Bộ Xây dựng đẩy mạnh phòng, chống lãng phí nhằm khơi thông nguồn lực và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Bộ Xây dựng đẩy mạnh phòng, chống lãng phí nhằm khơi thông nguồn lực và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

(Vietnamarchi) - Mới đây, Bộ Xây dựng đã ban hành Công văn số 821/BXD-KHTC về việc triển khai Chỉ thị số 8/CT-TTg về đẩy mạnh phòng, chống lãng phí, khơi thông nguồn lực, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
11:06, 25/03/2025
Bộ Xây dựng tập trung thông tin tuyên truyền về chủ trương, đường lối của Đảng chính sách, pháp luật của Nhà nước trong công tác phòng, chống lãng phí.

Tập trung giải quyết triệt để các nguyên nhân dẫn đến lãng phí

Theo đó tại nội dung công văn, Bộ Xây dựng yêu cầu các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ thực hiện nghiêm các chủ trương, chính sách của Đảng, quy định của pháp luật, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về phòng, chống lãng phí, tập trung thực hiện quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp tại Chỉ thị số 8/CT-TTg.

Những nội dung cần được các đơn vị tập trung thực hiện trong thời gian tới đó là, phải thống nhất nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của công tác phòng, chống lãng phí. Xác định phòng, chống lãng phí là nhiệm vụ chung của cả hệ thống chính trị, đòi hỏi sự tham gia, đóng góp một cách có trách nhiệm của tất cả các cơ quan.

Công tác phòng, chống lãng phí phải được thể hiện rõ nét qua những cam kết, kế hoạch, có tiến độ, có chỉ tiêu cụ thể, tập trung giải quyết triệt để các nguyên nhân dẫn đến lãng phí và phải được tiến hành thường xuyên. Kế hoạch thực hiện phải đảm bảo 5 rõ, đó là: rõ người, rõ việc, rõ tiến độ, rõ trách nhiệm, rõ kết quả.

Gắn kết các kết quả từ công tác phòng, chống lãng phí với việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8% trở lên năm 2025 và tăng trưởng kinh tế hai con số trong giai đoạn 2026 – 2030. Xác định kết quả thu được từ công tác phòng chống lãng phí là nguồn lực quan trọng, góp phần thúc đẩy các động lực tăng trưởng đề thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế bên cạnh các động lực tăng trưởng truyền thống khác.

Tập trung thông tin tuyên truyền về chủ trương, đường lối của Đảng chính sách, pháp luật của Nhà nước trong công tác phòng, chống lãng phí. Tích cực thông tin, tuyên truyền gương người tốt, việc tốt; bám sát thực tiễn, tăng cường cung cấp thông tin góp phần ổn định dư luận xã hội, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển.

Khẩn trương hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật

Theo chức năng nhiệm vụ được giao, Bộ Xây dựng yêu cầu các đơn vị tiếp tục rà soát, khẩn trương hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật trên các lĩnh vực quản lý kinh tế - xã hội và phòng, chống lãng phí; hoàn thiện các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn các Luật, Nghị quyết được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 và Pháp lệnh Chi phí tố tụng năm 2024.

Rà soát để sửa đổi, bổ sung các quy định về cơ chế quản lý kinh tế - xã hội, các định mức kinh tế - kỹ thuật không còn phù hợp với thực tiễn phát triển của đất nước; tập trung vào những lĩnh vực dễ phát sinh lãng phí như: Quản lý ngân sách Nhà nước, tài sản công; quản lý, sử dụng vốn đầu tư công; quản lý vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp; xây dựng; đất đai, tài nguyên bao gồm cả tài nguyên tái tạo, khoáng sản, năng lượng; tín dụng, ngân hàng; tổ chức bộ máy, quản lý nguồn nhân lực...

Tiếp tục rà soát, hoàn thiện thể chế trong ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số để giảm thiểu lãng phí. Rà soát, sửa đổi kịp thời các quy định không còn phù hợp, tạo hành lang cho các mô hình kinh tế mới như: Kinh tế chia sẻ, kinh tế tuần hoàn, trí tuệ nhân tạo...

Sửa đổi các thủ tục hành chính rườm rà, gây lãng phí nguồn lực

Bộ Xây dựng yêu cầu Cục Kinh tế - Quản lý đầu tư xây dựng chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan khẩn trương cập nhật, bổ sung đầy đủ các nội dung, thông tin báo cáo theo yêu cầu các công điện đã ban hành.

Bên cạnh đó, Bộ cũng yêu cầu rà soát, sửa đổi các thủ tục hành chính rườm rà, gây ách tắc, lãng phí nguồn lực; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền. Quán triệt thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ cải cách triệt để, giảm tối đa thủ tục hành chính, chi phí tuân thủ của người dân, doanh nghiệp.

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, gắn liền với tăng cường giám sát, kiểm tra, đôn đốc trong giải quyết thủ tục hành chính đề giảm tầng nấc trung gian, chấm dứt tình trạng kéo dài thời gian giải quyết qua nhiều cơ quan, đơn vị. Thực hiện nghiêm việc công bố, công khai, minh bạch, đầy đủ thủ tục hành chính, số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo quy định.

Đẩy nhanh triển khai các nhóm dịch vụ công trực tuyến liên thông, ưu tiên rà soát tái cấu trúc quy trình tích hợp, cung cấp trên cổng dịch vụ công quốc gia; thực hiện nghiêm việc công bố, công khai kịp thời, đầy đủ, chính xác các thủ tục hành chính theo quy định; 100% hồ sơ thủ tục hành chính phải được tiếp nhận, giải quyết trên hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh và đồng bộ với cổng dịch vụ công quốc gia. Đẩy mạnh triển khai Đề án 06 ở tất cả các cấp.

Thực hiện quản trị thông minh và chuyển đổi số ở tất cả các cấp

Tại nội dung công văn, Bộ Xây dựng yêu cầu thực hiện quản trị thông minh và chuyển đổi số là giải pháp đột phá để nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước, giúp minh bạch hóa thông tin, giảm thất thoát, lãng phí trong quản lý, sử dụng các nguồn lực của Nhà nước, đồng thời là công cụ hữu hiệu trong phòng, chống lãng phí ở tất cả các cấp.

Đẩy nhanh việc ứng dụng công nghệ số, trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data) vào công tác quản lý, giám sát; đồng thời, đồng bộ hóa hạ tầng số, liên thông hệ thống dữ liệu giữa các cơ quan để tránh tình trạng mỗi đơn vị vận hành một hệ thống riêng lẻ, dẫn đến phân mảnh dữ liệu, gây khó khăn trong quản lý và khai thác thông tin.

Ngoài ra, phải tăng cường công tác phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương trong công tác phòng, chống lãng phí. Tăng cường cơ chế phối hợp, chia sẻ dữ liệu, xây dựng quy trình xử lý liên thông với các Bộ, ngành, địa phương để đảm bảo các vụ việc lãng phí, tiêu cực được phát hiện, xử lý kịp thời. Đồng thời, cần có cơ chế giám sát chặt chẽ giữa các cấp chính quyền để tránh tình trạng lợi ích nhóm, bao che sai phạm, làm ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý Nhà nước. Các cơ quan thanh tra phải phối hợp chặt chẽ, chủ động vào cuộc ngay khi phát hiện dấu hiệu vi phạm, không để kéo dài, gây lãng phí, bức xúc trong dư luận.

Pháp lý xây dựng

Khẩn trương hoàn thiện dự thảo 2 Nghị định quy định về đất đai, nhà ở

Mới đây, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa có ý kiến về dự thảo 2 Nghị định quy định chi tiết thi hành 2 Nghị quyết của Quốc hội về đất đai và nhà ở.

Tập trung đẩy mạnh công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế về xây dựng và giao thông vận tải

Theo đó, trong thời gian qua, Bộ Xây dựng đã nghiêm túc thực hiện tốt các nhiệm vụ công tác, đặc biệt là xây dựng, hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực xây dựng và giao thông vận tải.

Hà Nội công bố các thủ tục hành chính nội bộ giữ nguyên, được thay thế và bị bãi bỏ thuộc lĩnh vực nhà ở

Mới đây, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông đã ký ban hành Quyết định số 1080/QĐ-UBND về việc công bố thủ tục hành chính nội bộ giữ nguyên, thủ tục hành chính được thay thế và thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong hệ thống hành chính nhà nước thuộc lĩnh vực nhà ở thuộc phạm vi quản lý của UBND Thành phố.

Cần đảm bảo tư duy liền mạch phát triển đô thị gắn với nông thôn

Mới đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã chủ trì cuộc họp cho ý kiến về việc hoàn thiện dự thảo Luật Quản lý phát triển đô thị. Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, tư duy xây dựng Dự thảo Luật cần tiếp cận liền mạch phát triển đô thị gắn với nông thôn, "trong nông thôn có đô thị, trong đô thị có nông thôn".

Hà Nội: Ban hành các tiêu chí thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất

Sáng 25/2, tại kỳ họp thứ 21 (kỳ họp chuyên đề) Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết Quy định các tiêu chí để quyết định thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất trên địa bàn Thành phố.

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi