Lập hồ sơ Di tích quốc gia đặc biệt đối với di tích làng cổ Phước Tích

Lập hồ sơ Di tích quốc gia đặc biệt đối với di tích làng cổ Phước Tích

(Vietnamarchi) - Phước Tích là một trong ba ngôi làng cổ đẹp nhất Việt Nam. Trải qua hơn 550 năm tồn tại, vượt qua sự tàn phá của thời gian, làng cổ Phước Tích vẫn giữ được gần như nguyên vẹn vẻ đẹp thuở ban đầu với khung cảnh làng quê đặc trưng “cây đa, bến nước, sân đình”.
15:53, 05/11/2024

Vừa qua, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã có công văn số 4769/BVHTTDL-DSVH gửi UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế về việc thống nhất lập hồ sơ "Di tích quốc gia đặc biệt" đối với Di tích làng cổ Phước Tích, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Trước đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã nhận được Tờ trình số 17/TTr-UBND của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc đề nghị lập hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt đối với di tích Làng cổ Phước Tích, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Sau khi nghiên cứu và xin ý kiến các nhà khoa học Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia (nhiệm kỳ 2020-2024), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thống nhất với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc lập hồ sơ di tích Làng cổ Phước Tích, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt.

Làng cổ Phước Tích nằm ven sông Ô Lâu, thuộc thôn Phong Phú xã Phong Hòa huyện Phong Điền tỉnh Thừa Thiên Huế, được thành lập từ năm 1470, dưới thời vua Lê Thánh Tông. Nơi đây, nhiều công trình kiến trúc truyền thống hàng trăm năm, có giá trị lịch sử và nghệ thuật độc đáo được bảo tồn và trở thành điểm đến tham quan của đông đảo du khách. Trong đó, có thể kể đến như: Đình làng, chùa Phước Bửu, miếu Cây Thị, miếu Quảng Tế, miếu Ông Cọp, miếu Đôi… và hàng chục ngôi nhà rường cổ.

Ðây được mệnh danh là một trong ba ngôi làng cổ đẹp nhất Việt Nam, được Nhà nước công nhận và xếp hạng là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia năm 2009, với quần thể di tích kiến trúc nhà rường cổ, di tích văn hóa Chăm Pa, văn hóa Việt cổ và nghề gốm truyền thống hơn 500 năm…

 

Pháp lý xây dựng

Phê duyệt quy hoạch Di tích quốc gia đặc biệt Chùa Phật Tích

Quy hoạch nhằm bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc - nghệ thuật của Di tích quốc gia đặc biệt Chùa Phật Tích; bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái, các di vật, bảo vật quốc gia và các giá trị di sản văn hóa phi vật thể gắn với di tích.

Những công trình kiến trúc độc đáo hơn 100 tuổi của TPHCM

Dinh Độc Lập, nhà thờ Đức Bà, bưu điện Thành phố, chợ Bến Thành... không chỉ là những dấu ấn kiến trúc mà còn là những chứng nhân lịch sử, góp phần tạo nên diện mạo đô thị độc đáo và đa dạng của TPHCM.

Chùa Bãi “Linh Châu tự” đón Bằng công nhận Di tích Kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố

Chùa Bãi "Linh Châu tự" tọa lạc tại xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức (Hà Nội). Với lối kiến trúc độc đáo, chùa Bãi "Linh Châu tự" vừa được đón nhận Bằng công nhận Di tích Kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố.

Một vài hình thức trấn yểm ở Hội An

Trấn yểm là việc làm đã có từ xa xưa và được sử dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia, khu vực. Trấn yểm có liên quan chặt chẽ với những quy định trong phong thủy. Ở Việt Nam, trấn yểm là việc khá phổ biến trong dân gian. Tại Hội An, các hình thức trấn yểm cũng được sử dụng từ lâu đời, hơn nữa còn mang tính giao lưu của các nền văn hóa, phong tục tập quán đặc trưng của nhiều vùng miền, quốc gia.

Chùa Bửu Minh - Dấu ấn giữa đại ngàn Tây Nguyên

Chùa Bửu Minh tọa lạc tại xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai. Chùa có bề dày lịch sử, chỉ cách trung tâm thành phố Pleiku (Gia Lai) hơn chục cây số. Đây là một trong những ngôi chùa nổi tiếng ở Tây Nguyên do lối kiến trúc độc đáo và khung cảnh yên bình.

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi