Xây dựng vùng phát thải thấp góp phần kiến tạo đô thị xanh, giàu bản sắc

Xây dựng vùng phát thải thấp góp phần kiến tạo đô thị xanh, giàu bản sắc

(Vietnamarchi) - Cùng với việc hoàn thiện hành lang pháp lý, thành phố Hà Nội đã nỗ lực triển khai các giải pháp tổng thể và chi tiết để đánh giá đúng thực trạng, đưa ra định hướng lớn về giải pháp để từ đó kiến tạo môi trường sống tốt hơn cho người dân thủ đô.
09:35, 18/07/2025

Hoàn thiện hành lang pháp lý bảo vệ môi trường

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, chất lượng môi trường không khí nội đô được các chuyên gia đánh giá là bị suy giảm nghiêm trọng trong nhiều ngày, nhiều tháng. Điều đáng lo ngại là vấn đề này đang có dấu hiệu gia tăng theo từng năm. Không khí độc hại không chỉ làm tăng tỷ lệ mắc bệnh, mà còn là nguyên nhân dẫn đến quá tải hệ thống y tế, giảm năng suất lao động và kéo theo nhiều hệ lụy về phát triển xã hội.

PGS.TS Nguyễn Văn Sơn - Phó Viện trưởng Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường (Bộ Y tế) cho biết: “Bụi mịn PM2.5 là tác nhân chính gây tổn hại hệ hô hấp, tim mạch, thần kinh và hệ miễn dịch, đặc biệt ở trẻ em, người già và phụ nữ mang thai. Ô nhiễm không khí không chỉ gây hại cho sức khỏe cá nhân mà còn là gánh nặng y tế và kinh tế đối với cả xã hội”.

Thực tế trong định hướng không gian phát triển, thủ đô Hà Nội luôn xác định mục tiêu phấn đấu là đô thị văn hiến, văn minh hiện đại, xanh, thông minh. Trong quá trình phát triển đô thị đảm bảo tinh thần sáng, xanh, sạch, đẹp. Tuy nhiên tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên cấp bách, đe dọa trực tiếp tới môi trường sống, sức khỏe của nhân dân, tạo ra thách thức liên quan đến mục tiêu này của thủ đô.

Thực hiện các giải pháp nhằm cải thiện chất lượng không khí, nâng cao chất lượng sống của người dân Thủ đô.

Trước đây ở nhiều thủ đô trên thế giới, trong quá trình phát triển họ đã từng đối mặt với những thách thức về môi trường, đặc biệt là ô nhiễm không khí. Giờ đây đô thị Hà Nội cũng gặp phải các vấn đề tương tự, điều này bắt buộc phải có những giải pháp quyết liệt, đồng bộ để tạo nên không gian đô thị phát triển một cách bền vững. Vì mọi vấn đề phát sinh về ô nhiễm tại các thành phố lớn đều có thể tạo ra sự khủng hoảng, ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển kinh tế xã hội cũng như đời sống của nhân dân.

Vấn đề ô nhiễm của Thủ đô cũng đã nhận được sự chỉ đạo sát sao từ Chính phủ, các bộ, ngành, trong đó tất cả đều thống nhất về rõ nhiệm vụ với các chương trình, đề án, xây dựng và hoàn thiện các quy hoạch để xử lý triệt để vấn đề ô nhiễm. Hướng tới mục tiêu tạo ra không gian, cảnh quan kiến trúc đồng bộ từ giao thông, nhà ở, hồ nước, các dòng sông, công viên, vườn hoa cây xanh.

Một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm là từ hoạt động của các phương tiện giao thông vận tải. Các phương tiện lớn, nhỏ đều sử dụng nguyên liệu phổ biến là xăng dầu cùng hoạt động trong một không gian chật hẹp dễ phát sinh ô nhiễm. Trong khi đó, xu hướng chung của thế giới là chuyển sang sử dụng phương tiện xanh, sạch hơn với nhiên liệu là điện, nhiên liệu khí. Ngoài ra nhiều nước còn hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông công cộng tiên tiến sử dụng nguyên liệu sạch.

Trước đây, khi xây dựng và thông qua Luật Thủ đô, nội dung về bảo vệ môi trường cũng được nêu khá rõ ràng. Trong đó có những điều khoản xác định rõ cụ thể việc xác định phạm vi vùng phát thải thấp, cùng các biện pháp áp dụng trong vùng theo lộ trình phù hợp.

Tiếp đến, ngày 12/7, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 20/CT-TTg về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách bảo vệ môi trường, cải thiện chất lượng không khí tại các đô thị lớn. Trong đó Thủ tướng yêu cầu Hà Nội “Lập, công bố đề án về vùng phát thải thấp (trong Quý III/2025) và tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc thực hiện vùng phát thải thấp” điều này cũng góp phần nhằm cụ thể hóa nội dung trong việc triển khai Luật Thủ đô.

Đồng lòng kiến tạo môi trường sống tốt hơn

Hiện nay thành phố Hà Nội có dân số khoảng 8,5 triệu người chưa kể dân số tự do từ các tỉnh thành, trong đó có hơn 8 triệu phương tiện, với 1,1 triệu ô tô và 6,9 triệu xe máy. Riêng trong khu vực vành đai 1 là trung tâm nội đô lịch sử của thủ đô, số lượng xe máy khoảng 450.000 xe, dân số trong khu vực này khoảng 600.000.

Tốc độ gia tăng phương tiện của Hà Nội khoảng 4-5%/năm, gấp nhiều lần tốc độ mở rộng đường sá. Hoạt động giao thông với lượng phương tiện chạy bằng xăng dầu lớn, đây là một trong những nguồn gây ô nhiễm không khí ở Hà Nội.

Khu vực vành đai 1 hàm chứa những công trình kiến trúc lịch sử có quy mô lớn, như: khu phố cổ; khu vực Hồ Gươm phụ cận; khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long; khu vực trung tâm chính trị Ba Đình…

Thành phố xác định, đầu tiên cần kiểm soát các khu vực vùng lõi, khu vực vành đai 1 (trung tâm nội đô lịch sử), mở rộng ra vành đai 2 (nội đô lịch sử), vành đai 3 (nội đô mở rộng), khu vực vành 4, tiến tới kiểm soát vành đai 5 (vành đai liên vùng, kết nối Hà Nội và các tỉnh lân cận). Qúa trình thực hiện giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường, ô nhiễm không khí sẽ được triển khai từng vành đai gắn liền với từng giai đoạn, lộ trình cụ thể.

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, thành phố sẽ nghiên cứu tổng thể và cụ thể để triển khai các biện pháp giảm phát thải. Nội dung Chỉ thị 20 bao gồm toàn thể các vấn đề về môi trường, nên chúng tôi sẽ thực hiện từng biện pháp khác nhau. Riêng về nội dung xe cá nhân sử dụng xăng dầu khi thực hiện chắc chắn phải đảm bảo hài hòa lợi ích giữa người dân, nhà nước và doanh nghiệp. Đảm bảo khả năng chuyển hóa phù hợp, vừa đảm bảo tính khả thi khi triển khai.

Thành phố sẽ nghiên cứu cơ chế chính sách để hỗ trợ chuyển đổi đảm bảo phù hợp nhất, tối đa nhất cho việc nhân dân sử dụng phương tiện cá nhân trong vành đai 1. Bên cạnh đó cũng khuyến khích nhân dân ở ngoài vành đai 1 theo lộ trình năm 2026, 2028, 2030... cả các vùng khác tiếp giáp với thủ đô cũng được thụ hưởng chính sách khuyến khích chuyển đổi phương tiện.

“Chắc chắn đây là những biện pháp phải có sự đồng lòng giữa người dân, nhà nước, doanh nghiệp. Đặc biệt là việc kêu gọi các doanh nghiệp cung ứng phương tiện sạch để từ đó đưa ra chế độ ưu đãi nhất để đổi các phương tiện, hỗ trợ giá thành, các vấn đề liên quan đến sử dụng phương tiện đó... tất cả kiến tạo môi trường sống tốt hơn” ông Dương Đức Tuấn chia sẻ thêm.

Có thể nói, từ việc hoàn thiện hành lang pháp lý, đến chỉ đạo sát sao kịp thời từ Chính phủ, sự chủ động của UBND thành phố Hà Nội với những chính sách hỗ trợ phù hợp và đặc biệt là sự ủng hộ hưởng ứng của người dân, chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng vào thành công cải thiện chất lượng không khí tại các đô thị lớn, kiến tạo đô thị xanh, giàu bản sắc.

Pháp lý xây dựng

Vietnam Medipharm Expo 2025 – Cầu nối uy tín cho ngành Y dược Việt Nam vươn tầm quốc tế

Trước bối cảnh thị trường y dược Việt Nam đang chuyển mình mạnh mẽ, nhu cầu kết nối để tăng cường hợp tác về công nghệ, tìm kiếm giải pháp đột phá trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Để góp phần hiện thực hóa điều này, công ty VINEXAD tiếp tục tổ chức Vietnam Medipharm Expo 2025 – Triển lãm quốc tế chuyên ngành y dược uy tín hàng đầu Việt Nam, là bệ phóng chiến lược thúc đẩy ngành Y dược tăng trưởng mạnh mẽ.

Hà Nội cấm xe máy xăng: Kiến tạo không gian kiến trúc xanh cho nội đô

Để chủ trương cấm xe máy xăng ở Hà Nội đi vào thực tiễn, đang là một chủ đề nóng hổi và nhận được nhiều sự quan tâm. Mục tiêu của chính sách này không chỉ dừng lại ở việc giảm ùn tắc giao thông mà còn hướng tới kiến tạo không gian kiến trúc xanh, bền vững cho nội đô, mang lại nhiều lợi ích to lớn cho môi trường và sức khỏe cộng đồng.

“Xanh hóa” đại học: Tại sao nhiều trường vẫn ngại bước chân vào công cuộc chuyển đổi tốn kém?

Giáo dục đại học được kỳ vọng không chỉ truyền thụ tri thức mà còn là gương điển hình trong kiến tạo môi trường bền vững và nâng cao trách nhiệm cộng đồng. Tuy nhiên, công cuộc “xanh hóa” đại học vẫn còn nhiều rào cản.

Ý kiến của bạn

SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Vinmikh