Chất lượng công tác đào tạo ngày càng được khẳng định

Chất lượng công tác đào tạo ngày càng được khẳng định

(Vietnamarchi) - Trong 45 năm hình thành và phát triển, Viện Kiến trúc Quốc gia đã có hơn 20 năm đào tạo Tiến sĩ chuyên ngành Kiến trúc. Từ những ngày đầu tham gia công tác đào tạo đến nay, Viện Kiến trúc Quốc gia đã có nhiều cải tiến cũng như những chương trình hành động cụ thể qua mỗi thời kì, kết quả đạt được cũng rất khả quan...
17:52, 16/12/2024

Đặc biệt, những năm gần đây ghi dấu ấn với 05 đề tài được thông qua Hội đồng cấp Cơ sở của các nghiên cứu sinh tại Viện Kiến trúc Quốc Gia, đạt yêu cầu để hoàn thiện trước khi ra bảo vệ trước Hội đồng cấp cao nhất để nhận học vị Tiến sĩ cấp Viện. Đặc biệt, vào tháng 10/2023, Luận án của Nghiên cứu sinh Nguyễn Minh Đức đã bảo vệ thành công trước Hội đồng cấp Viện và được hoàn thiện các thủ tục để nhận bằng Tiến sĩ chuyên ngành Kiến trúc…

TS.KTS Trịnh Hồng Việt – Phó Viện trưởng Viện Kiến trúc Quốc gia trao bằng tiến sĩ cho 5 tân tiến sĩ
TS.KTS Trịnh Hồng Việt – Phó Viện trưởng Viện Kiến trúc Quốc gia trao bằng tiến sĩ cho 5 tân iến sĩ.

Trước đó, những nghiên cứu sinh này đã có thời gian dài gắn bó với Viện Kiến trúc Quốc gia bằng những đề tài nghiên cứu, cũng như các công trình, đồ án, dự án cụ thể… Điều đó đã cho thấy, những nghiên cứu sinh đã đáp ứng được nhu cầu về nhân lực chất lượng cao cho ngành kiến trúc. Đồng thời, chất lượng nghiên cứu thể hiện trong luận án rất phong phú, chủ yếu là liên quan đến kiến thức mới, hàm lượng khoa học chuyên sâu gắn với bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam, phù hợp với định hướng kiến trúc của Chính phủ.

Viện xác định vấn đề đào tạo chuyên ngành kiến trúc luôn gắn liền với công tác mở rộng hợp tác quốc tế, vì nhu cầu cập nhật về kiến thức, áp dụng các công nghệ mới cũng như chia sẻ của cộng đồng quốc tế là việc hết sức cần thiết, tạo ra luồng gió mới cho lĩnh vực nghệ thuật kiến trúc một cách chất lượng và hiệu quả.
Những năm qua, Viện Kiến trúc Quốc gia không ngừng tăng cường hợp tác với các nước phát triển trên thế giới như: Hàn Quốc, Trung Quốc… Với các đối tác truyền thống tại Đông Nam Á, Viện vẫn luôn có sự liên kết chặt chẽ.

1000
Viện Kiến trúc Quốc gia ký kết hợp tác với LBN ENC (Hàn Quốc).

Ngoài ra, đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học của Viện thường xuyên được cử đi học tập tại các nước có nền kiến trúc tiên tiến ở châu Âu, châu Mỹ và Nhật Bản. Thông qua những chuyến học tập, trao đổi kinh nghiệm từ các nước phát triển đã giúp đội ngũ cán bộ của Viện tiếp cận được các phương pháp đào tạo, kiến thức, khoa học công nghệ mới được cập nhật để có những đề xuất phù hợp trong giai đoạn phát triển mới.

Với bối cảnh thế giới, khoa học công nghệ phát triển, một trong những vấn đề rất cần thiết chính là công nghệ số, công nghệ thông minh ứng dụng trong thiết kế kiến trúc cũng như trong xây dựng… Viện Kiến trúc Quốc gia đã có những định hướng cho công tác đào tạo.

Cụ thể, thực hiện các nghiên cứu gắn liền với các xu hướng chung như: Kiến trúc xanh; Xu hướng kiến trúc bền vững tiết kiệm năng lượng; Trung hòa chất thải tiến tới netzero…

Viện Kiến trúc Quốc gia tổ chức thi sát hạch phục vụ cấp chứng chỉ hành nghề Kiến trúc
Viện Kiến trúc Quốc gia tổ chức thi sát hạch phục vụ cấp chứng chỉ hành nghề Kiến trúc.

Bên cạnh một số định hướng về hợp tác quốc tế, cập nhật các kiến thức mới… như trên, Viện Kiến trúc Quốc gia sẽ phát triển một cách có hệ thống các phương pháp đánh giá định kỳ và tổng thể, giúp chương trình đào tạo nghiên cứu sinh kiến trúc được theo dõi và đánh giá hiệu suất, từ đó đưa ra điều chỉnh và cải thiện liên tục./.

Pháp lý xây dựng

Đô thị biển Cần Giờ - cực tăng trưởng mới của Thành Phố Hồ Chí Minh

Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ là dự án siêu đô thị trọng điểm, mang tầm vóc quốc tế, trong chiến lược phát triển hướng biển năng động của Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM). Dự án đã chính thức khởi công vào ngày 19/4, bước vào giai đoạn triển khai, hứa hẹn mở ra chương mới cho khát vọng vươn ra biển lớn của thành phố.

Định hướng hệ thống TOD phức hợp cho khu vực TPHCM trong bối cảnh mở rộng ranh giới hành chính và nguồn lực phát triển

(KTVN 255) Nhìn chung, việc phát triển mạng lưới TOD trong vùng kinh tế động lực TPHCM đòi hỏi một cách tiếp cận đa tầng và linh hoạt. TPHCM sẽ là trung tâm điều phối với mô hình AI-TOD, sử dụng trí tuệ nhân tạo để tối ưu hóa giao thông. Nhơn Trạch sẽ phát triển theo hướng MAOD, tập trung vào tính linh hoạt trong di chuyển với hệ thống phà, xe điện và BRT. Bình Dương sẽ đi theo mô hình UTD, tập trung phát triển đô thị quanh các ga tàu và nâng cao hệ thống giao thông công cộng. Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ triển khai VOTOD, kết hợp giữa đường sắt, giao thông thủy và các phương tiện thân thiện với môi trường. Khi tất cả các khu vực này được kết nối chặt chẽ trong một hệ thống tổng thể, vùng kinh tế động lực TPHCM sẽ có một nền tảng giao thông hiện đại, bền vững và hiệu quả hơn.

Mô hình thành phố song sinh Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành

(KTVN 255) Trong bối cảnh toàn cầu hóa, khi tốc độ di chuyển và khả năng mở rộng kết nối trở thành yếu tố then chốt, sân bay Quốc tế Long Thành đóng vai trò quan trọng trong việc nâng tầm năng lực hàng không quốc gia, mở ra cơ hội lớn để Việt Nam hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế toàn diện, bước vào kỷ nguyên hội nhập và phát triển mạnh mẽ.

Mô hình đô thị đặc thù - đô thị động lực trong bối cảnh của Thành phố Hồ Chí Minh

(KTVN 255) Năm 2017, Quốc hội khóa XIV đã ban hành Nghị quyết 54/2017/QH14 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh tại kỳ họp thứ 4 ngày 24/11/2017. Chỉ sau 5 năm thực hiện, việc thí điểm theo Nghị quyết 54/2017/QH14 cho thấy hiệu quả của cơ chế, chính sách đặc thù cho TPHCM chưa có tác động đáng kể đến hiệu quả phát triển. Vì vậy, Quốc hội khóa XV đã ban hành Nghị quyết 98/2023/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM tại kỳ họp thứ 5 ngày 24/5/2023, nhằm đáp ứng nhu cầu tạo dựng một số cơ chế, chính sách đặc thù để dễ dàng phát triển trên cơ sở mật độ kinh tế rất lớn của TPHCM.

Đô thị toàn cầu Thành phố Hồ Chí Minh - Đặc thù và động lực

(KTVN 255) Quy hoạch TPHCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050 vừa được Thủ tướng Phạm Minh Chính phê duyệt đã đặt mục tiêu xây dựng và phát triển TPHCM thành đô thị toàn cầu, là hạt nhân vùng, cực tăng trưởng cả nước. Vậy TPHCM có những đặc thù gì và sẽ dựa vào những động lực nào để vươn mình thành đô thị toàn cầu trong tương lai...?

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi