Tìm giải pháp bảo vệ và duy trì giá trị nguyên gốc của di tích

Tìm giải pháp bảo vệ và duy trì giá trị nguyên gốc của di tích

(Vietnamarchi) - Vừa qua, tại Bảo tàng tỉnh Quảng Nam, Viện Bảo tồn Di tích - Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch đã tổ chức thành công Hội thảo khoa học "Ứng dụng công nghệ hóa học trong công tác bảo quản vật liệu di tích", góp phần làm cơ sở khoa học và ứng dụng thực tiễn trong công tác bảo tồn di tích hiện nay.
13:56, 25/10/2024

Hội thảo thu hút sự tham gia của nhiều chuyên gia trong nước về công tác bảo quản vật liệu đá, gạch, với hơn 20 tham luận, ý kiến đến từ đại diện một số cơ quan quản lý nhà nước của Trung ương và địa phương có di tích đền tháp Chăm; các đơn vị chuyên ngành hoạt động trong lĩnh vực bảo tồn di tích; các nhà nghiên cứu, chuyên gia, nhà khoa học…

Đây là một diễn đàn khoa học để các nhà nghiên cứu, nhà khoa học, đội ngũ chuyên gia, các nhà lãnh đạo, quản lý trong nước và quốc tế trao đổi, chia sẻ thông tin, thảo luận và công bố những công trình nghiên cứu khoa học cũng như kinh nghiệm trong các lĩnh vực có liên quan đến bảo quản vật liệu gạch, đá trong di tích, đặc biệt là các kiến trúc đền tháp Chăm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

Quang cảnh hội thảo. Ảnh baoquangnam.vn

Tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận các vấn đề liên quan đến công tác bảo tồn di tích hiện nay như: thực trạng về quản lý bảo quản vật liệu gạch, đá trong di tích; kỹ thuật và công nghệ bảo quản vật liệu gạch, đá hiện nay tại Việt Nam và trên thế giới; một số định hướng nghiên cứu, phát triển công nghệ hóa học và bảo quản vật liệu gạch, đá trong di tích; khả năng áp dụng cụ thể các công nghệ, giải pháp, sản phẩm bảo quản các nhóm vật liệu gạch, đá trong di tích...

Bên cạnh đó, các đại biểu cũng chia sẻ, trao đổi những kinh nghiệm, giải pháp và công bố những công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến bảo quản vật liệu gạch, đá trong công tác bảo tồn di tích, đặc biệt là các kiến trúc đền tháp Chăm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

Phát biểu kết luận hội thảo, Ths, KTS Trần Quốc Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Bảo tồn di tích cho biết: bảo quản di tích là giai đoạn đầu tiên trong công tác bảo tồn di tích, nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu tác động từ môi trường tự nhiên và xã hội. Quá trình này phải đảm bảo không làm thay đổi các yếu tố gốc của di tích như vị trí, cấu trúc, chất liệu, kỹ thuật xây dựng, chức năng và cảnh quan. Việc bảo quản giúp giữ gìn tối đa tính chân thực và nguyên bản của di tích, từ đó phát huy giá trị văn hóa và lịch sử mà di tích mang lại.

Hiện nay, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, các phương pháp bảo quản di tích tiên tiến như hóa học, vật lý và sinh học đang được áp dụng ngày càng phổ biến trên thế giới. Tại Việt Nam, xu hướng bảo quản bằng phương pháp hóa học đang được nghiên cứu, phát triển và ứng dụng rộng rãi. Phương pháp này đã mang lại những kết quả tích cực ban đầu, đáp ứng được các yêu cầu khắt khe về việc duy trì tính toàn vẹn và gia tăng tính bền vững cho di tích, đồng thời mở ra tiềm năng lớn cho việc bảo tồn lâu dài các di săn văn hóa, lịch sử của đất nước.

Hội thảo đã mở ra nhiều cơ hội hợp tác, học hỏi và nghiên cứu chuyên sâu, đặc biệt trong việc áp dụng công nghệ hóa học vào công tác bảo quản gạch, đá tại các di tích. Đồng thời khẳng định tầm quan trọng của việc kết hợp giữa khoa học công nghệ và công tác bảo tồn di sản, nhằm gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa cho các thế hệ mai sau.

Pháp lý xây dựng

Bảo tồn và phát huy giá trị đô thị di sản Huế

Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, Huế là một đô thị có bề dày lịch sử, văn hóa và kiến trúc đặc sắc. Từng là kinh đô của nhà Nguyễn trong 143 năm, Huế lưu giữ vô số di sản vật thể quý giá như hệ thống thành quách, cung điện, lăng tẩm, cùng kho tàng di sản phi vật thể phong phú từ âm nhạc cung đình, lễ hội truyền thống đến ẩm thực tinh tế. Thành phố Huế có 8 di sản được UNESCO công nhận; là địa phương đầu tiên của Việt Nam có Di sản thế giới được UNESCO công nhận và trở thành thành viên chính thức của các mạng lưới di sản quốc tế.

Giữ gìn tối đa yếu tố gốc, thành phần kiến trúc trong quá trình tu bổ di tích

Ưu tiên sử dụng phương pháp thi công truyền thống, áp dụng quy trình kỹ thuật thi công truyền thống; giữ gìn tối đa yếu tố gốc cấu thành di tích, bảo vệ cấu kiện, thành phần kiến trúc trong suốt quá trình thi công tu bổ di tích.

Tăng cường quản lý, bảo tồn, tu bổ và phục hồi di tích lịch sử

Ngày 20/5, UBND TP Hà Nội đã ban hành Công văn số 2065/UBND-KGVX nhằm tăng cường quản lý, bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn Thành phố.

Quy hoạch, tu bổ Di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị

Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị và những địa điểm lưu niệm sự kiện 81 ngày đêm năm 1972 nhằm bảo tồn, phát huy giá trị các di tích gắn với sự kiện lịch sử 81 ngày đêm năm 1972; tôn vinh tinh thần bất khuất, sự hy sinh anh dũng của quân và dân ta để bảo vệ từng tấc đất quê hương; giáo dục cho thế hệ sau về lòng yêu nước...

Phê duyệt quy hoạch Di tích quốc gia đặc biệt Chùa Phật Tích

Quy hoạch nhằm bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc - nghệ thuật của Di tích quốc gia đặc biệt Chùa Phật Tích; bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái, các di vật, bảo vật quốc gia và các giá trị di sản văn hóa phi vật thể gắn với di tích.

Ý kiến của bạn

SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Vinmikh