Quy chế tổ chức, hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương về xóa nhà tạm, nhà dột nát

Quy chế tổ chức, hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương về xóa nhà tạm, nhà dột nát

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước đã ký Quyết định số 126/QĐ-BCĐ ngày 5/11/2024 ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo.
16:39, 06/11/2024
R
Thủ tướng Phạm Minh Chính trao kinh phí hỗ trợ làm nhà cho 100 hộ gia đình trên địa bàn huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình (Ảnh: VGP/Nhật Bắc).

Theo đó, Quy chế quy định về nguyên tắc, nhiệm vụ, chế độ làm việc, trách nhiệm của các thành viên, cơ quan thường trực; chế độ thông tin, báo cáo và cơ chế phối hợp của Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước (gọi tắt là Ban Chỉ đạo).

Với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và thành viên Ban Chỉ đạo được quy định tại Quyết định số 1243/QĐ-TTg ngày 22/10/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước.

Tại Quyết định nêu rõ, Ban Chỉ đạo chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo trong việc quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ. Các thành viên Ban Chỉ đạo làm việc theo chế độ kiêm nhiệm; giải quyết công việc đúng phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn được giao; bảo đảm đúng thời hạn, hiệu quả và đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.

Ban Chỉ đạo làm việc theo nguyên tắc tập trung, dân chủ, thảo luận công khai, bảo đảm sự thống nhất. Trưởng Ban Chỉ đạo là người quyết định cuối cùng đối với các vấn đề của Ban Chỉ đạo; Phó Trưởng Ban Chỉ đạo quyết định một số nội dung theo phân công, ủy quyền của Trưởng Ban Chỉ đạo; các Ủy viên Ban Chỉ đạo chịu trách nhiệm triển khai công việc được phân công và chủ động chỉ đạo triển khai nhiệm vụ thuộc ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước được giao.

Đồng thời, Ban Chỉ đạo có trách nhiệm xây dựng chương trình, kế hoạch công tác năm của Ban Chỉ đạo và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên để tổ chức thực hiện.

Ban Chỉ đạo họp phiên toàn thể định kỳ 02 lần/năm (sơ kết 06 tháng và tổng kết năm) do Trưởng Ban Chỉ đạo hoặc Phó Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì (khi được Trưởng Ban Chỉ đạo phân công, ủy quyền). Trường hợp cần thiết, Trưởng Ban Chỉ đạo triệu tập họp đột xuất. Thành phần tham dự họp đột xuất do Trưởng Ban Chỉ đạo hoặc Phó Trưởng Ban Chỉ đạo (khi được Trưởng Ban Chỉ đạo phân công, ủy quyền) quyết định.

Về chế độ thông tin, báo cáo. Các thành viên Ban Chỉ đạo có trách nhiệm báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo tình hình triển khai các nhiệm vụ được phân công hoặc báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Trưởng Ban Chỉ đạo, chủ động báo cáo những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Báo cáo của các thành viên Ban Chỉ đạo gửi Trưởng Ban Chỉ đạo và Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo để theo dõi, tổng hợp chung.

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội - Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan, địa phương tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo định kỳ hoặc đột xuất về tình hình, kết quả triển khai thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước.

Đồng thời, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo định kỳ trước 31 tháng 12 báo cáo tình hình hoạt động của Ban Chỉ đạo gửi Thủ tướng Chính phủ và Bộ Nội vụ.

Về cơ chế phối hợp, Trưởng Ban Chỉ đạo và các Phó Trưởng Ban Chỉ đạo định kỳ hoặc đột xuất làm việc với các Ủy viên Ban Chỉ đạo, Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo để nghe báo cáo tình hình và chỉ đạo thực hiện các hoạt động của Ban Chỉ đạo.

Các Ủy viên Ban Chỉ đạo có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc lĩnh vực mình phụ trách phối hợp với Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ liên quan; báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo về việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công.

Đối với những vấn đề cần giải quyết ngay nhưng Ban Chỉ đạo chưa tổ chức họp được thì Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo lấy ý kiến bằng văn bản của các Ủy viên Ban Chỉ đạo và báo cáo, xin ý kiến quyết định của Trưởng Ban Chỉ đạo.

Bài viết có bổ sung ảnh đại diện minh họa (Nguồn ảnh: VGP/Nhật Bắc).

Pháp lý xây dựng

Tăng cường công tác quản lý hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng

Vừa qua, Bộ Xây dựng đã có công văn 6288/BXD-KHCN ngày 12/11/2024 gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường công tác quản lý hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng; hoạt động thử nghiệm, chứng nhận đối với sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng; hoạt động kiểm định kiểm tra an toàn lao động (KTATLĐ) đối với máy, thiết bị sử dụng trong thi công xây dựng.

Bộ Xây dựng ban hành Thông tư Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng

Vừa qua, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh đã ký ban hành Thông tư 10/2024/TT-BXD ngày 01/11/2024, về Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng.

Đẩy nhanh triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Chỉ thị số 42/CT-TTg ngày 9/11/2024 về việc đẩy nhanh triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước.

Hợp nhất Thông tư hướng dẫn xác định và quản lý chi phí dịch vụ công ích đô thị

Mới đây, Bộ Xây dựng đã ban hành Văn bản hợp nhất số 05/VBHN-BXD ngày 10/10/2024 về việc hợp nhất Thông tư hướng dẫn xác định và quản lý chi phí dịch vụ công ích đô thị.

Hợp nhất Nghị định về quản lý đầu tư phát triển đô thị

Vừa qua, Bộ Xây dựng đã ban hành Văn bản hợp nhất số 04/VBHN-BXD ngày 08/10/2024 về việc hợp nhất Nghị định về quản lý đầu tư phát triển đô thị...

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi