Về miền đất thiêng Gia Viễn - Nình Bình

Con đường di tích cố đô

Về miền đất thiêng Gia Viễn - Nình Bình

(Vietnamarchi) - Gia Viễn được biết đến là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi với cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, núi non hùng vỹ cùng với bề dày truyền thống lịch sử, văn hóa lâu đời, là địa phương đang lưu giữ một kho tàng di tích lịch sử văn hóa đa dạng, phong phú với số lượng di tích lớn của cố đô Hoa Lư.
10:54, 17/01/2024

Gia Viễn - một huyện nằm ở cửa ngõ phía Bắc của tỉnh Ninh Bình, cách trung tâm thành phố chưa đến 20km. Vùng đất địa linh Gia Viễn quê hương của vua Đinh Tiên Hoàng và Thiền sư Nguyễn Minh Không, là vùng đất cổ giàu truyền thống lịch sử, nơi chứa đựng hệ thống di sản văn hóa vật thể phong phú, gồm các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, các di vật, cổ vật, hệ thống đình, đền, chùa, miếu... đa dạng và đặc sắc, được tạo dựng và gìn giữ qua hàng nghìn năm lịch sử, thể hiện bề dày và chiều sâu văn hóa của vùng đất nghìn năm văn hiến.

Hiện nay, theo số liệu thống kê, trên địa bàn huyện Gia Viễn có đến gần 300 di tích lịch sử văn hóa. Ngoài những di tích nổi tiếng được đông đảo du khách trong và ngoài nước biết đến như Động Hoa Lư, Động Địch Lộng, chùa Bái Đính, đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng, suối nước nóng Kênh Gà, khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long… Còn có những di tích là những chùa, đền, đình, miếu ở mỗi thôn, xã  thờ Thiền sư Nguyễn Minh Không vị quốc sư - đại danh y nổi tiếng thời Lý, và một số nhân vật lịch sử khác. Tạp chí Kiến trúc Việt Nam trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!

Đình Nam Phúc

Là một tòa kiến trúc nhỏ, 3 gian, đầu hồi bít đốc, chữ Đinh. Đình nằm chung trong khuôn viên với chùa thành một quần thể tâm linh của làng. Đình thờ Thành hoàng làng và thiền sư Nguyễn Minh Không.

Đình Vũ Xá

Tọa lạc tại thôn 5, xã Gia Trấn, huyện Gia Viễn, Ninh Bình, đình thờ Thành hoàng làng Minh Thông Đại Vương. Đình gồm 2 tòa Tiền Bái và Đại Đình theo bố cục “Tiền Nhất, hậu Đinh”. Tiền Bái có kiến trúc 5 gian, đầu hồi bít đốc. Đại Đình có kiến trúc 3 gian, mặt bằng chữ Đinh, hậu cung là nơi đặt tượng thành hoàng làng. Kiến trúc của đình cơ bản vẫn giữ được bộ khung thời Nguyễn.

Đình Vũ Nhì

Nằm tại thôn Vũ Nhì, xã Gia Trấn, huyện Gia Viễn, Ninh Bình, Đình Vũ Nhì thờ Bố Cái Đại Vương cùng nhiều nhân vật khác. Kiến trúc của Đình Vũ Nhì cơ bản là kiến trúc thời Nguyễn.

Hiện nay, đình vẫn còn giữ được nhiều hiện vật cổ có giá trị mỹ thuật cao như hương án cỡ đại, ngai bài vị và một số bát hương.

Đình Thượng Hòa Đền Cổ Hạc

 

Nằm tại Thôn Thượng Hòa, xã Gia Thanh, huyện Gia Viễn, Ninh Bình, Đình Thượng Hòa và Đền Cổ Hạc đều thờ Bố Cái Đại Vương cùng nhiều nhân vật khác. Về kiến trúc, cơ bản  vẫn giữ nguyên từ thời Nguyễn, TK 19.

Nghè Liên Huy còn có tên gọi là Đền Cửa Song  tại Thôn Liên Huy, xã Gia Thịnh, huyện Gia Viễn, Ninh Bình, đã được xếp hạng Di tích cấp tỉnh. Nghè là một tòa kiến trúc nhỏ, 1 gian 2 chái, mái đao, mặt bằng hình chữ Nhất. Mặt trước của Nghè có nhiều cấu kiện được đục, chạm đẹp, phong cách mỹ thuật thời Lê Trung Hưng, TK 17. Hiện, Nghè nằm trong khuôn viên chùa, gần ngã ba sông nên được gọi là đền Cửa Song. Nghè thờ Thành hoàng làng và Đức Thánh Nguyễn.

Đình Kính Chúc nằm tại Thôn Kính Chúc, xã Gia Phú, huyện Gia Viễn, Ninh Bình, Đình đã được xếp hạng Di tích cấp tỉnh. Nơi đây thờ Thánh Nguyễn Minh Không cùng vua Đinh, vua Lý Thái Tổ; Bảo Quang Hoàng Thái Hậu; Lý Thái Tổ Cao hoàng hậu; Thủy Tinh công chúa; Bách gia tiên tổ.

Đình có dạng mặt bằng tổ hợp kiểu “Tiền Nhất hậu Đinh” gồm có Tiền Bái và Đại Đình hình chữ Đinh.

Đình Ngô Đồng: Thôn Ngô Đồng, xã Gia Phú, huyện Gia Viễn, đã được xếp hạng Di tích cấp tỉnh, Đình phối thờ Thánh Nguyễn Minh Không, Thành hoàng làng.

Đền Thượng Ngô Đồng

Tọa lạc tại Thôn Thượng Ngô Đồng, xã Gia Phú, huyện Gia Viễn đã được xếp hạng Di tích cấp tỉnh. Đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng. Đền Thượng Ngô Đồng là một công trình 3 gian, đầu hồi bít đốc, mặt bằng hình chữ Đinh nằm trên một khuôn viên hẹp.

Miếu làng Ngô Đồng: tại Thôn Làng Ngô Đồng, xã Gia Phú huyện Gia Viễn, đã được xếp hạng Di tích cấp tỉnh, nơi đây thờ Thiền sư Nguyễn Minh Không. Đây là một tòa kiến trúc dọc, 3 gian, phía trước mái đao, phía sau đầu hồi bít đốc, phía trước có cột đá. Bên cạnh là điện Mẫu, nhà xây cấp 4, 3 gian. Kiến trúc Miếu có phong cách thời Nguyễn muộn TK 20. Đền Sinh Dược: tại làng Sinh Dược, xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, Ninh Bình. Đền thờ Nguyễn Minh Không, Phật, Cao Sơn, Mẫu Phối thờ, thờ vọng Tự Đức 1881. Đền là một tòa kiến trúc nhỏ, 3 gian, đầu hồi bít đốc, mặt bằng hình chữ Đinh..

Đình Chỉnh Đốn Thôn Chỉnh Đốn, xã Gia Minh, huyện Gia Viễn, Ninh Bình đã được xếp hạng cấp tỉnh. Đình thờ Nguyễn Minh Không, Trần Phú Hữu (tướng thời Trần)

Đình gồm 2 tòa kiến trúc tạo thành mặt bằng dạng “Tiền Nhất, hậu Đinh”. Tòa Tiền Tế có 5 gian, đầu hồi bít đốc. Bộ khung đã được làm mới. Đại đình có 3 gian, mặt bằng chữ Đinh.

Chùa Chỉnh Đốn: Thôn Chỉnh Đốn, xã Gia Minh, huyện Gia Viễn, Ninh Bình đã được xếp hạng cấp tỉnh. Nơi đây có bàn cờ, nơi đức Thánh Nguyễn từng ngồi đánh cờ tiên. Chùa mới xây, 5 gian, mặt bằng chữ Đinh.

Chùa Đại Khả

Tọa lạc tại Thôn Đại Khả, xã Gia Tiến, huyện Gia Viễn, Ninh Bình, Chùa là nơi thờ Phật, có 1 đôi câu đối liên quan đến việc Thánh Minh Không đi quyên đồng về đúc An Nam Đại Tứ khí. Hiện nay, kiến trúc chùa và tượng còn cổ kính, đặc biệt có bộ cửa võng thời Lê Trung Hưng TK 17-18.

Ngoài ra, trên địa bàn huyện Gia Viễn còn có Đình Tế Mỹ, Đình Kẽm Chè, Đình Giá Sơn,.. cũng là những nơi thờ thiền sư Nguyễn Minh Không.

Những di tích này ghi dấu các sự kiện lịch sử quan trọng của địa phương, của dân tộc, đồng thời phản ánh đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của người dân qua các giai đoạn lịch sử. Gắn với những chiến công của các thế hệ đi trước, mỗi di tích lịch sử ở huyện Gia Viễn đều cần được bảo tồn và phát huy giá trị, góp phần nâng cao nhận thức, lý tưởng cách mạng và lòng yêu nước cho thế hệ trẻ hôm nay.

Pháp lý xây dựng

Đôi điều về tên gọi các di tích tín ngưỡng trong dân gian ở Hội An

Các di tích tôn giáo, tín ngưỡng ở Hội An rất đa dạng, phong phú về loại hình và hình thức kiến trúc, tuy nhiên, trong phạm vi bài viết này, tôi chỉ đề cập đến tên gọi của một số di tích trong dân gian ở Hội An có sự khác biệt giữa tên gọi di tích và đối tượng được thờ tự bên trong di tích.

Khám phá kiến trúc độc đáo của nhà cổ Huỳnh Phủ

Tọa lạc xã Đại Điền (huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre) được xây dựng cuối thế kỷ XIX, nhà cổ Huỳnh Phủ được xem như một kiệt tác về kiến trúc nghệ thuật bằng gỗ, đỉnh cao của nghệ thuật chạm khắc.

Một bức bình phong đặc sắc tại Hội An

Có khá nhiều bức bình phong tại các di tích tín ngưỡng ở Hội An, trong các ngôi nhà cổ trong Khu phố cổ, một vài bức trong số đó rất đẹp. Vậy, điều gì khiến bức bình phong tại di tích Khổng Tử miếu, phường Cẩm Phô được ưu ái, dành nhiều lời khen tặng đến vậy? Tôi đã thử tìm hiểu và góp nhặt được một vài thông tin liên quan đến di tích và bức bình phong này.  

Khám phá xưởng đất nung được nhiều giải thưởng kiến trúc

Xưởng đất nung nằm bên dòng sông Thu Bồn của Nghệ nhân ưu tú Lê Đức Hạ được nhiều giải thưởng kiến trúc danh giá, là nơi chốn thân thương được nhiều du khách tìm đến để thỏa sức sáng tạo với “đất-lửa-nước”.

Giá trị văn hóa của nhà dài Ê Đê

Tây Nguyên là mảnh đất đại ngàn hùng vĩ, nơi cư trú của nhiều dân tộc thiểu số với những nét văn hóa đặc sắc. Trong đó, người Ê Đê, có nền văn hóa lâu đời, và đã tạo nên một di sản kiến trúc độc đáo và ấn tượng.

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi