Bộ Xây dựng đề xuất 4 nội dung khắc phục sự cố cầu Phong Châu

Bộ Xây dựng đề xuất 4 nội dung khắc phục sự cố cầu Phong Châu

(Vietnamarchi) - Bộ Xây dựng vừa có công văn 5273/BXD-GĐ ngày 13/9/2024 gửi UBND tỉnh Phú Thọ trong đó nêu 4 nội dung về việc giải quyết sự cố công trình cầu Phong Châu.
22:11, 16/09/2024

Công trình cầu Phong Châu, tỉnh Phú Thọ đã xảy ra sự cố nghiêm trọng, sập hai nhịp dàn thép vào ngày 09/9/2024. Thực hiện chức năng thống nhất quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều 52 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng, Bộ Xây dựng đề nghị UBND tỉnh Phú Thọ nghiên cứu, thực hiện một số nội dung sau:

Thứ nhất, tổ chức giải quyết sự cố công trình cầu Phong Châu theo quy định tại Điều 44, Điều 45 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP. Trong đó, đặc biệt lưu ý đến việc tiếp tục bảo vệ hiện trường và các biện pháp đảm bảo an toàn cho đến khi hoàn thành công tác giải quyết sự cố công trình theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, theo quy định tại Điều 46 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP thì UBND tỉnh Phú Thọ (hoặc Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành, trong trường hợp này là Bộ Giao thông vận tải, khi được Thủ tướng Chính phủ giao) là cơ quan có thẩm quyển chủ trì tổ chức giám định nguyên nhân sự cố và phân định trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân có liên quan. Trong quá trình tổ chức giám định, hiện trường sự cố cần được chụp ảnh, quay phim, thu thập chứng cứ, ghi chép tư liệu cần thiết phục vụ công tác giám định nguyên nhân sự cố và lập hồ sơ sự cố trước khi triển khai các công việc tiếp theo, lưu ý đến việc thu thập các tài liệu kỹ thuật có liên quan trong quá trình quản lý, khai thác, bảo trì, sửa chữa công trình.

Thứ ba, chỉ đạo các đơn vị chức năng tiến hành trục vớt, thanh thải lòng sông để đảm bảo an toàn giao thông đường thuỷ nội địa khi đảm bảo các điều kiện cho công tác này; sớm báo cáo cấp có thẩm quyền, đề xuất phương án khắc phục để đảm bảo giao thông trên tuyến quốc lộ 32C.

Thứ tư, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc tiếp tục thực hiện các nội dung theo Công điện số 01/CĐ-BXD ngày 04/9/2024, Công điện số 02/CĐ-BXD ngày 08/9/2024 của Bộ Xây dựng để đảm bảo an toàn cho người, tài sản và hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân và doanh nghiệp.

Bộ Xây dựng đề nghị UBND tỉnh Phú Thọ nghiên cứu và tổ chức thực hiện.

Ảnh đại diện minh họa cho bài viết

Pháp lý xây dựng

Đoàn công tác của Bộ Xây dựng giám định nguyên nhân sự cố công trình thủy điện Đắk Mi 1 (Kon Tum)

Trước sự cố giàn giáo khi đổ bê tông đập thủy điện Đắk Mi 1 tại xã Đăk Choong, huyện Đắk Glei, tỉnh Kon Tum, ngày 31/12/2024, Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng) ban hành Công văn số 1347 /BXD-GĐ về việc thực hiện Công điện số 142/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ thành lập Đoàn công tác đến hiện trường để giám định nguyên nhân sự cố, triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn xây dựng tại công trình.

Đại hội Fullhouse Group lần thứ VI kết nối – hợp tác – vươn xa

Fullhouse Group – nơi quy tụ các nhà thầu uy tín trong lĩnh vực kiến trúc, xây dựng, nội thất và vật liệu thiết bị hoàn thiện chính thức tổ chức Đại hội lần thứ VI.

Viện Kiến trúc Quốc gia triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025

Chiều 26/12, tại Hà Nội, nhân dịp kỷ niệm 45 năm xây dựng và phát triển, Viện Kiến trúc Quốc gia (VIAr) tổ chức Hội nghị Tổng kết năm 2024 và phương hướng nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm 2025. Đồng thời, chương trình “Gặp mặt cán bộ, viên chức, người lao động làm việc qua các thời kỳ (1979-2024)” cũng đã được diễn ra trong không khí trang trọng và thân mật.

Bà Rịa - Vũng Tàu: Lan tỏa thông điệp vì môi trường biển đảo qua ngày hội sống xanh

Ngày hội sống xanh tuyên truyền bảo vệ môi trường, phát triển bền vững biển đảo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2024 với chủ đề "Vì biển đảo xanh" do Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phối hợp cùng UBND huyện Côn Đảo tổ chức chính thức khai mạc sáng nay, ngày 17/12 tại huyện Côn Đảo.

Di sản Huế: nền tảng để phát triển kinh tế xanh, kinh tế số

Phát triển kinh tế từ giá trị di sản không chỉ mang lại lợi ích kinh tế trực tiếp mà còn góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử. Thừa Thiên - Huế có lợi thế vượt trội trong việc phát triển kinh tế xanh, kinh tế số, lấy di sản làm nền tảng.

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi