'Bão Yagi là lời cảnh tỉnh cho quy hoạch đô thị ven sông Hồng'

'Bão Yagi là lời cảnh tỉnh cho quy hoạch đô thị ven sông Hồng'

Theo TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm, bão số 3 (bão Yagi) chính là một lời cảnh tỉnh cho quy hoạch đô thị ven sông Hồng. Ông nói: "Cần phải xây dựng một chiến lược phát triển bền vững và ứng phó với thiên tai thay vì chỉ tập trung khai thác mà không có các biện pháp bảo vệ thích hợp".
13:42, 15/09/2024

Sau cơn bão số 3 (Yagi), vấn đề quy hoạch đô thị ven sông Hồng lại được "xới" lại, đòi hỏi sự nghiên cứu và xem xét cẩn trọng hơn. Bởi thực tế cho thấy dù đã có hệ thống thủy điện tương đối tốt ở thượng nguồn, sông Hồng vẫn đối mặt với những rủi ro thiên tai và biến đổi khí hậu, đặc biệt là ngập lụt.

Những ảnh hưởng từ cơn bão vừa qua đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về tính bền vững của quy hoạch tại khu vực này.

nước sông hồng dâng cao 2024
Nước sông Hồng dâng cao sau cơn bão Yagi.

Trao đổi với VietnamFinance, TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm, Phó chủ tịch Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị Việt Nam, nguyên Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội, cho biết trong các nghiên cứu trước đây, các khu vực ven sông và bãi giữa sông Hồng được đánh giá là những địa điểm quan trọng để phát triển đô thị, tạo ra sự hài hòa giữa tự nhiên và con người.

"Tuy nhiên, thực tiễn từ bão số 3 - bão Yagi cho thấy cần có sự điều chỉnh và ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến hơn để đảm bảo an toàn cho người dân", ông Nghiêm nhấn mạnh.

Theo ông Đào Ngọc Nghiêm, Hà Lan là nơi có kinh nghiệm sống chung với mực nước dâng, đã được tham khảo, nhưng tại Hà Nội, việc ứng dụng những giải pháp này vẫn chưa được thực hiện đầy đủ.

"Qua số liệu thu thập từ cơn bão, rõ ràng chúng ta cần thúc đẩy nghiên cứu các giải pháp khoa học mới, như xây dựng hạ tầng chống ngập, phát triển nhà nổi và sử dụng vật liệu bền vững cho các khu dân cư ven sông", ông nói.

Nêu việc quy hoạch phân khu sông Hồng hiện chỉ giới hạn ở khoảng 40km qua trung tâm Hà Nội nhưng dân số dự kiến tăng từ 210.000 lên 300.000 người vào năm 2030, ông Nghiêm cho rằng việc này đòi hỏi cần có những quy hoạch chi tiết hơn, nhằm tránh tái diễn những rủi ro đã thấy trong đợt bão vừa qua.

Ông Nghiêm nhấn mạnh việc nước sông dâng cao trong chu kỳ biến đổi khí hậu càng khẳng định tính cấp bách của việc nghiên cứu và ứng dụng các giải pháp công nghệ mới để phát triển bền vững khu vực ven sông.

đào ngọc nghiêm
TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm, Phó chủ tịch Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị Việt Nam, nguyên Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội.

Cũng theo ông Nghiêm, cơn bão số 3 chính là một lời cảnh tỉnh cho quy hoạch đô thị ven sông Hồng, nhắc nhở rằng cần phải xây dựng một chiến lược phát triển bền vững và ứng phó với thiên tai, thay vì chỉ tập trung khai thác mà không có các biện pháp bảo vệ thích hợp.

"Các nghiên cứu trước đây về vấn đề này đã có nhưng đến nay chúng ta vẫn chưa ứng dụng đầy đủ. Đây chính là thời điểm để tái khởi động và rà soát lại các kế hoạch nhằm bảo đảm an toàn và bền vững cho tương lai", ông Nghiêm cho hay.

Theo quy hoạch được nghiên cứu, phân khu đô thị sông Hồng có chiều dài 40km, trải dài từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở và chạy qua địa phận của 13 quận, huyện gồm: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Tây Hồ, Bắc Từ Liêm, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Long Biên, Đan Phượng, Mê Linh, Đông Anh, Gia Lâm, Thường Tín và Thanh Trì.

Phân khu quy hoạch có diện tích khoảng 11.000ha, trong đó, sông Hồng chiếm 3.600ha (33%), đất bãi sông trên 5.400ha (50%), phần diện tích còn lại là khu vực đã xây dựng gồm các khu làng xóm có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời như xã Bát Tràng, Văn Khê, Tráng Việt; các khu phố ngoài đê như Quảng An, Tứ Liên, Yên Phụ, Phúc Xá...

Ngoài ra, còn có đất các công trình hạ tầng xã hội (công cộng, trường học), các công trình hạ tầng kỹ thuật, đất an ninh quốc phòng, công nghiệp (kho bãi, bến cảng).

Bài viết có bổ sung thêm  ảnh đại diện

https://vietnamfinance.vn/bao-yagi-la-loi-canh-tinh-cho-quy-hoach-do-thi-ven-song-hong-d116037.html

Pháp lý xây dựng

Quỹ đất phát triển nhà ở xã hội tại TP. Hà Nội: Thực trạng và thách thức

Tại Hội thảo “Xây dựng trong thời đại công nghệ số”, ThS. Nguyễn Hữu Nhã – Khoa Quản lý đô thị, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã trình bày tham luận về chủ đề “Quỹ đất phát triển nhà ở xã hội tại TP. Hà Nội, thực trạng và thách thức”, trong đó đã đưa ra một số phương hướng góp phần giải quyết vần đề quỹ đất phát triển nhà ở xã hội tại thành phố Hà Nội.

Ngành vật liệu xây dựng: Tăng tốc chuyển đổi xanh

Đến nay, tỷ lệ đô thị hóa tại Bình Dương đạt 85%. Đáng ghi nhận là quá trình đô thị hóa ở Bình Dương đang được định hướng theo mục tiêu phát triển xanh.

Băn khoăn về suất đầu tư đường sắt đô thị Hà Nội

Tại hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng, lãnh đạo thành phố Hà Nội cho biết nhu cầu vốn đặt ra cho giai đoạn 2024 - 2030 (xây dựng 96,8 km) sơ bộ là khoảng 14,6 tỷ USD [1].

Các đô thị trên thế giới phát triển hệ thống giao thông bền vững

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu ngày càng nghiêm trọng, các đô thị trên thế giới đang có định hướng phát triển bền vững, trong đó tiến hành sửa chữa và nâng cấp hệ thống giao thông công cộng, hướng đến phát triển các loại hình giao thông, thân thiện với môi trường.

Đích đến của việc trùng tu di tích

Trùng tu di tích là mong mỏi của không ít những người yêu di sản. Tuy nhiên, khi công tác trùng tu gần như hoàn thiện, không ít di tích vấp phải làn sóng phản ứng dữ dội từ chính những người có niềm mong mỏi ấy. Phải chăng là bởi di tích đã có phần “trẻ hóa” trong cảm quan của họ.

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi