Các di tích quốc gia đặc biệt trên địa bàn quận Ba Đình, Hà Nội

(Vietnamarchi) - Nếu quận Hoàn Kiếm được ví là Trái tim của Thủ đô mang hơi thở, nhịp đập mạnh mẽ ngày đêm thì quận Ba Đình lại là Khối óc của Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Cùng với hệ thống các di tích cấp độ khác nhau thì quần thể 3 Khu di tích quốc gia đặc biệt trên địa bàn quận Ba Đình là minh chứng sống động về vùng đất của quận duy nhất cả nước được lựa chọn là Trung tâm hành chính, chính trị, quyền lực lâu đời nhất của Việt Nam. Đặc điểm này là giá trị đặc trưng, không thể có nơi nào sánh được.
15:42, 15/09/2023

Trên địa bàn quận Ba Đình thành phố Hà Nội có nhiều di tích văn hóa, lịch sử, nghệ thuật, tôn giáo, tín ngưỡng được xếp hạng Di tích cấp Thành phố, Quốc gia và có 3 di tích được xếp hạng Di tích cấp quốc gia đặc biệt. Đó là:

DI TÍCH LỊCH SỬ KHU LƯU NIỆM CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH TẠI PHỦ CHỦ TỊCH

Khu di tích tại Hà Nội này là nơi sống và làm việc lâu nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh (từ 19/12/1954 đến 02/9/1969). Khu đất này nguyên là phần đất phía tây bắc của Hoàng thành của Kinh thành Thăng Long xưa. Giai đoạn Pháp xâm chiếm chọn Hà Nội làm trung tâm đầu não cho toàn bộ Đông Dương và Phủ toàn quyền Đông Dương được xây dựng trên mảnh đất này. Sau kháng chiến chống Pháp, nơi này được chọn là nơi làm việc của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước, đồng thời là nơi sống và làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nơi đây cũng là nơi Bác Hồ đã qua đời và thi hài được lưu giữ trong Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

DI TÍCH LỊCH SỬ, KHẢO CỔ KHU TRUNG TÂM HOÀNG THÀNH THĂNG LONG - HÀ NỘI, ĐƯỢC UNESCO CÔNG NHẬN LÀ DI SẢN VĂN HÓA THẾ GIỚI NĂM 2010

Hoàng thành Thăng Long là quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long - Đông Kinh và tỉnh thành Hà Nội bắt đầu từ thời kì tiền Thăng Long (An Nam đô hộ phủ thế kỷ VII) qua thời Đinh - Tiền Lê, phát triển mạnh dưới thời Lý, Trần, Lê và thành Hà Nội dưới triều Nguyễn. Đây là công trình kiến trúc đồ sộ, được các triều vua xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử và trở thành một trong những di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích Việt Nam.

Ngày 31/7/2010 theo giờ Brasil, Ủy ban di sản thế giới (WHC) thuộc Tổ chức Giáo dục Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) đã thông qua nghị quyết công nhận Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội là di sản văn hóa thế giới với 3 đặc điểm, giá trị nổi bật toàn cầu: chiều dài lịch sử văn hóa suốt 13 thế kỷ; tính liên tục của di sản với tư cách là một trung tâm quyền lực, và các tầng di tích di vật đa dạng, phong phú, sinh động.

DI TÍCH LỊCH SỬ, KIẾN TRÚC NGHỆ THUẬT THĂNG LONG TỨ TRẤN

Trong đó quận Ba Đình có đền Voi Phục (trấn Tây) và đền Quán Thánh (trấn Bắc) được Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 93/QĐ-TTg ngày 18/01/2022, đúng vào dịp kỷ niệm 61 năm Ngày thành lập quận (31/5/1961-31/5/2022), Đảng bộ Quận (9/6/1961-9/6/2022).

Theo quan niệm dân gian, thành Thăng Long linh thiêng là nhờ "Thăng Long tứ trấn" - 4 ngôi đền thiêng trấn giữ các hướng Đông Tây Nam Bắc của thành, thờ 4 vị thần trấn giữ những vị trí tâm linh quan trọng để che chở, bảo vệ cho kinh thành Thăng Long. Trên địa bàn Ba Đình có 2 đền:

Đền Voi Phục (trấn Tây): tại phường Ngọc Khánh. Đền được xây dựng từ thế kỷ 11 trên gò Long Thủ (đầu rồng) quay hướng Nam có chếch Đông - hướng của nguồn sinh lực vũ trụ vô biên, của thánh thần, cũng là hướng của đế vương. Nơi đây thờ Linh Lang – một hoàng tử con vua Lý Thái Tông. Khi đất nước có ngoại xâm, Linh Lang bỗng vươn mình thành một tráng sĩ, xin Vua cha cấp cho 5.000 quân cùng voi chiến xông trận diệt giặc. Khi thắng trận khải hoàn trở về, Linh Lang đột nhiên lâm bệnh nặng. Vua đến thăm, Linh Lang tiết lộ không phải phàm nhân bình thường, rồi qua đời. Nhà Vua thương tiếc phong là "Thượng đẳng thần" – Linh Lang Đại Vương. Năm 1065, vua Lý Thánh Tông cho lập đền Linh Lang hay còn có tên khác là đền Voi Phục.

Đền Quán Thánh (trấn Bắc) trên đường Thanh Niên, phường Quán Thánh, được xây dựng vào năm 1160 dưới triều nhà Lý. Đền thờ Huyền Thiên Trấn Vũ là Thần cai quản phương Bắc giúp dân trừ tà diệt yêu, trừ rùa thành tinh vào thời vua Hùng Vương thứ 14, trừ cáo chín đuôi ở Tây Hồ, giúp vua An Dương Vương trừ Bạch Kê Tinh để xây thành Cổ Loa, diệt Hồ Ly Tinh trên sông Hồng vào thời vua Lý Thánh Tông. Đây là nơi được xem là linh thiêng đến nỗi các đời vua Lê thường đến đây làm lễ cầu mưa mỗi khi hạn hán xảy ra. Năm 1823, vua Minh Mạng lên ngôi đổi tên đền là Trấn Vũ Quán. Sang thời vua Thiệu Trị năm 1842, thì đền đổi tên là Quán Thánh như bây giờ.

Hai ngôi Đền là di tích Lịch sử - Kiến trúc nghệ thuật nổi tiếng gắn liền với sự hình thành của kinh thành Thăng Long,

Cùng với hệ thống các di tích đã được xếp hạng các cấp độ khác nhau thì quần thể 3 Khu di tích quốc gia đặc biệt trên địa bàn quận Ba Đình là minh chứng sống động về vùng đất của quận duy nhất của cả nước được lựa chọn là Trung tâm hành chính, chính trị, quyền lực lâu đời nhất của Việt Nam. Đặc điểm này là giá trị đặc trưng, không thể có nơi nào sánh được.

Vì vậy có thể nói: Nếu quận Hoàn Kiếm được ví là Trái tim của Thủ đô mang hơi thở, nhịp đập mạnh mẽ ngày đêm thì quận Ba Đình lại là Khối óc của Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam./.

Pháp lý xây dựng

Đô thị biển Cần Giờ - cực tăng trưởng mới của Thành Phố Hồ Chí Minh

Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ là dự án siêu đô thị trọng điểm, mang tầm vóc quốc tế, trong chiến lược phát triển hướng biển năng động của Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM). Dự án đã chính thức khởi công vào ngày 19/4, bước vào giai đoạn triển khai, hứa hẹn mở ra chương mới cho khát vọng vươn ra biển lớn của thành phố.

Định hướng hệ thống TOD phức hợp cho khu vực TPHCM trong bối cảnh mở rộng ranh giới hành chính và nguồn lực phát triển

(KTVN 255) Nhìn chung, việc phát triển mạng lưới TOD trong vùng kinh tế động lực TPHCM đòi hỏi một cách tiếp cận đa tầng và linh hoạt. TPHCM sẽ là trung tâm điều phối với mô hình AI-TOD, sử dụng trí tuệ nhân tạo để tối ưu hóa giao thông. Nhơn Trạch sẽ phát triển theo hướng MAOD, tập trung vào tính linh hoạt trong di chuyển với hệ thống phà, xe điện và BRT. Bình Dương sẽ đi theo mô hình UTD, tập trung phát triển đô thị quanh các ga tàu và nâng cao hệ thống giao thông công cộng. Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ triển khai VOTOD, kết hợp giữa đường sắt, giao thông thủy và các phương tiện thân thiện với môi trường. Khi tất cả các khu vực này được kết nối chặt chẽ trong một hệ thống tổng thể, vùng kinh tế động lực TPHCM sẽ có một nền tảng giao thông hiện đại, bền vững và hiệu quả hơn.

Mô hình thành phố song sinh Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành

(KTVN 255) Trong bối cảnh toàn cầu hóa, khi tốc độ di chuyển và khả năng mở rộng kết nối trở thành yếu tố then chốt, sân bay Quốc tế Long Thành đóng vai trò quan trọng trong việc nâng tầm năng lực hàng không quốc gia, mở ra cơ hội lớn để Việt Nam hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế toàn diện, bước vào kỷ nguyên hội nhập và phát triển mạnh mẽ.

Mô hình đô thị đặc thù - đô thị động lực trong bối cảnh của Thành phố Hồ Chí Minh

(KTVN 255) Năm 2017, Quốc hội khóa XIV đã ban hành Nghị quyết 54/2017/QH14 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh tại kỳ họp thứ 4 ngày 24/11/2017. Chỉ sau 5 năm thực hiện, việc thí điểm theo Nghị quyết 54/2017/QH14 cho thấy hiệu quả của cơ chế, chính sách đặc thù cho TPHCM chưa có tác động đáng kể đến hiệu quả phát triển. Vì vậy, Quốc hội khóa XV đã ban hành Nghị quyết 98/2023/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM tại kỳ họp thứ 5 ngày 24/5/2023, nhằm đáp ứng nhu cầu tạo dựng một số cơ chế, chính sách đặc thù để dễ dàng phát triển trên cơ sở mật độ kinh tế rất lớn của TPHCM.

Đô thị toàn cầu Thành phố Hồ Chí Minh - Đặc thù và động lực

(KTVN 255) Quy hoạch TPHCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050 vừa được Thủ tướng Phạm Minh Chính phê duyệt đã đặt mục tiêu xây dựng và phát triển TPHCM thành đô thị toàn cầu, là hạt nhân vùng, cực tăng trưởng cả nước. Vậy TPHCM có những đặc thù gì và sẽ dựa vào những động lực nào để vươn mình thành đô thị toàn cầu trong tương lai...?

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi