Bắc Giang: Kiến tạo nông thôn xanh, thông minh trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025

Bắc Giang: Kiến tạo nông thôn xanh, thông minh trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025

(Vietnamarchi) - Sau hơn 10 năm triển khai, chương trình xây dựng NTM ở Bắc Giang đã chuyển sang giai đoạn nâng cao và kiểu mẫu, tập trung vào chất lượng, hiệu quả và tính bền vững. Đến tháng 5/2025, toàn tỉnh đã có 119/143 xã đạt chuẩn NTM, trong đó có 53 xã đạt NTM nâng cao và 13 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Bên cạnh đó, 437 thôn trong tỉnh đã được công nhận đạt thôn NTM kiểu mẫu.
09:15, 09/06/2025

Dấu ấn từ xây dựng NTM nâng cao, kiểu mẫu ở Bắc Giang

 Theo Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Bắc Giang, tính đến tháng 5/2025, toàn tỉnh có 119/143 xã đạt chuẩn NTM, trong đó có 53 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và 13 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; 437 thôn NTM kiểu mẫu, tạo nên diện mạo nông thôn mới đồng bộ, khang trang và tràn đầy sức sống.

Điểm nổi bật trong quá trình xây dựng NTM tại Bắc Giang là sự thay đổi toàn diện, không chỉ về hạ tầng mà còn ở chất lượng đời sống. Những tuyến đường bê tông liên thôn, trường học, trạm y tế được xây mới hoặc nâng cấp, hệ thống thủy lợi được kiên cố hóa đã góp phần nâng cao đời sống vật chất cho người dân. Song song đó, các chỉ tiêu về thu nhập, tỷ lệ hộ nghèo, văn hóa, môi trường... cũng được cải thiện đáng kể.

Du khách tham quan, trải nghiệm du lịch tại vùng sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn Vietgap của HTX Lục Ngan Xanh. Ảnh: Minh Thùy.

Đặc biệt, quá trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp đã mang lại những chuyển biến rõ nét. Sản xuất không chỉ dừng ở quy mô nhỏ lẻ, tự cung tự cấp, mà đã chuyển mạnh sang sản xuất hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao, gắn với nhu cầu thị trường. Toàn tỉnh có hơn 29.000ha cây ăn quả, trong đó vùng vải thiều Lục Ngạn và thị xã Chũ chiếm trên 17.500ha, với sản lượng khoảng 100.000 tấn/năm. Nhờ sở hữu 126 mã vùng trồng xuất khẩu, quả vải Bắc Giang đã có mặt tại hơn 30 quốc gia, mang lại nguồn thu ổn định cho người dân.

Bên cạnh xây dựng xã đạt chuẩn NTM, Bắc Giang còn triển khai đồng bộ phong trào xây dựng thôn NTM kiểu mẫu. Tính đến cuối năm 2024, toàn tỉnh có 78/79 thôn trong kế hoạch được công nhận đạt chuẩn, với mục tiêu 63 thôn đạt chuẩn thôn NTM kiểu mẫu vào cuối năm 2025.

Người dân cũng bày tỏ sự hài lòng với những kết quả đạt được. Chị Nguyễn Thị Hoa, một người dân xã Quang Thịnh (huyện Lạng Giang), chia sẻ: "Từ khi triển khai chương trình NTM, đời sống của chúng tôi được nâng lên rõ rệt. Đường làng ngõ xóm sạch đẹp, thu nhập ổn định, con em được học hành đầy đủ."

Mô hình thôn kiểu mẫu tại Bắc Giang không chỉ cải thiện cảnh quan, hạ tầng mà còn tạo nên sự gắn kết cộng đồng bền chặt. Nhiều địa phương trong tỉnh đã huy động người dân tham gia phong trào “Ngày Chủ nhật xanh”, trồng hoa ven đường, lắp đèn chiếu sáng, lắp camera giám sát… bằng chính nội lực của cộng đồng.

Xã Dĩnh Trì (TP Bắc Giang) là một ví dụ điển hình. Trong năm 2024, nhờ sự đồng thuận của người dân, địa phương đã bê tông hóa hơn 1km đường thôn, trồng 1.000m đường hoa và xây dựng hệ thống camera an ninh. Tất cả đều được thực hiện bằng sự đóng góp tự nguyện.

Tranh bức họa trên tường tại xã NTM Kiều mẫu An Thượng (huyện Yên Thế, Bắc Giang)

Tại xã Giáp Sơn (huyện Lục Ngạn), chính quyền phát huy vai trò người có uy tín, vận động bà con dân tộc thiểu số hiến đất, tháo dỡ rào chắn để chỉnh trang thôn xóm. Ở xã Quang Châu (thị xã Việt Yên), mô hình “tuyến đường văn hóa” do phụ nữ làm nòng cốt đã tạo ra thay đổi rõ rệt trong ý thức bảo vệ môi trường và văn minh đô thị.

Ông Hà Minh Quý, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Bắc Giang, cho biết: "Thời gian qua, tỉnh Bắc Giang đã đẩy mạnh công tác truyền thông, thông tin về chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới thông qua phong trào thi đua 'Bắc Giang chung sức xây dựng nông thôn mới' giai đoạn 2021-2025."

Thành công trong xây dựng NTM nâng cao, kiểu mẫu tại Bắc Giang đến từ sự đồng thuận và nỗ lực của cả hệ thống chính trị và người dân. Chính quyền các cấp đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương triển khai chương trình. Người dân tích cực tham gia, đóng góp công sức, tài chính và ý tưởng để xây dựng quê hương.

Tầm nhìn kiến tạo nông thôn kiểu mới: Xanh, thông minh và bền vững

Bước sang năm 2025 và những năm tiếp theo, Bắc Giang không chỉ dừng lại ở việc "phủ chuẩn" mà còn hướng tới một tầm nhìn xa hơn: xây dựng nông thôn thông minh và phát triển kinh tế xanh. Khu vực ven các trục cao tốc được quy hoạch thành các "vành đai dịch vụ nông thôn", phát triển mô hình nhà vườn, homestay gắn liền với các sản phẩm OCOP đặc trưng, tạo điểm dừng chân trải nghiệm nông sản cho du khách. Tỉnh cũng đang tích hợp sâu rộng chương trình chuyển đổi số, du lịch nông thôn, và đảm bảo an ninh trật tự vào 11 nội dung thành phần của Chương trình MTQG, với mục tiêu biến mỗi tiêu chí thành một "hạt nhân" của đổi mới và sáng tạo. 

Người dân Bắc Giang livetream bán hàng ngay tại vườn. Ảnh Trịnh Trọng.

Khi bộ mặt hạ tầng ngày càng đồng bộ, Bắc Giang bắt đầu "chăm chút" đến môi trường vi mô của kiến trúc nông thôn. Tỉnh khuyến khích sử dụng mái ngói cách nhiệt, xây dựng hệ thống thu gom nước mưa và xử lý nước thải sinh học tại nguồn, ưu tiên các vật liệu xây dựng địa phương thân thiện với môi trường như gạch không nung, tre ép khối. Những thiết kế mẫu "nhà nông thôn xanh" do Chi hội Kiến trúc sư tỉnh biên soạn sẽ được cung cấp miễn phí cho các hộ gia đình xây mới hoặc cải tạo nhà ở, hướng tới một nông thôn phát thải thấp, hài hòa với tự nhiên.

Một thập kỷ nỗ lực không ngừng đã khoác lên làng quê Bắc Giang một tấm áo mới. Trong giai đoạn 2021-2025, tỉnh tiếp tục khẳng định vị thế tiên phong khi đặt mục tiêu không chỉ đạt "chuẩn" mà còn vươn tới "nâng chuẩn" và "kiểu mẫu", từ hạ tầng cứng đến kiến trúc cảnh quan, từ đời sống vật chất đến văn hóa tinh thần và ứng dụng công nghệ số.

Với nguồn lực được ưu tiên, cách làm sáng tạo từ cấp thôn, bản và những kết quả tăng trưởng tích cực, mục tiêu trong triển khai chương trình xây dựng NTM của Bắc Giang đang ngày càng trở nên rõ nét. Quan trọng hơn cả, chính người dân, chủ thể thực sự của mọi công trình, đổi mới, đang từng ngày cảm nhận sự khác biệt từ những con đường bê tông phẳng phiu, những vườn vải trĩu quả và cả những ứng dụng tiện ích trên chiếc điện thoại thông minh.

Bắc Giang đang minh chứng một cách thuyết phục rằng: khi nông thôn "cất cánh" bằng quy hoạch bền vững, sự đồng thuận của cộng đồng và tư duy đổi mới sáng tạo, một kiến trúc nông thôn kiểu mới, thịnh vượng và đáng sống hoàn toàn khả thi, trở thành nền tảng vững chắc cho sự phát triển xanh và toàn diện của cả vùng trung du phía Bắc.

 

Pháp lý xây dựng

Hội chợ ENTECH HANOI 2025 – Động lực thúc đẩy chuyển đổi xanh và phát triển bền vững

Hội chợ quốc tế về Năng lượng và Môi trường – ENTECH HANOI 2025 diễn ra từ ngày 25 - 27/6/2025 quy tụ hơn 200 doanh nghiệp trong và ngoài nước với hơn 250 gian hàng, tiếp tục khẳng định vị thế là nền tảng giao thương, hợp tác và chuyển giao công nghệ hàng đầu trong lĩnh vực năng lượng và môi trường.

Bắc Kạn: Phát triển hạ tầng đồng bộ, tạo nền tảng vững chắc xây dựng NTM

Kết cấu hạ tầng được đầu tư đồng bộ, diện mạo nông thôn Bắc Kạn ngày càng khởi sắc, tạo tiền đề phát triển bền vững trong xây dựng nông thôn mới.

Bắc Kạn: Khát vọng nâng tầm nông thôn mới

Bắc Kạn đặt ra mục tiêu đầy tham vọng cho Chương trình Nông thôn mới năm 2025 với 37 xã đạt chuẩn, 10 xã nâng cao, 2 xã kiểu mẫu, và trên 50 thôn đạt chuẩn, tỉnh đang nỗ lực kiến tạo một diện mạo nông thôn giàu đẹp, văn minh, nâng cao chất lượng đời sống người dân.

Du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn OCOP ở Bắc Kạn: Kiến trúc trải nghiệm và cảnh quan đặc trưng

Tại Bắc Kạn, mô hình du lịch nông nghiệp gắn với chương trình OCOP đang phát triển mạnh mẽ, tạo nên những không gian kiến trúc độc đáo hòa quyện với cảnh quan thiên nhiên. Những homestay, làng nghề truyền thống không chỉ mang đến trải nghiệm chân thực cho du khách mà còn góp phần bảo tồn văn hóa bản địa và phát triển kinh tế bền vững.

Bắc Kạn: Chuyển đổi số kiến tạo nông thôn mới thông minh và nâng tầm đặc sản OCOP

Bắc Kạn đang mạnh mẽ ứng dụng chuyển đổi số vào quản lý quy hoạch nông thôn và phát triển sản phẩm OCOP, mang lại những thay đổi tích cực trong đời sống dân sinh và kinh tế địa phương. Từ hệ thống thông tin địa lý đến nền tảng số kết nối nông sản với thị trường, tỉnh miền núi này đang khẳng định vị thế tiên phong trong việc kiến tạo một nông thôn mới thông minh và nâng tầm giá trị đặc sản.

Ý kiến của bạn

SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi