Xây dựng Cà Mau trở thành tỉnh có kinh tế phát triển, văn minh, hiện đại vào năm 2050

Xây dựng Cà Mau trở thành tỉnh có kinh tế phát triển, văn minh, hiện đại vào năm 2050

(Vietnamarchi) - Ngày 17/11/2023, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký ban hành Quyết định số 1386/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tỉnh Cà Mau thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
11:15, 19/11/2023

Theo đó, phạm vi quy hoạch bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên tỉnh Cà Mau có tọa độ địa lý khoảng từ 8030’ đến 9034’ vĩ độ Bắc, 104032’ đến 105024’ kinh độ Đông và phần không gian biển được xác định theo Luật Biển Việt Nam năm 2012, Nghị định số 40/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.

Xây dựng Cà Mau trở thành tỉnh có kinh tế phát triển, văn minh, hiện đại vào năm 2050

Mục tiêu phát triển đến năm 2030, Cà Mau trở thành tỉnh phát triển khá của vùng đồng bằng sông Cửu Long; có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, từng bước hiện đại; có nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển; hệ sinh thái được bảo tồn, thích ứng có hiệu quả với biến đổi khí hậu. Quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm, người dân có cuộc sống phồn vinh, hạnh phúc.

Hình thành 02 hành lang kinh tế, 03 vùng kinh tế và 05 cực tăng trưởng

Hình thành và phát triển 02 hành lang kinh tế theo trục Bắc - Nam và hướng Đông - Tây dựa trên các tuyến giao thông đường bộ cao tốc, đường bộ trục ngang, đường ven biển, kết nối cảng biển, cảng hàng không, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp gắn với các đô thị, các trục liên kết phát triển và các cực tăng trưởng; kết nối với hành lang ven biển phía Nam của Tiểu vùng Mê Công mở rộng (Hành lang kinh tế Hà Tiên - Rạch Giá - Cà Mau) góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Cà Mau và cả vùng đồng bằng sông Cửu Long.

03 vùng kinh tế bao gồm Vùng phát triển dịch vụ - đô thị - công nghiệp trung tâm (với cực tăng trưởng là thành phố Cà Mau); Vùng phát triển đô thị - công nghiệp - kinh tế ngư, nông, lâm nghiệp ven biển Tây (với cực tăng trưởng là đô thị Sông Đốc); Vùng phát triển công nghiệp - đô thị - kinh tế ngư, nông, lâm nghiệp ven biển Đông (với các cực tăng trưởng là đô thị Năm Căn - Khu kinh tế Năm Căn, đô thị Tân Thuận và đô thị Đất Mũi - Cảng biển tổng hợp Hòn Khoai)

Về phương hướng phát triển ngư, nông, lâm nghiệp theo hướng hiện đại, thông minh, ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu; phát triển liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị nông nghiệp sinh thái hữu cơ. Thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn; xây dựng và vận hành trung tâm đầu mối gắn với vùng nguyên liệu về thủy sản góp phần đẩy mạnh sản xuất, chế biến, phát triển chuỗi giá trị về thủy sản.

Tổ chức, sắp xếp không gian phát triển ngư, nông, lâm nghiệp theo 03 vùng: vùng Bắc Cà Mau, vùng Nam Cà Mau, vùng ven biển và hải đảo. Trong đó, giữ gìn và bảo vệ hệ sinh thái ngọt ở huyện Trần Văn Thời và huyện U Minh.

Về phát triển kinh tế biển, xây dựng và phát triển tỉnh Cà Mau trở thành một trung tâm kinh tế biển của cả nước; đầu tư xây dựng Cảng biển tổng hợp Hòn Khoai, Khu kinh tế Năm Căn, Cảng sông Ông Đốc gắn với phát triển các khu công nghiệp, khu đô thị ven biển; phát triển nuôi biển công nghệ cao, hiệu quả và bền vững; ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trong bảo quản sau thu hoạch, chế biến sâu để nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm biển.

Phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ nguồn tài nguyên, môi trường sinh thái, bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh và chủ quyền biển, đảo; phát triển và quản lý bền vững kinh tế biển theo phương thức tổng hợp, quản trị biển dựa vào không gian, liên ngành với sự tham gia của các cộng đồng dân cư và doanh nghiệp.

Về du lịch, phát triển du lịch bền vững theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại gắn với bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, lịch sử; đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng; liên kết và hợp tác phát triển du lịch với các địa phương trong vùng, cả nước và quốc tế. Phát huy lợi thế vị trí địa lý là tỉnh Địa đầu cực Nam của Tổ quốc; xây dựng, định vị và nâng cao thương hiệu du lịch Cà Mau “Địa đầu cực Nam - Khám phá - Môi trường - Kết nối”, trong đó Khu du lịch quốc gia Mũi Cà Mau trở thành một trong những trung tâm du lịch sinh thái, trải nghiệm rừng ngập mặn đặc sắc, điểm đến quan trọng trên các tuyến du lịch của vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Đến năm 2050, Cà Mau là tỉnh kinh tế phát triển, xã hội văn minh, hiện đại, thích ứng với biến đổi khí hậu; các giá trị văn hóa mang bản sắc của con người Cà Mau được giữ gìn và phát huy. Môi trường sinh thái, đa dạng sinh học được bảo vệ, bảo tồn. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, hạ tầng số phát triển đồng bộ, hiện đại. Chính trị, quốc phòng, an ninh được giữ vững, trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm.

Pháp lý xây dựng

Đến năm 2025 rà soát, đồng bộ hệ thống các quy hoạch với Quy hoạch tỉnh Kiên Giang

Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Kiên Giang là hoàn thiện đồng bộ hệ thống các quy hoạch. Mục tiêu đến năm 2025 rà soát, lập, điều chỉnh các quy hoạch đảm bảo thống nhất, đồng bộ với Quy hoạch tỉnh đã được phê duyệt.

Đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ Quy hoạch cảng hàng không trên toàn quốc

Việc tổ chức lập, phê duyệt quy hoạch các cảng hàng không thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với các quy hoạch cấp cao hơn và các quy hoạch liên quan, bảo đảm hiệu quả thực hiện quy hoạch.

Lào Cai thông qua Quy chế quản lý kiến trúc đô thị thị xã Sa Pa

Quy chế quản lý kiến trúc đô thị thị xã Sa Pa nhằm quản lý và thực hiện theo đồ án quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch Quốc gia Sa Pa - thị xã Sa Pa đến năm 2040 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Nghệ An thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Kế hoạch đưa ra mục tiêu đến năm 2025, hoàn thành việc rà soát, lập, điều chỉnh các quy hoạch đô thị, nông thôn, các quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành trên địa bàn tỉnh Nghệ An theo quy định của pháp luật, bảo đảm thống nhất, đồng bộ với Quy hoạch tỉnh đã được phê duyệt.

Hà Nội phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch 1/500 tòa nhà 14 tầng tại huyện Mê Linh

Vừa qua, UBND TP. Hà Nội đã ban hành quyết định về việc phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu nhà ở Minh Đức tại xã Tiền Phong, huyện Mê Linh.

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi