Tu bổ di tích Hưng Miếu- nơi thờ tự cha mẹ vua Gia Long

Tu bổ di tích Hưng Miếu- nơi thờ tự cha mẹ vua Gia Long

Trước thực trạng di tích Hưng Miếu - nơi thờ tự cha mẹ vua Gia Long xuống cấp trầm trọng, HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa thông qua nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Bảo quản, tu bổ di tích Hưng Miếu.
16:01, 22/07/2024

Theo đó, dự án Bảo quản, tu bổ di tích Hưng Miếu có tổng mức đầu tư 47,730 tỷ đồng từ nguồn ngân sách tỉnh. Dự án nhằm bảo tồn, phục hồi và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa quốc gia đặc biệt, di sản văn hóa thế giới.

Dự án sẽ hạ giải toàn bộ Hưng Miếu; tu bổ phục hồi hệ khung, hệ mái, vách liên ba, đố bản, cửa, liên ba... hư hỏng nặng và bảo quản các cấu kiện còn tốt; chống mối toàn bộ các cấu kiện gỗ công trình; tu bổ gia cố nền công trình, chống mối, chống ẩm nền; phục hồi bờ nóc, bờ quyết, cổ diềm, các con giống bờ mái, gắn sành sứ, mái lợp ngói âm dương hoàng lưu ly; phục hồi toàn bộ các cấu kiện gỗ bằng sơn son thếp vàng...

Ngoài ra, gia cố nền, tu bổ phục hồi sân đường lát gạch Bát Tràng những vị trí lún nứt hư hỏng; cây xanh, cảnh quan.  Lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng nội, ngoại thất công trình, chiếu sáng mái Hưng Miếu và các cổng phù hợp với chức năng sử dụng và mỹ thuật cho toàn bộ công trình…

Di tích Hưng Miếu là nơi thờ tự cha và mẹ của vua Gia Long là thế tử Nguyễn Phúc Côn và bà Nguyễn Thị Hoàn. Đây là một trong những công trình thờ tự quan trọng nằm trong Quần thể Di tích Cố đô Huế.

Pháp lý xây dựng

Quy hoạch, phục hồi, phát huy giá trị di tích lịch sử quốc gia "Các địa điểm liên quan đến Dinh chúa Nguyễn"

Mới đây, UBND tỉnh Quảng Trị đã ban hành Quyết định số 2823/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích lịch sử Quốc gia “Các địa điểm liên quan đến Dinh chúa Nguyễn (1558-1626)”, tại huyện Triệu Phong.

Hà Nội cấp phép hoạt động cho Bảo tàng Kính Hoa

Ngày 26/11/2024, Sở văn hoá Thể thao và du lịch đã có Quyết định số 1491/QĐ -SVHTT về việc cấp phép hoạt động cho Bảo tàng Kính Hoa. Bảo tàng Kính Hoa hoạt động theo hình thức bảo tàng ngoài công lập, có nhiệm vụ: nghiên cứu, sưu tầm, bảo quản, trưng bày, giáo dục và giới thiệu các tài liệu, hiện vật, hình ảnh liên quan đến văn hoá Đông Sơn nói riêng, lịch sử - văn hoá của dân tộc nói chung.

Bảo tồn hệ giá trị kiến trúc của năm giai đoạn phát triển kiến trúc Việt Nam - phát huy và đổi mới yếu tố truyền thống trong kiến trúc đương đại

Trải qua hàng ngàn năm phát triển, với năm giai đoạn trong tiến trình lịch sử dân tộc, kiến trúc Việt Nam đã chứng tỏ được sức sống mãnh liệt, dù gặp nhiều điều kiện bất lợi của tự nhiên cùng vô vàn thử thách của lịch sử. Có được điều này trước hết cần nhìn nhận tính tự tôn dân tộc như một động lực mạnh mẽ, đồng thời dựa trên hệ giá trị vững vàng được xây dựng và tích lũy, đã được thể hiện rõ qua những công trình tiêu biểu nhất của mỗi thời kỳ.

Quy hoạch bảo tồn và phát huy toàn diện giá trị Di sản Thế giới Tràng An hướng tới đô thị di sản thiên niên kỷ

Ninh Bình là tỉnh đầu tiên ở đồng bằng sông Hồng có 2 thành phố trực thuộc tỉnh là thành phố Ninh Bình và thành phố Tam Điệp, có tương tác giữa khu vực phát triển với khu di sản, có thể tiếp nhận các lợi lợi thế của địa chính trị và lan tỏa giá trị lịch sử nhân văn của một thành phố có tài nguyên di sản.

Huế: Hoàn thành dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hoà

Sau 3 năm thi công, dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hoà đã hoàn thành trước 9 tháng so với kế hoạch ban đầu, và mở cửa phục vụ du khách tham quan đúng dịp kỷ niệm 79 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/1945 - 23/11/2024).

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi