Bài 1: Quy hoạch tổng thể Quốc gia là căn cứ lập Quy hoạch Thủ Đô

(Vietnamarchi) - Tháng 4/2023, Chính phủ công bố và triển khai quy hoạch tổng thể Quốc gia, là căn cứ để lập các Quy hoạch ngành, không gian biển, sử dụng đất Quốc gia và Quy hoạch vùng, địa phương. Hà Nội sẽ triển khai Quy hoạch Thủ đô như thế nào?
11:58, 26/06/2023

Nhiệm vụ giải pháp trọng tâm của Quy hoạch Tổng thể Quốc gia

Quy hoạch tổng thể Quốc gia thời kỳ 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2050 lần đầu tiên được xây dựng ở nước ta, là quy hoạch vừa mang tính tổng thể, vừa mang tính chiến lược, bao trùm mọi lĩnh vực kinh tế – xã hội (thay cho Chiến lược Phát triển kinh tế – xã hội) với định hướng: “Tư duy mới – Tầm nhìn mới – Cơ hội mới – Giá trị mới”, là căn cứ để lập Quy hoạch không gian biển quốc gia, Quy hoạch sử dụng đất Quốc gia, Quy hoạch ngành Quốc gia, Quy hoạch vùng và Quy hoạch các địa phương; Đột phá chiến lược về phát triển hạ tầng; đồng thời loại bỏ các quy hoạch chồng chéo, cản trở phát triển, gây khó khăn cho việc huy động các nguồn lực, phát huy tối đa hoạt động đầu tư và phát triển của cả đất nước, của từng vùng và từng địa phương với tầm nhìn dài hạn, tổng thể.

Đứng đầu trong nhiệm vụ giải pháp trọng tâm là “Rà soát, cập nhật và cụ thể hóa các nội dung của Quy hoạch tổng thể Quốc gia vào các quy hoạch quốc gia, vùng và cấp tỉnh đã phê duyệt hoặc đang thẩm định, đang lập, bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất của các cấp quy hoạch. Chỉ đạo việc rà soát các quy hoạch trong hệ thống quy hoạch quốc gia đã được cấp có thẩm quyền quyết định hoặc phê duyệt theo quy định của Luật Quy hoạch.” (1)

Tháng 10/2022, Hà Nội công bố “Báo cáo Rà soát, đánh giá Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 (QH 1259)”, sau 10 năm thực hiện 2011-2021. Niên giám thống kê năm 2020 dân số Hà Nội là 8,25 triệu người,, trong đó dân thành thị 4,06 triệu, so với QH 1259 dự báo 4,67 triệu người, như vậy là thấp hơn dự báo. Tuy vậy tính toán của Viện Quy hoạch xây dựng, dân số trung tâm TP đã gần 4,8 triệu người và kết luận “mật độ dân cư của Thành phố trên thực tiễn đã vượt khỏi tầm kiểm soát của QH 1259… chưa phù hợp với thực tiễn, chưa khai thác được hết tiềm năng quỹ đất và chưa tạo được tiền đề thúc đẩy việc hút dân ra khỏi nội đô”. (2)

Cách đưa ra các con số thống kê và nhận định chủ quan của Báo cáo rà soát đánh giá… sẽ dẫn đến những đề xuất mở rộng diện tích đất đô thị thiếu cơ sở. Trong báo cáo không có số liệu thống kê biến đổi diện tích giao đất dự án bất động sản tăng trong giai đoạn 2011-2021; tổng diện tích sàn đã cấp phép xây dựng, đã sử dụng; Đất đã giao còn bỏ hoang, diện tích sàn đã xây dựng nhưng không có người ở, chỉ để mua đi bán lại.

Chương trình phát triển đô thị tổng thể Thủ đô Hà Nội (HAIDEP), do JICA thực hiện năm 2007, đã thể hiện biến đổi đất đô thị Hà Nội qua các năm1923, 1983, 1996 và 2003; Dân số đô thị Hà Nội 2003 là 2,4 triệu người; Năm 2023 là 4,8 triệu người. Căn cứ bản đồ nội thành 2003, dùng phương pháp số hóa hình học (geometry digitization) đồng bộ dữ liệu so sánh với bản đồ QH 1259 (với các dự án đã giao đất và vùng phát sáng trên ảnh vệ tinh đen 2021) cho thấy: Dân cư đô thị tăng gấp đôi, Diện tích đất đô thị thực tế và đã quy hoạch đô thị tăng gấp 10 lần.

Biến đổi dân cư và diện tích đất đô thị hóa. Nguồn: Hanoidata & City Solution

Quy hoạch với “Tư duy mới – Tầm nhìn mới – Cơ hội mới – Giá trị mới”

Báo cáo Rà soát, đánh giá phát triển giao thông so sánh mục tiêu trong QH1259 với thực tế đến 2021: Tỷ lệ đất giao thông/đất xây dựng là 18-26%. Thực tế Hà Nội chỉ bố trí ngân sách cho Giao thông 7-10% với nhu cầu 100 nghìn tỷ VND/năm (3), do vậy Báo cáo cho biết chỉ tiêu này đạt khoảng 10,07%. Mật độ đường giao thông theo mục tiêu là 10-13km/km2, tuy nhiên thực tế mới đạt khoảng 1,83 km/km2 (15%) (2). Báo cáo không có số liệu cụ thể cho từng loại đường, năng lực khai thác. Dữ liệu Chương trình phát triển đô thị tổng thể Thủ đô Hà Nội (HAIDEP – 2007) cho thấy, trong 10 năm qua, sử dụng tài nguyên đất đai lớn để phát triển đô thị, thực chất là bất động sản thương mại, nhưng nhiều chỉ số giao thông không tăng mà còn giảm. Nhiệm vụ số một của Quy hoạch Thủ đô không chỉ “rà soát” thực tế mà còn rà soát ngay thông tin trong “Báo cáo rà soát”.

Không chỉ vậy mà còn nhiệm vụ “cập nhật và cụ thể hóa” các nội dung của Quy hoạch Thủ đô vào từng lĩnh vực, làm bằng cách nào, được bao nhiêu, tiền ở đâu. Trong 20 năm (2004-2024), Hà Nội có thêm 4 cây cầu mới, thì 3 cái đầu tư bằng vay ODA (Thanh Trì, Nhật Tân, Vĩnh Thịnh), chỉ có cầu Vĩnh Tuy tự thu xếp vốn trong nước. Không chỉ vẽ ra hàng chục tuyến UMRT có tổng chiều dài hàng trăm km để “bắc nước chờ gạo người” mà cần phân tích rõ những dự án đầu tư hàng tỷ USD, thực hiện trong 20 năm mới đạt 14,5%. Quan trọng hơn là phân tích hiệu quả, lợi ích và thiệt hại của nó để đưa ra giải pháp, lộ trình mới để thực hiện 85,5% khối lượng còn lại.

Quy hoạch giao thông Hà Nội đã vẽ ra mạng đường các loại dày đặc mà chỉ thực hiện đạt 10-15 %. Vẽ Quy hoạch mà không rõ nguồn lực thực hiện, giống như chế tạo máy bay mà không có động cơ: to mấy cũng vô đụng, Quy hoạch Thủ đô không thể vẽ theo lối cũ mà cần triển khai với “Tư duy mới – Tầm nhìn mới – Cơ hội mới – Giá trị mới”.

Rà soát đánh giá Quy hoạch và thực hiện Quy hoạch giao thông đô thị Hà Nội. Nguồn: Hanoidata & City Solution

Đất hay Nước liên kết các tỉnh, thành phố kề bên sông Hồng?

Nhiệm vụ giải pháp trọng tâm tiếp theo của Quy hoạch tổng thể Quốc gia là: “Ưu tiên bố trí nguồn lực để thực hiện có hiệu quả các dự án hạ tầng kỹ thuật quy mô lớn mang tính liên vùng, liên tỉnh kết nối các vùng động lực quốc gia. Các chương trình về giáo dục – đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học có tính liên vùng góp phần giải quyết an sinh xã hội, bảo vệ môi trường, bảo tồn, tôn tạo và phát triển bản sắc văn hóa đa dạng, đặc sắc.” (1)

Sông Hồng chảy từ Lào Cai ra đến biển có hơn chục tỉnh, thành phố nằm bên dòng chính và các chi lưu, có cùng cơ duyên hình thành từ chính huyết mạch giao thông đường thủy, chính là “hạ tầng kỹ thuật quy mô lớn mang tính liên vùng, liên tỉnh kết nối các vùng động lực quốc gia” đã được xác định trong Báo cáo chuyên ngành: Vận tải Đường thuỷ Nội địa. Sơ đồ hiện trạng và tiềm năng phát triển giao thông thủy đến 2030, trích dẫn từ “Nghiên cứu Toàn diện về Phát triển Bền vững Hệ thống Giao thông Vận tải Việt Nam (VITRANSS 2)” do Bộ Giao thông Vận tải và JICA thực hiện 2010.

Giao thông thủy tạo ra hệ sinh thái liên kết liên vùng; Hành lang Xanh trong QH1259 vẽ ra tiềm năng liên kết đa dạng,đa lợi ích trong hệ sinh thái Hà Nội. Nguồn: Hanoidata & City Solution

Đường thủy nội địa miền Bắc có 18 tuyến chính trên 49 sông, kênh với tổng chiều dài khoảng 3.028 km, công suất vận tải hàng hóa dự kiến đến 2030 đạt 199 triệu tấn/năm (1). Hà Nội là tâm điểm của mạng lưới đường thủy Bắc bộ với 356km trên các sông lớn (Hồng, Đà, Đáy, Công, Cầu), còn 131km các sông nhỏ hơn có thể khai thác vận chuyển du lịch kết hợp thủy lợi, cảnh quan môi trường.

QH  1259 vẽ ra Hành lang Xanh chiếm 70% trong tổng diện tích 3.432km2 trong đó chỉ ra vai trò quan trọng của 9 con sông chảy quanh Hà Nội. Không chỉ lợi thế về đường thủy, mặt nước các sông còn có vai trò trọng yếu đảm bảo cho vùng sản xuất nông nghiệp, riêng trong Hành lang Xanh đang có 2 triệu người, mà còn đảm bảo chu trình tuần hoàn sinh thái cho gần 10 triệu người dân Thủ đô.

Nhận ra tầm quan trọng của đường thủy là vậy nhưng thành phố chưa quan tâm đầu tư phát triển. Kế hoạch đầu tư cho đường thủy tới 2020 chỉ bằng 1% đường sắt và đường bộ (4/470 nghìn tỷ đổng). Thực tế đầu tư cho đường thủy còn thấp hơn nhiều (3).

Báo cáo rà soát đánh giá việc thực hiện QH 1259 sau 10 năm (2011-2021) còn chỉ ra bất cập: “Vận tải đường thủy, đường bộ bị hạn chế do vướng tĩnh không cầu Long Biên và cầu Đuống”. Luật Giao thông đường thủy nội địa quy định “Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định việc phân loại, phân cấp kỹ thuật, tiêu chuẩn cấp kỹ thuật, công bố tuyến đường thuỷ nội địa và quy định việc tổ chức quản lý đường thuỷ nội địa.” (2)

Muốn giao thông thủy trở thành hạ tầng kỹ thuật quy mô lớn mang tính liên vùng, liên tỉnh kết nối các vùng động lực quốc gia” trách nhiệm của Bộ Giao thông vận tải đã rõ, nhưng muốn tàu chạy trên sông thì sông phải có nước. Liên quan đến nước sông Hồng thì có Bộ Tài nguyên Môi trường (quản lý tài nguyên nước); Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công Thương (nhu cầu sử dụng, điều tiết nước sản xuất nông, công nghiệp); Bộ Xây dựng (phát triển hệ thống đô thị và cấp thoát nước đô thị ven sông); các địa phương… Do vậy, chỉ có Quy hoạch tổng thể Quốc gia mới đủ quyền năng tập hợp các nguồn lực quốc gia để công bố tư liệu đầu vào để các ngành, địa phương dựa vào đó thực hiện.

Trần Huy Ánh – Ủy viên thường vụ BCH, trưởng ban Kiểm tra Hội KTS Hà Nội, thành viên Hội đồng Khoa học tạp chí Kiến trúc VN-Viện Kiến trúc Quốc gia, Bộ Xây dựng

Chú thích

1. https://baochinhphu.vn/chinh-phu-cong-bo-va-trien-khai-quy-hoach-tong-the-quoc-gia-tu-duy-moi-tam-nhin-moi-de-tim-kiem-khong-gian-co-hoi-phat-trien-moi-102230420095641095.htm

2. Báo cáo tóm tắt rà soát đánh giá Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến 2030 tầm nhìn 2050 – QH 1259 – Sở Kiến trúc Quy hoạch – UBND TP Hà Nội 10/2022

3. Quy hoạch Giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến 2030, tầm nhìn 2050(519/QĐ-TTg-2016)

Pháp lý xây dựng

Tài nguyên kinh tế du lịch di sản từ thương hiệu đô thị di sản thiên niên kỷ và những gợi ý nghiên cứu tiềm năng

Giá trị tiềm năng chỉ riêng cho kinh tế du lịch di sản của tỉnh Ninh Bình tính theo công thức của Noonan-2003 tổng hợp từ 129 địa điểm nghiên cứu để tính thử: Hàng năm có từ 5-7 triệu lượt khách du lịch/năm x 42.78 USD (sẵn lòng chi trả du lịch/người) = 192 triệu đến 300 triệu USD/năm; Nếu tính biến (t) theo thời gian, chẳng hạn sau 10 năm, thì Giá trị tiềm năng du lịch di sản của Ninh Bình có thể lên tới hơn 3 tỷ USD/năm - Khoảng 75 ngàn tỷ/năm (Hà Nội hiện nay là 62.000 tỷ/năm). Nếu lựa chọn định hướng phát triển Đô thị di sản thiên niên kỷ - biểu tượng duy nhất ở VN thì tiềm năng chi trả du lịch của du khách có thể lên đến 12 tỷ USD/năm.

Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Ninh Bình, tại sao không?

Trên thế giới có khá nhiều địa danh vừa là Di sản Thế giới (DSTG) lại vừa là Công viên Địa chất Toàn cầu (CVĐCTC) UNESCO, thậm chí có khi lại còn cả Khu dự trữ Sinh quyền Thế giới (DTSQ), tất nhiên chỉ khác biệt ít nhiều về ranh giới. Có thể kể đến một số ví dụ tiêu biểu, như Ngorongoro (Tanzania) hay đảo Jeju (Hàn Quốc), vừa là DSTG, DTSQ, đồng thời cũng là CVĐCTC UNESCO. Đảo Jeju (Hàn Quốc) - thường được mệnh danh là Nữ hoàng ba vương miện - có lẽ là ví dụ điển hình nhất, với DSTG ở vùng trung tâm, mở rộng dần gần như theo kiểu đồng tâm, lần lượt được bao quanh bởi Vườn quốc gia, DTSQ và ngoài cùng, chiếm toàn bộ đảo là CVĐCTC UNESCO. Hiện nay, tỉnh Ninh Bình đang có định hướng lớn về “Thành phố Di sản Thiên niên kỷ Hoa Lư”, kích hoạt trực tiếp ý tưởng về CVĐCTC UNESCO.

Kết nối không gian văn hóa - xã hội vùng lõi và vùng đệm danh thắng Tràng An - Hướng tới đô thị di sản vì con người

Ngày 04/3/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 218/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 với mục tiêu xây dựng Ninh Bình trở thành thành phố trực thuộc trung ương, văn minh, hiện đại, thông mình, có bản sắc riêng, ngang tầm các đô thị di sản, thành phố sáng tạo trên thế giới, có vị thế, giá trị thương hiệu cao trong mạng lưới di sản thế giới của UNESCO. Mục tiêu này cần được tiếp cận từ góc nhìn của 3 vấn đề cơ bản là: Bối cảnh của không gian lịch sử - văn hóa kinh đô Hoa Lư xưa với phạm vi tương đương với tỉnh Ninh Bình hiện nay; Bối cảnh biến đổi khí hậu trên phạm vi toàn thế giới; Xu hướng phát triển đô thị di sản đô thị sinh thái gần với phát triển du lịch bền vững.

Xây dựng cơ chế chính sách đặc thù, vượt trội cho phát triển vùng di sản Tràng An, Ninh Bình theo hướng bền vững

Cần nhận diện, định dạng cụ thể các giá trị bản sắc mang tính đặc thù, nổi trội, riêng có và lợi thế tuyệt đối của vùng Tràng An, Ninh Bình coi đó là nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh; trên cơ sở đó đề xuất một số nhóm chính sách mang tính vượt trội, nhằm hoán chuyển các nguồn lực di sản trở thành nguồn lực để phát triển tỉnh Ninh Bình trong bối cảnh mới. 

Xây dựng đô thị di sản Hoa Lư - Nhìn từ mục tiêu thiên niên kỷ của UNESCO

Di sản - trở thành một thương hiệu, định vị định danh và tôn vinh cao cấp nhất đối với đô thị hay một nơi chốn. Với các thành phố ở Việt Nam, nơi mà quỹ di sản, di tích dày đặc, trải dài, trải rộng trong không gian và đậm đặc tính lịch sử của thời gian thì có được tôn vinh là đô thị di sản. Vậy, để định danh được nó, cần có các tiêu chí đánh giá cụ thể. Và trên thực tế các thành phố còn “lúng túng” khi xác định các tiêu chí này dễ tạo nên những mâu thuẫn trong cách ứng xử với chính di sản của mình.

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi