Hà Nội: Thông qua chủ trương về quy chế quản lý kiến trúc

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ mười bảy - kỳ họp giữa năm, để xem xét, quyết định một số vấn đề quan trọng, chiều ngày 2/7, HĐND TP. Hà Nội đã thông qua chủ trương về quy chế quản lý kiến trúc thành phố Hà Nội.
21:50, 02/07/2024
Toàn cảnh buổi họp (Ảnh Viết Thành).

Theo đó, quy chế tuân thủ quy định Luật Kiến trúc năm 2019 và Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 5-5-2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và quy định khác của pháp luật có liên quan phù hợp với định hướng Điều chỉnh Quy hoạch Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065; phù hợp với định hướng phát triển kiến trúc Việt Nam, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, Tiêu chuẩn xây dựng, Quy hoạch được phê duyệt.

 

Cụ thể, với mục tiêu quản lý kiến trúc, cảnh quan và thực hiện quy hoạch được duyệt, kiểm soát việc xây dựng mới, cải tạo, chỉnh trang đô thị theo định hướng phát triển kiến trúc, bảo vệ cảnh quan, bản sắc văn hóa dân tộc, đặc trưng kiến trúc Thủ đô Hà Nội. Bên cạnh đó, cụ thể hóa các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch, kiến trúc và xây dựng để quản lý kiến trúc đô thị phù hợp với điều kiện thực tế của Thủ đô Hà Nội và của từng khu vực quản lý trên địa bàn thành phố.

Trên nguyên tắc quản lý kiến trúc cần phải tuân thủ Luật Kiến trúc và các quy định khác của pháp luật có liên quan, phù hợp với định hướng phát triển kiến trúc Việt Nam và điều kiện thực tế tại Thủ đô, phù hợp định hướng quy hoạch chung, quy hoạch phân khu được cấp có thẩm quyền phê duyệt và quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành. Đặc biệt, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động, nâng cao thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần, văn hóa của nhân dân; xây dựng các khu vực phát triển, văn minh, giữ gìn bản sắc, tiến tới thu hẹp khoảng cách giữa đô thị và nông thôn, góp phần xây dựng nền kiến trúc tiên tiến, hiện đại, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc để đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, thích ứng với biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai.

Về quản lý kiến trúc, cần tính đến các đặc điểm, đặc thù của từng khu vực, phong tục tập quán, văn hóa truyền thống. Việc xây dựng công trình phải được quản lý chặt chẽ, đồng bộ về kiến trúc, không gian cảnh quan; bảo đảm chức năng hoạt động hiệu quả, mỹ quan, an toàn, hài hòa với tổng thể xung quanh.

Với các khu đất có điều kiện tổ chức công trình cao tầng điểm nhấn, cần được quy định cụ thể trong các khu vực có yêu cầu quản lý đặc thù hoặc thiết kế đô thị được cấp thẩm quyền phê duyệt. Quy chế này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiến trúc và xây dựng công trình kiến trúc tại thành phố Hà Nội với phạm vi lập quy chế trong địa giới hành chính của thành phố Hà Nội với tổng diện tích khoảng 3.359,84km2.

Một số nội dung chính của quy chế đã quy định về quản lý kiến trúc đối với toàn bộ khu vực lập quy chế, quy định quản lý đối với các khu vực có yêu cầu đặc thù về định hướng kiểm soát không gian, kiến trúc, cảnh quan, yêu cầu về bản sắc văn hóa dân tộc trong kiến trúc, quy định về quản lý kiến trúc các loại hình công trình; quy định về quản lý kiến trúc công trình hạ tầng kỹ thuật; quy định về quản lý, bảo vệ công trình kiến trúc có giá trị; quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện quy chế quản lý kiến trúc.

Pháp lý xây dựng

Bồi dưỡng phát triển đô thị thông minh tại Nghệ An

Ngày 6/9/2024, Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị đã phối hợp với Sở Xây dựng tỉnh Nghệ An tổ chức triển khai khóa Bồi dưỡng phát triển đô thị thông minh bền vững thuộc Dự án Thành lập Trung tâm Hợp tác Việt Nam – Hàn Quốc về Đô thị thông minh và Công nghệ xây dựng với thành phần tham gia là 100 cán bộ lãnh đạo, công chức, viên chức các Sở ngành, thành phố, huyện trực thuộc tỉnh Nghệ An.

Tuần lễ công trình xanh Việt Nam 2024 với nhiều hoạt động thiết thực

Tiếp nối thành công của những năm trước, Tuần lễ Công trình xanh Việt Nam năm 2024 với chủ đề “Phát triển công trình xanh: Chuyển biến từ chính sách đến hành động” do Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị tổ chức sẽ được diễn ra vào đầu tháng 10/2024. Sự kiện dự kiến thu hút trên 1.000 đại biểu đến từ các Bộ, ngành, chính quyền đô thị, các cơ quan, tổ chức, các doanh nghiệp trong nước và quốc tế.

Thủ tướng bấm nút khởi công Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia

Ngày 30/8, tại Hà Nội, Tập đoàn Vingroup chính thức khởi công dự án Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia tại huyện Đông Anh. Với tổng quy mô lên tới 90ha, thuộc Top 10 trung tâm triển lãm lớn nhất thế giới, Tổ hợp được dự báo sẽ là “kỳ quan mới” của Thủ Đô, khởi phát nền kinh tế “Expo” sôi động, sánh ngang với các tâm điểm giao thương toàn cầu.

Bắc Ninh: Quyết tâm sáng tạo, tận dụng mọi cơ hội để bứt phá vươn lên trong sản xuất kinh doanh

Vừa qua, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh đã gửi thư ngỏ cảm ơn tới Quý lãnh đạo các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh (Nhà đầu tư) đã và đang có những đóng góp to lớn vào sự nghiệp phát triển của tỉnh, giúp tỉnh Bắc Ninh ngày càng giàu đẹp, văn minh, thịnh vượng...

Di sản văn hóa Bắc Từ Liêm - nguồn lực phát triển công nghiệp văn hóa, xây dựng thành phố sáng tạo

Ngày 27/8, UBND quận Bắc Từ Liêm và Ban sưu tầm biên soạn Địa chí Bắc Từ Liêm đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Di sản văn hóa Bắc Từ Liêm, Làng khoa bảng Đông Ngạc với kết nối chuỗi giá trị di sản văn hóa, du lịch trong phát triển công nghiệp văn hóa, xây dựng thành phố sáng tạo”. Đây là hoạt động thiết thực chào mừng Quốc khánh 2/9 và hướng đến kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi