10 năm xây dựng Hạ tầng kỹ thuật thoát nước tại Thủ đô Hà Nội

(Vietnamarchi) - Vừa qua, Sở Xây dựng Hà Nội đã đề xuất đưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn các dự án thoát nước cho 3 khu vực còn lại. Trong đó, khu vực Long Biên, Gia Lâm gồm cả thoát nước và xử lý nước thải có tổng mức đầu tư là 4.700 tỷ đồng, khu vực tả Nhuệ là 1.400 tỷ đồng, khu vực hữu Nhuệ là 1.300 tỷ đồng.
14:58, 25/09/2023

Mặc dù, Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch thoát nước Hà Nội đến 2030, tầm nhìn 2050. Mục đích để phát triển hạ tầng thoát nước và bổ sung các dự án chống ngập mới, nhưng sau 10 năm, chưa có dự án lớn nào theo quy hoạch này thực hiện xong.

Theo đó, hệ thống thoát nước mưa khu vực nội thành được chia làm 4 lưu vực: Tô Lịch, tả sông Nhuệ, hữu sông Nhuệ, Long Biên.

Trao đổi về vấn đề này, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Võ Nguyên Phong cho biết: Sau 10 năm triển khai mới chỉ đầu tư xây dựng hoàn chỉnh theo quy hoạch trong phạm vi 77,5km2 của lưu vực sông Tô Lịch, thuộc địa bàn 8 quận: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Tây Hồ.

Còn lại 62km2 khu vực Long Biên, 47km2 khu vực hữu Nhuệ, 58km2 khu vực tả Nhuệ gồm Hà Đông, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hoàng Mai và một phần quận Tây Hồ, huyện Thanh Trì về cơ bản chưa được đầu tư xây dựng đồng bộ theo quy hoạch.

Đặc biệt, trạm bơm Liên Mạc (công suất 170m3/giây), trạm bơm Gia Thượng và Cự Khối (tổng công suất 65m3/giây) chưa được xây dựng. Trạm bơm Yên Nghĩa công suất 120m3/giây chưa thể hoạt động hết công suất do hệ thống kênh dẫn nước La Khê đang thi công dang dở khiến dòng chảy về trạm bơm bị hạn chế. Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá công suất 270.000m3/ngày cùng hệ thống thu gom nước thải cũng chưa hoàn thiện.

Tương tự, khu vực Long Biên chưa được đầu tư hoàn chỉnh. Do vậy phụ thuộc rất nhiều vào khả năng tiêu thoát của sông Cầu Bây và hệ thống thủy nông Bắc Hưng Hải, trước đây vốn chỉ dành cho tưới, tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp. “Hạ tầng thiếu hoàn chỉnh theo quy hoạch là một trong những nguyên nhân chưa bảo đảm công tác thoát nước mặt cho TP Hà Nội nên mỗi khi có mưa lớn bất thường xảy ra tình trạng ngập úng cục bộ”.

Năm 2023, Hà Nội sẽ có những cơn mưa với cường độ lớn xuất hiện đồng nghĩa với cảnh ngập úng tái diễn trên nhiều tuyến phố của Thủ đô. Do đó, việc cấp bách hiện nay là cần rà soát thật cụ thể và sớm có những điều chỉnh quy hoạch thoát nước, đẩy nhanh hoàn thiện các dự án chống ngập đã kéo dài nhiều năm nay.

Về giải pháp, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Võ Nguyên Phong cho hay, thời gian tới, Thành phố Hà Nội sẽ rà soát để nâng công suất của hệ thống xử lý thoát nước mặt. Trong đó đặc biệt quan tâm đến đầu tư cải tạo, xây dựng hệ thống hồ điều hòa theo quy hoạch để phát huy tối đa công suất các dự án bơm tiêu.

Ngoài ra, các dự án thoát nước thải cũng được rà soát để đầu tư xây dựng theo từng cụm, lưu vực nhỏ phù hợp với quá trình phát triển đô thị của từng quận, huyện chứ không đầu tư các nhà máy xử lý nước thải công suất lớn nhưng không đủ nước thải để xử lý.

Bên cạnh đó, thực hiện việc rà soát để điều chỉnh công suất của hệ thống xử lý, nhiều chuyên gia cho rằng, Hà Nội cần khẩn trương thực hiện xây dựng các dự án theo quy hoạch. Trong đó, có 7 dự án hạ tầng kỹ thuật tiêu thoát nước giai đoạn 2021-2025  như hệ thống thoát nước lưu vực tả sông Nhuệ; dự án đầu tư xây dựng trạm bơm Yên Nghĩa và hệ thống kênh dẫn - kênh xả đồng bộ giải quyết thoát nước cho lưu vực hữu sông Nhuệ; dự án đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước mưa khu vực hữu sông Nhuệ; xây dựng cụm công trình đầu mối trạm bơm Liên Mạc; dự án xây dựng trạm bơm Gia Thượng, hồ điều hòa và tuyến mương Thượng Thanh; dự án xây dựng trạm bơm Cự Khối lưu vực Long Biên; dự án cải thiện thoát nước và quản lý nước thải tại quận Long Biên và huyện Gia Lâm cần được triển khai sớm mới có hạ tầng kỹ thuật thoát nước khả thi ./.

Pháp lý xây dựng

Hà Nội: nghiên cứu các phương án cải tạo, tái thiết chợ Long Biên

Mới đây, UBND quận Ba Đình, thành phố Hà Nội cho biết sẽ phối hợp Trường đại học Xây dựng Hà Nội nghiên cứu các phương án cải tạo, tái thiết chợ Long Biên thông qua cuộc thi kiến trúc quốc tế AIAC 2025 với chủ đề "Reconstruction of LongBien market".

Nghiên cứu giải pháp công nghệ mới cho một đoạn tuyến đường Vành đai 4

Theo đó, văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 108/TB-VPCP ngày 17/3/2025 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp về giải pháp công nghệ làm đường giao thông và cầu cạn do Công ty TNHH Hòa Bình đề xuất.

Hà Nội: Đề xuất 10 giải pháp cấp bách xử lý ô nhiễm môi trường

Ngày 14/3, UBND thành phố Hà Nội phối hợp Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Thực trạng và giải pháp xử lý các vấn đề cấp bách trong công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội”.

Liên kết sản xuất theo chuỗi, tạo sự ổn định, bền vững trong sản xuất lúa gạo ở vùng ĐBSCL

Ngày 12/12, tại tỉnh Đồng Tháp, Công ty Cổ phần Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam tổ chức hội nghị tổng kết dự án: “Xây dựng mô hình hợp tác xã tổ chức sản xuất hạt giống lúa liên kết với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm tại vùng ĐBSCL”.

Chủ trương đầu tư DA ĐTXD kết cấu hạ tầng KCN Đồng Văn VI (Hà Nam) quy mô 250 ha

Mới đây, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 1426/QĐ-TTg ngày 19/11/2024 về chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Đồng Văn VI, tỉnh Hà Nam.

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi