Chuyên gia Hàn Quốc hiến kế cách gỡ khó cho công tác chỉnh trang, tái thiết đô thị

Chuyên gia Hàn Quốc hiến kế cách gỡ khó cho công tác chỉnh trang, tái thiết đô thị

Trước thực trạng Hà Nội có nhiều khu vực đô thị đã hình thành lâu đời cần được chỉnh trang, tái thiết nhưng đang đối mặt với nhiều thách thức, Hội Kiến trúc sư Hà Nội coi đây là nội dung cần tìm hiểu từ các thành phố có bối cảnh tương tự, trong đó có Thủ đô Seoul - Hàn Quốc.
09:44, 12/08/2024

Trong toạ đàm quốc tế về “Một số kinh nghiệm trong công tác tái thiết đô thị Seoul - Hàn Quốc” do Hội Kiến trúc sư Hà Nội vừa tổ chức, các chuyên gia về kiến trúc, quy hoạch của Việt Nam và Hàn Quốc đã có dịp chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức và đưa ra những quan điểm chuyên môn trong hoạt động tái thiết đô thị.

hàn quốc
Quang cảnh tọa đàm “Một số kinh nghiệm trong công tác tái thiết đô thị Seoul - Hàn Quốc”.

Phát biểu khai mạc tọa đàm, TS-KTS. Nguyễn Văn Hải, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội, Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Hà Nội, cho biết những kinh nghiệm, bài học đắt giá của Seoul trong việc xây dựng, thái thiết trong giai đoạn vừa qua sẽ là những bài học để những chuyên gia về quy hoạch, kiến trúc của Hội Kiến trúc sư Hà Nội lắng nghe, tham khảo.

TS-KTS. Nguyễn Văn Hải hy vọng, qua buổi tọa đàm này, mối quan hệ hợp tác giữa Hội Kiến trúc sư Hà Nội và các chuyên gia của Hàn Quốc trong các vấn đề về kiến trúc, quy hoạch sẽ ngày càng tốt hơn.

hàn quốc 2
TS-KTS. Nguyễn Văn Hải, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội, Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Hà Nội phát biểu khai mạc tọa đàm.

Năm 2022, Hội Kiến trúc sư Hà Nội đã ký với UBND thành phố Hà Nội chương trình hợp tác phát triển quy hoạch - kiến trúc Thủ đô. Hiện tại, Hội kiến trúc sư Hà Nội đang thực hiện nhiều nhiệm vụ thẩm định, góp ý các hồ sơ quy hoạch, kiến trúc trên địa bàn thành phố bao gồm cả các hoạt động tái thiết đô thị.

Để có những đóng góp giá trị, thời gian qua, Hội Kiến trúc sư Hà Nội đã tạo điều kiện cho các thành viên của Hội tới tham quan học hỏi nhiều thành phố quốc tế: từ châu Âu đến châu Á, Bắc Mỹ, từ các quốc gia phát triển Bắc Á (Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan) đến các quốc gia láng giềng ASEAN.

Trong báo cáo sơ bộ kết quả hợp tác chuyên môn của các kiến trúc sư Hà Nội với các chuyên gia quốc tế (Nhật Bản, Hồng Kong, Pháp, Hàn Quốc…) về các nghiên cứu đã triển khai tại quận Hoàn Kiếm và Hà Nội, KTS. Trần Huy Ánh, Uỷ viên Thường vụ Hội Kiến trúc sư Hà Nội, cho biết, qua nhiều năm tổ chức các hoạt động hợp tác với các kiến trúc sư, chuyên gia công nghệ số, chuyên gia đô thị đến từ nhiều nước trên thế giới, các kiến trúc sư Hà Nội đã có được những bài học trong phát triển kiến trúc, quy hoạch đô thị, chuyển đổi số trong kiến trúc và quản lý đô thị.

“Qua kinh nghiệm tái thiết đô thị của các nước và trong đó có của Hàn Quốc gần đây đã đạt được nhiều thành công bằng các phương pháp tiếp cận cả về mặt kinh tế, xã hội, luật pháp, văn hóa,… các Kiến trúc sư Hà Nội nhận thấy có thể áp dụng tại Hà Nội với một số bài học tương tự”, KTS. Trần Huy Ánh nêu.

hàn quốc 3
KTS. Trần Huy Ánh, Uỷ viên Thường vụ Hội Kiến trúc sư Hà Nội trình bày báo cáo.

Tọa đàm cung cấp cho các chuyên gia, kiến trúc sư những kinh nghiệm tái thiết đô thị đã thực hiện thành công của thành phố Seoul – Hàn Quốc qua chia sẻ thông tin về dự án “Xây dựng lại Hàn Quốc và cải tạo thành phố Seoul” của diễn giả là Tiến sĩ Choi Jong-Kwon (Hàn Quốc).

Ông Choi Jong-Kwon đã tập chung trình bày các vấn đề về đô thị hóa và các chính sách về đô thị của Hàn Quốc, lịch sử quá trình cải tạo đô thị ở Seoul, xây dựng chính sách mới và ban hành pháp luật, dự án cải tạo môi trường sống, dự án tái phát triển nhà ở, những thành tựu mà Hàn Quốc đã đạt được trong quá trình tái thiết đô thị,…

hàn quốc 4
Tiến sĩ Choi Jong-Kwon chia sẻ thông tin về dự án “Xây dựng lại Hàn Quốc và cải tạo thành phố Seoul”.

Đặc biệt, Tiến sĩ Choi Jong-Kwon cũng đưa ra nhận diện về hiện trạng đô thị và cải tạo đô thị ở Việt Nam. Ông cho biết, tỷ lệ đô thị hóa chung của Việt Nam bắt đầu ở mức 10% vào năm 1950 và đã đạt khoảng 35% từ năm 2019. Theo báo cáo Dự báo Đô thị hóa toàn cầu của OECD (2014) dự đoán sẽ đạt 39,9% vào năm 2025 và 53,8% vào năm 2050.

Theo ông, quá trình đô thị hóa nhanh chóng ở Việt Nam đặt ra việc cần nhiều cơ sở hạ tầng như nhà ở. Tại Hà Nội, khu vực nội thành có tốc độ tăng dân số bình quân hàng năm là 4,9% tăng từ 1,27 triệu người năm 1995 lên 4 triệu người năm 2019.

Tiến sĩ Choi Jong-Kwon cũng chỉ rõ một số nguyên nhân của việc triển khai chậm các dự án tái thiết chung cư cũ ở Việt Nam, như: Thiếu các quy định liên quan cho các dự án tái thiết; Khó khăn trong việc lập kế hoạch dự án; Khó khăn, vướng mắc trong việc lựa chọn nhà đầu tư; Khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ tái định cư; Khó khăn trong phương án di dời nơi ở cho chủ sở hữu, người thuê,…; Thiếu các biện pháp khuyến khích đầu tư đầy đủ và thực tế.

Bên cạnh đó, ông Choi Jong-Kwon còn trình bày những tìm hiểu của mình về hiện trạng các đô thị ở Việt Nam và cải tạo đô thị, trong đó, có dự án cải tạo, tái thiết thành phố Hà Nội.

Tại tọa đàm, Tiến sĩ Choi Jong-Kwon và các kiến trúc sư Hà Nội cũng đã có những trao đổi, thảo luận về những vấn đề liên quan tới tái thiết đô thị, bảo vệ môi trường và bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa tại các khu phố lịch sử...

Diễn giả Choi Jong-Kwon sinh năm 1971 tại Hàn Quốc, ông hiện là giảng viên Đại học Chung-Ang, Seoul, Hàn Quốc và là nghiên cứu viên cao cấp Đại học Quốc gia Seoul, Viện Nghiên cứu Luật, Seoul, Hàn Quốc. Ông giữ chức vụ Giám đốc điều hành Công ty TNHH Han Viet Platform (Hàn Quốc).

Ông Choi Jong-Kwon tới Việt Nam từ năm 2016 và từng hợp tác với Bộ Xây Dựng và các địa phương để triển khai các dự án hỗ trợ “Chiến lược Nhà ở xã hội tại Việt Nam (2018-2021)”; “Dịch vụ điều tra pháp lý phát hiện dự án thí điểm Thành phố thông minh tại Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam (2020-2021)”. Năm 2022- 2023, ông đã chủ động chia sẻ với giới chuyên môn về kinh nghiệm tái thiết đô thị Seoul Hàn Quốc, qua đó nhận diện những thách thức trong tái thiết đô thị Hà Nội.

https://nguoidothi.net.vn/chuyen-gia-han-quoc-hien-ke-cach-go-kho-cho-cong-tac-chinh-trang-tai-thiet-do-thi-44756.html

Pháp lý xây dựng

Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu

Biến đổi khí hậu, ô nhiễm và cạn kiệt tài nguyên đang đe dọa sự phát triển bền vững của nhân loại. Do vậy, việc nghiên cứu và ứng dụng vật liệu bền vững trở thành một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu. Với chủ đề “Vật liệu cho Tương lai Bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture sẽ quy tụ các nhà khoa học hàng đầu thế giới, nhằm mang tới những góc nhìn sâu sắc và trao đổi khoa học chất lượng cao về tương lai của vật liệu bền vững.

Hà Nội thông qua Nghị quyết quản lý công trình kiến trúc có giá trị

Ngày 19/11, tại Kỳ họp thứ 19, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết quy định việc nhượng quyền khai thác, quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao thuộc phạm vi quản lý của thành phố, theo điểm a, b khoản 4 Điều 41 Luật Thủ đô.

Tọa đàm ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) trong kiến trúc và quy hoạch

Ngày 28/11/2024, Hội KTS Hà Nội tổ chức Tọa đàm Ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) trong kiến trúc và quy hoạch tại Hội trường Viện Quy hoạch Xây Dựng Hà Nội, Tầng 15, Tòa nhà liên cơ thành phố Hà Nội, Đường Võ Chí Công, Quận Tây Hồ, TP Hà Nội. Mỗi KTS tham gia đầy đủ sẽ được cấp chứng chỉ xác nhận tích lũy 1,8 điểm CPD.

Viện Kiến trúc Quốc gia trao bằng tiến sĩ cho 5 nghiên cứu sinh

Sáng 19/11, Viện Kiến trúc Quốc gia (Bộ Xây dựng) tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày nhà giáo Việt Nam và trao bằng cho 5 tân tiến sĩ được đào tạo tại Viện. Tham dự buổi lễ có đại diện lãnh đạo các cục, vụ, đơn vị chức năng của Bộ Xây dựng; đông đảo cán bộ, nhân viên Viện Kiến trúc Quốc gia, cùng các thầy, cô giáo, chuyên gia chuyên ngành quy hoạch - kiến trúc và các nghiên cứu sinh của Viện Kiến trúc Quốc gia.

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong kiến trúc – quy hoạch

Công nghệ số và trí tuệ nhân tạo đã phổ biến trong cuộc sống toàn cầu và ảnh hưởng mọi mặt tới cuộc sống chúng ta. Trong Kiến trúc – Quy hoạch – Quản lý đô thị đã có thay đổi cơ bản. Tuy vậy, các hoạt động tư vất thiết kế hay quản lý đô thị tại Việt Nam hầu như chưa tiếp cận …Thực trạng này đã làm chậm bước phát triển của đất nước ta so với thế giới.

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi