Biệt thự Sài Gòn có giếng trời rộng 48m2

Biệt thự Sài Gòn có giếng trời rộng 48m2

Với diện tích đất 1.400m2, chủ nhân ngôi nhà ở Thảo Điền, quận 2, TP HCM chỉ sử dụng 400m2 để xây dựng nhà ở, 1.000m2 còn lại được dùng làm cảnh quan. Nhà xây ba tầng, tổng diện tích mặt sàn 1.200m2.
09:46, 23/09/2023

Trên diện tích đất 1400m2, ngôi nhà ở Thảo Điền, quận 2, TP HCM được xây dựng theo mô hình một biệt thự nghỉ dưỡng.

Với diện tích đất 1.400m2, chủ nhân ngôi nhà ở Thảo Điền, quận 2, TP HCM chỉ sử dụng 400m2 để xây dựng nhà ở, 1.000m2 còn lại được dùng làm cảnh quan. Nhà xây ba tầng, tổng diện tích mặt sàn 1.200m2. 

Ngôi nhà được xây dựng theo kiểu biệt thự nghỉ dưỡng, là nơi sinh sống của một cặp vợ chồng mới cưới, có đầy đủ cả spa, hồ bơi, phòng gym, khu thư giãn, khu kỹ thuật… bên cạnh những phòng chức năng quen thuộc của một ngôi nhà như bếp, nhà vệ sinh, phòng ngủ, phòng khách… 

Chủ nhân muốn có một ngôi nhà kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, muốn sống hòa hợp với thiên nhiên, muốn có sự kết hợp giữa các không gian khác nhau trong ngôi nhà. Vì thế, kiến trúc sư Nguyễn Hoàng Mạnh và các đồng nghiệp tại MIA Design Studio đã thiết kế một giếng trời rộng 48m2. 

Giếng trời như một sự kết nối hữu cơ làm tăng thêm tính mạch lạc của các không gian chức năng trong ngôi nhà. Giếng trời làm tăng thêm độ rỗng cho không gian, phù hợp với khí hậu nhiệt đới, nắng nóng của miền Nam. 

Thông tầng lớn, cùng sự kết hợp giữa mặt nước của hồ bơi và ánh sáng trời nhằm kết nối tự nhiên, đã liên kết tất cả các không gian phòng ngủ, phòng khách, phòng spa, phòng tập thể dục và khu vực đậu xe. Việc  tận dụng khéo léo quy luật thông gió tự nhiên đã giữ cho ngôi nhà luôn trong lành, thông thoáng. 

Ở phía trực diện với hướng mặt trời mọc, ngôi nhà tuy có thể đón ánh sáng dễ chịu vào buổi sáng nhưng phải hứng chịu ánh sáng gay gắt vào buổi trưa. 

Vì thế, các kiến trúc sư đã nghĩ đến mái ô-văng lớn và hệ lam dọc. Mái ô- văng được thiết kế để giảm nhiệt nắng ở góc cao. Hệ lam dọc với hiệu ứng bóng đổ giúp ngôi nhà rộng mở, đặc biệt bừng sáng vào buổi sớm và không quá chói vào giữa trưa. 

Hình dạng linh động của bóng đổ là một trong những quy luật của tự nhiên, khi đưa vào kiến trúc, tạo nên cảm giác con người chấp nhận quy luật tự nhiên để sống cùng với tự nhiên. 

Ngoài ra, để tăng sự giao tiếp của con người với thiên nhiên, các kiến trúc sư tạo một không gian chuyển tiếp bằng việc kết hợp các bậc cấp nổi trên mặt nước. Nhờ thế, người sử dụng có cảm giác thư giãn như ở một biệt thự nghỉ dưỡng, quên hết những căng thẳng của cuộc sống đô thị. 

Tận dụng không gian công viên trước nhà, tầng sinh hoạt của gia chủ được nâng cao lên để có thể phóng tầm nhìn ra bên ngoài vô cùng thoáng đãng. Cách thiết kế giúp khu vực sinh hoạt thoải mái nhưng cũng không kém phần riêng tư và an toàn. 

Thiết kế cầu kỳ, tinh tế, trên một diện tích không nhỏ, công trình được thực hiện suốt 2 năm rưỡi, vừa hoàn thành đầu năm 2018. 

Nếu ban ngày, ngôi nhà tràn ngập ánh sáng và bóng cây, thì về đêm, không gian cũng vô cùng lung linh với hàng chục ngọn đèn chiếu sáng.

Bài: Hoàng Anh

Ảnh: Hyroyuki Oki

Theo Vnexpress.net

 

Theo ione.vnexpress

Pháp lý xây dựng

Vẻ đẹp kiến trúc Hà Nội qua lăng kính hội họa

Hà Nội không chỉ nổi bật với những công trình kiến trúc mang đậm dấu ấn lịch sử hay sự phát triển nhanh chóng của một thành phố hiện đại. Thành phố này còn đẹp ở những khoảnh khắc đời thường, trong nhịp sống giản dị của người dân. Đó là những sáng sớm với tiếng rao hàng rong len lỏi giữa những con phố cổ hay những buổi chiều muộn khi tà dương lộng lẫy phủ kín sông Hồng và cầu Long Biên lịch sử.

Biểu tượng kiến trúc "ươm mầm" và "phát triển" tại Cung Thiếu nhi Hà Nội

Được chính thức khánh thành từ ngày 21/9, Cung Thiếu nhi Hà Nội do GS.TS.KTS Doãn Minh Khôi - Viện trưởng Viện Quy hoạch và Kiến trúc đô thị (Trường ĐH Xây dựng Hà Nội) chủ trì được thiết kế với ý tưởng tạo nên một biểu tượng kiến trúc “ươm mầm” và “phát triển” đang thu hút được sự quan tâm đặc biệt của giới kiến trúc sư, cũng như nhiều bậc phụ huynh và các em nhỏ tại Thủ đô những ngày qua.

Hà Nội: Quang cảnh tan hoang tại một số khu vực sau khi siêu bão Yagi đi qua

Sau khi siêu bão Yagi đi qua, Hà Nội đã ngớt mưa. Tại nhiều quận huyện như Thanh Xuân, Hà Đông, Hoàng Mai, Thanh Trì một số điểm vẫn còn ngập nước, cây cối đổ la liệt, cột điện đổ nghiêng ngả như thách thức người tham gia giao thông. Dưới đây là một số hình ảnh Phóng viên Tạp chí điện tử Kiến trúc Việt Nam ghi nhận của sáng ngày 8/9.

Rực rỡ sắc màu nghề truyền thống làm bột khoai

Ở Tây Ninh có một làng nghề truyền thống làm bột khoai, nằm ở xã Long Thành Nam, huyện Hòa Thành, được truyền từ nhiều thế hệ, đã trở thành một nét văn hoá ẩm thực đặc sắc của tỉnh Tây Ninh.

Nghề làm ngói Âm Dương ở Lũng Rì

Xóm Lũng Rì, xã Tự Do, huyện Quảng Hòa cách TP. Cao Bằng khoảng trên 30km, đây là làng nghề làm ngói âm dương đã có hàng trăm năm tuổi. Ngói Lũng Rì được làm thủ công rất cẩn thận, màu sắc đẹp, dùng lợp mái nhà mát vào mùa hè ấm về mùa đông.

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi