Góp sức hiện thực hóa đề án xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội

Góp sức hiện thực hóa đề án xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội

(Vietnamarchi) - Là một trong những đơn vị trực thuộc Viện Kiến trúc Quốc gia, bên cạnh việc thực hiện tốt mọi nhiệm vụ và quyền hạn, Trung tâm Kỹ thuật Hạ tầng và Khảo sát, Kiểm định Xây dựng đã luôn chủ động phối hợp với các đơn vị trực thuộc Viện Kiến trúc Quốc gia để đào tạo nâng cao năng lực, phổ biến thông tin về khoa học công nghệ trong lĩnh vực khảo sát, kiểm định xây dựng, hạ tầng và môi trường, chủ động thực hiện các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, phát triển và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực hạ tầng và môi trường;… Bởi vậy, trong những năm qua, Trung tâm Kỹ thuật hạ tầng và khảo sát, kiểm định xây dựng đã và đang đạt được nhiều thành tựu tiêu biểu, tích cực đóng góp mạnh mẽ trong công cuộc phát triển ngành Xây dựng nói chung.
10:03, 25/12/2024
Dự án Nhà ở xã hội TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh với tổng mức đầu tư 1.361 tỷ đồng
Dự án Nhà ở xã hội TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh với tổng mức đầu tư 1.361 tỷ đồng.

Trong đó, việc triển khai một số dự án Nhà ở xã hội mới đây tại các tỉnh như Bắc Giang, Quảng Ninh và một số dự án khác đã đem lại ý nghĩa hết sức to lớn, góp sức hiện thực hóa Đề án xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội của Chính phủ và Bộ Xây dựng đưa ra.

Theo ThS. KS Nguyễn Đăng Khoa – Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật Hạ tầng và Khảo sát, Kiểm định Xây dựng, thiết kế nhà ở xã hội là một trong những nhiệm vụ khó khăn đối với các KTS, kỹ sư. Khi thiết kế loại hình công trình này vừa phải tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn khắt khe đối với công trình cao tầng vừa phải tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến nhà ở xã hội, cần phải tính toán tối ưu hóa được không gian sống, tính toán lựa chọn vật tư, thiết bị, tiết diện các cấu kiện hợp lý để nâng cao hiệu quả sử dụng…

Công trình Trung tâm Hành động Bom mìn Quốc gia
Công trình Trung tâm Hành động Bom mìn Quốc gia.

Cụ thể, với mục tiêu thí điểm tạo dựng chuỗi sản phẩm nhà ở xã hội mẫu chất lượng cao, tiêu chuẩn quốc tế, Dự án Khu nhà ở xã hội đồi Ngân hàng (TP Hạ Long, Quảng Ninh) với cụm công trình bao gồm 3 toà nhà được thiết kế hiện đại, hoà cùng với không gian cảnh quan tại vị trí đắc địa, đồng bộ về cơ sở hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật; khớp nối với các dự án đầu tư; khu dân cư lân cận đảm bảo phát triển ổn định, bền vững; khai thác hiệu quả sử dụng đất trên cơ sở đảm bảo hiệu quả đầu tư và nâng cao đời sống nhân dân khu vực. Đây là công trình nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp đầu tiên trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu giải quyết về nhà ở cho các đối tượng thuộc nhóm gia đình chính sách, người lao động tại khu công nghiệp và người thu nhập thấp tại các thành phố lớn.

Sở chỉ huy Binh chủng Công binh 445 Đội Cấn – Hà Nội
Sở chỉ huy Binh chủng Công binh 445 Đội Cấn – Hà Nội.

Đồng thời, Dự án đã từng bước hiện thực hóa các chủ trương về nâng cao chất lượng sống, vì hạnh phúc nhân dân, thể hiện đặc trưng, bản chất tốt đẹp vì nhân dân trong những nhiệm vụ trọng tâm cần ưu tiên phát triển kinh tế, xã hội và đồng hành cùng Chính phủ trong thực hiện Đề án Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội giai đoạn đến năm 2030.

Bên cạnh đó, trong thời gian qua, Trung tâm Kỹ thuật hạ tầng và khảo sát, kiểm định xây dựng còn thực hiện một số công trình tiêu biểu như: dự án Trung tâm Hành động bom mìn Quốc gia Việt Nam với tổng mức đầu tư của dự án 500 tỷ đồng; Sở chỉ huy Binh chủng Công binh 445 Đội Cấn – Hà Nội; Nhà ở công vụ cơ quan Bộ Tư lệnh Công binh; Biểu tượng đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng; Dự án Quy hoạch phân khu xây dựng KCN Sông Công II (giai đoạn 2) thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên; … đã giúp Trung tâm Kỹ thuật hạ tầng và khảo sát, kiểm định xây dựng – một trong những đơn vị trực thuộc Viện Kiến trúc Quốc gia – ngày càng khẳng định được những giá trị to lớn, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của xã hội và đất nước./.

Pháp lý xây dựng

Đô thị biển Cần Giờ - cực tăng trưởng mới của Thành Phố Hồ Chí Minh

Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ là dự án siêu đô thị trọng điểm, mang tầm vóc quốc tế, trong chiến lược phát triển hướng biển năng động của Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM). Dự án đã chính thức khởi công vào ngày 19/4, bước vào giai đoạn triển khai, hứa hẹn mở ra chương mới cho khát vọng vươn ra biển lớn của thành phố.

Định hướng hệ thống TOD phức hợp cho khu vực TPHCM trong bối cảnh mở rộng ranh giới hành chính và nguồn lực phát triển

(KTVN 255) Nhìn chung, việc phát triển mạng lưới TOD trong vùng kinh tế động lực TPHCM đòi hỏi một cách tiếp cận đa tầng và linh hoạt. TPHCM sẽ là trung tâm điều phối với mô hình AI-TOD, sử dụng trí tuệ nhân tạo để tối ưu hóa giao thông. Nhơn Trạch sẽ phát triển theo hướng MAOD, tập trung vào tính linh hoạt trong di chuyển với hệ thống phà, xe điện và BRT. Bình Dương sẽ đi theo mô hình UTD, tập trung phát triển đô thị quanh các ga tàu và nâng cao hệ thống giao thông công cộng. Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ triển khai VOTOD, kết hợp giữa đường sắt, giao thông thủy và các phương tiện thân thiện với môi trường. Khi tất cả các khu vực này được kết nối chặt chẽ trong một hệ thống tổng thể, vùng kinh tế động lực TPHCM sẽ có một nền tảng giao thông hiện đại, bền vững và hiệu quả hơn.

Mô hình thành phố song sinh Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành

(KTVN 255) Trong bối cảnh toàn cầu hóa, khi tốc độ di chuyển và khả năng mở rộng kết nối trở thành yếu tố then chốt, sân bay Quốc tế Long Thành đóng vai trò quan trọng trong việc nâng tầm năng lực hàng không quốc gia, mở ra cơ hội lớn để Việt Nam hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế toàn diện, bước vào kỷ nguyên hội nhập và phát triển mạnh mẽ.

Mô hình đô thị đặc thù - đô thị động lực trong bối cảnh của Thành phố Hồ Chí Minh

(KTVN 255) Năm 2017, Quốc hội khóa XIV đã ban hành Nghị quyết 54/2017/QH14 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh tại kỳ họp thứ 4 ngày 24/11/2017. Chỉ sau 5 năm thực hiện, việc thí điểm theo Nghị quyết 54/2017/QH14 cho thấy hiệu quả của cơ chế, chính sách đặc thù cho TPHCM chưa có tác động đáng kể đến hiệu quả phát triển. Vì vậy, Quốc hội khóa XV đã ban hành Nghị quyết 98/2023/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM tại kỳ họp thứ 5 ngày 24/5/2023, nhằm đáp ứng nhu cầu tạo dựng một số cơ chế, chính sách đặc thù để dễ dàng phát triển trên cơ sở mật độ kinh tế rất lớn của TPHCM.

Đô thị toàn cầu Thành phố Hồ Chí Minh - Đặc thù và động lực

(KTVN 255) Quy hoạch TPHCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050 vừa được Thủ tướng Phạm Minh Chính phê duyệt đã đặt mục tiêu xây dựng và phát triển TPHCM thành đô thị toàn cầu, là hạt nhân vùng, cực tăng trưởng cả nước. Vậy TPHCM có những đặc thù gì và sẽ dựa vào những động lực nào để vươn mình thành đô thị toàn cầu trong tương lai...?

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi