Hà Nội chính thức công bố Quy chế quản lý kiến trúc đô thị và Chương trình phát triển đô thị đến 2035

Hà Nội chính thức công bố Quy chế quản lý kiến trúc đô thị và Chương trình phát triển đô thị đến 2035

Mới đây, UBND Thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị công bố Quy chế quản lý kiến trúc Thành phố Hà Nội và Chương trình phát triển đô thị Thành phố Hà Nội giai đoạn đến năm 2035.
17:21, 14/01/2025

Sẽ có 16 quận tại Hà Nội trong năm 2025

Lộ trình nâng loại đô thị của Hà Nội giai đoạn đến 2035.
Lộ trình nâng loại đô thị của Hà Nội giai đoạn đến 2035.

Theo đó, tại hội nghị Sở Quy hoạch và Kiến trúc đã công bố các quyết định và giới thiệu nội dung chính của Quy chế quản lý kiến trúc TP Hà Nội và Chương trình Phát triển đô thị TP Hà Nội giai đoạn đến 2035.

Cụ thể, Quy chế quản lý kiến trúc TP Hà Nội có hiệu lực từ ngày 10-1-2025, gồm 4 chương, 17 điều quy định cụ thể về quản lý kiến trúc, không gian cảnh quan; quản lý, bảo vệ công trình kiến trúc có giá trị. Trong đó, Hà Nội cũng nêu rõ các nguyên tắc quản lý; các khu vực, vị trí hoặc công trình phải thi tuyển phương án kiến trúc; yêu cầu về bản sắc dân tộc trong kiến trúc...

Theo ông Nguyễn Bá Nguyên - Phó Giám đốc Sở Quy hoạch và Kiến trúc Hà Nội cho biết, đây là lần đầu tiên Hà Nội có quy chế riêng đầy đủ về quản lý kiến trúc cảnh quan; quy chế đã bám sát Quy hoạch chung Thủ đô mới được điều chỉnh và đặt ra những định hướng, quy định quan trọng...

Tại chương trình Phát triển đô thị TP Hà Nội giai đoạn đến 2035 được phê duyệt, đến năm 2025, số lượng quận của Hà Nội là 16 quận (12 quận hiện có và 4 huyện Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Hoài Đức dự kiến thành lập quận) phù hợp Quyết định số 241/QĐ-TTg ngày 24/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ, Kế hoạch số 68/KH-UBND ngày 03/3/2024 của UBND TP Hà Nội.

Bên cạnh đó, Hà Nội cũng sẽ công nhận thành phố loại III – Sơn Tây trực thuộc Thủ đô; tiếp tục đẩy mạnh đầu tư xây dựng phát triển đô thị tại phía Bắc theo Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô để tiến tới hình thành thành phố phía Bắc với hạt nhân chính là quận Đông Anh trong giai đoạn đến năm 2045; đẩy mạnh đầu tư xây dựng phát triển đô thị tại Hoà Lạc, Xuân Mai để tiến tới hình thành thành phố phía Tây trong giai đoạn đến năm 2045; xây dựng phát triển đô thị tại khu vực Phú Xuyên, Thường Tín để hình thành thành phố phía Nam trong giai đoạn đến 2045...

Tập trung đẩy nhanh tiến độ hiệu quả triển khai

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn nhấn mạnh, Quy chế quản lý kiến trúc thành phố Hà Nội và Chương trình phát triển đô thị thành phố Hà Nội giai đoạn đến năm 2035 là 2 nội dung rất quan trọng, cụ thể hóa một số nội dung được xác định tại các nghị quyết của trung ương và Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.
Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.

Đây là tập hợp các quy định, nhiệm vụ, giải pháp, chương trình, đề án, dự án, chỉ tiêu, số liệu nhằm quản lý quy hoạch, kiến trúc, phát triển đô thị có trọng tâm, trọng điểm và tuân thủ theo quy hoạch được duyệt.

Để triển khai các nhiệm vụ hiệu quả,  Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn yêu cầu Sở Quy hoạch – Kiến trúc, Viện Quy hoạch xây dựng, trên cơ sở Quy chế quản lý kiến trúc và Chương trình phát triển đô thị thành phố nêu trên, triển khai đăng tải thông tin, hướng dẫn, phổ biến tới các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã để tổ chức triển khai, áp dụng vào công tác quản lý, triển khai các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội thực tiễn tại cơ sở, địa phương; tập trung khẩn trương hoàn thành Danh mục và kế hoạch triển khai nghiên cứu lập các quy hoạch, quy chế, quy định có liên quan;

Các đơn vị có liên quan tiếp tục khẩn trương tổng hợp các nội dung, số liệu, phối hợp cùng UBND các huyện có liên quan sớm hoàn thiện hồ sơ Đề án đầu tư, xây dựng các huyện thành quận đảm bảo tiến độ trình cấp có thẩm quyền theo đúng chỉ đạo của UBND Thành phố...

Các đơn vị cần chủ động, tập trung đẩy nhanh tiến độ lập các quy hoạch tại cơ sở theo thẩm quyền. Đặc biệt, trọng tâm là quy hoạch đầu tư phát triển, quy hoạch chỉnh trang, tái thiết đô thị, cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ; các đồ án thiết kế đô thị, quy hoạch chi tiết các khu vực không gian chức năng, hạ tầng quan trọng của thành phố, công viên, vườn hoa, quảng trường, công trình văn hóa, công cộng; Tăng cường giám sát, quản lý quy hoạch kiến trúc, xây dựng đồng bộ đô thị và nông thôn ngày càng văn minh, hiện đại.

 

Pháp lý xây dựng

Chính thức phê duyệt Đề án xây dựng và quản lý Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch

Mới đây, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình đã ký Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 2/1/2025 phê duyệt Đề án xây dựng và quản lý Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch...

Nghị định số 175/2024/NĐ-CP đẩy mạnh phân cấp trong hoạt động đầu tư xây dựng

Nghị định số 175/2024/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về đẩy mạnh phân cấp đi đôi với tăng cường kiểm tra, giám sát; tăng cường chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin và đơn giản hóa thủ tục hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng.

Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn - Góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật ngành Xây dựng

Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn số 47/2024/QH15 đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 8, ngày 26/11/2024 với tỷ lệ tán thành cao (94.99%); Luật sẽ có hiệu lực thi hành ngày 01/7/2025 với nhiều nội dung trọng tâm và điểm mới cho thấy, sự chủ động, tích cực của Bộ Xây dựng trong nghiên cứu, kịp thời thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng để hoàn thiện hệ thống pháp luật ngành Xây dựng.

Phương pháp xác định và quản lý chi phí dịch vụ sự nghiệp công chiếu sáng, cây xanh đô thị

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Bùi Xuân Dũng vừa ký ban hành Thông tư 12/2024/TT-BXD ngày 18/12/2024 về hướng dẫn phương pháp xác định và quản lý chi phí dịch vụ sự nghiệp công chiếu sáng đô thị, cây xanh đô thị. Thông tư có hiệu lực từ ngày 15/02/2025.

Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Kiến trúc sư

Theo đó, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp kiến trúc sư đã được quy định cụ thể tại Thông tư 11/2024/TT-BXD của Bộ Xây dựng quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp; tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành xây dựng.

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi