tạo nên một đô thị phát triển bền vững. Công viên, vườn hoa... được hiểu đều nằm trong hệ thống “” đô thị. Suy cho cùng, “Không gian xanh”, hay “Công viên rừng” đều có mối quan hệ biện chứng ở nhiều lĩnh vực, nhiều khía cạnh và đều nhắm tới việc cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường sống, văn hoá, giáo dục của đô thị. Đồng thời, tạo ra sự khác biệt trong xây dựng biểu tượng, thương hiệu của từng đô thị khi yếu tố cạnh tranh mang tính toàn cầu đang rất cao.

Hồ Tây - Di sản văn hoá thiên nhiên trong lòng người Hà Nội

(KTVN 252) Hồ Tây, hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất trong nội đô được Mẹ thiên nhiên ban tặng cho Hà Nội, như một phần ruột thịt của sông Cái (sông Hồng) được cắt ra. Từ ngàn đời nay, Hồ Tây với người Hà Nội vẫn luôn là những huyền tích bước ra từ cuốn sách giáo khoa, hoặc đọng lại trong tiếng mẹ ru, hoặc vương vấn trong những vần thơ và câu hát. Hồ Tây với người Hà Nội hôm nay là một ví dụ minh họa điển hình trong lý thuyết về không gian nơi chốn, nơi để hoài niệm và tìm về, nơi ký ức luôn được cảm nhận, thẩm thấu bằng nhìn, bằng nghe, bằng nếm, chạm được vào và cả bằng hơi thở. 

Giá trị cảnh quan đô thị Hà Nội - Kế thừa và phát huy

(KTVN 252) Cảnh quan đô thị Hà Nội biểu lộ một sắc thái riêng biệt của bản sắc đô thị Hà Nội, hiển thị ở độ rộng thoáng, bao quát của không gian và độ phân bố đều trong cấu trúc đô thị. Đó là những giá trị lịch sử, văn hóa và nghệ thuật tạo hình, nghệ thuật cảnh quan nổi trội trong bảng màu bản sắc đô thị Hà Nội. Cảnh quan đô thị thì hiện hữu ở mọi nơi. Trong tương lai Hà Nội sẽ là một đô thị hiện đại, nhưng một đô thị càng hiện đại là đô thị càng giữ chặt trong mình cội nguồn lịch sử, càng hiện minh rõ bản sắc đô thị qua Cảnh quan đô thị.

Nhìn lại hình thức kiến trúc Hà Nội - Những chặng đường sáng tác

(KTVN 252) Công cuộc phục hồi kinh tế, xây dựng cơ sở vật chất và phát triển, mở rộng Thủ đô được đặt ra từ ngay sau ngày tiếp quản Thủ đô (từ năm 1954 đến nay) đã trải qua 70 năm dưới chính quyền cách mạng. Nhìn lại hình thức kiến trúc trong bối cảnh Hà Nội từ “một thời đạn bom, một thời hòa bình” đến thời kỳ Đổi mới và phát triển hiện nay, để thấy hơn tính xã hội của kiến trúc qua những chặng đường sáng tác của KTS. Theo đó, những hoạt động kiến trúc đã góp phần thể hiện sự năng động và sức sống nội tại của một đô thị có lịch sử nghìn năm với một quá khứ chồng xếp nhiều tầng văn hóa. 

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi