Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Kiến trúc sư

Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Kiến trúc sư

(Vietnamarchi) - Theo đó, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp kiến trúc sư đã được quy định cụ thể tại Thông tư 11/2024/TT-BXD của Bộ Xây dựng quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp; tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành xây dựng.
08:22, 22/12/2024

Kiến trúc sư hạng I

Tại thông tư quy định, kiến trúc sư hạng I có nhiệm vụ sau: Chủ trì nghiên cứu, xây dựng và thực hiện định hướng, chiến lược, chương trình quốc gia thuộc lĩnh vực kiến trúc, quy hoạch xây dựng; Chủ trì tổ chức biên soạn, hệ thống hóa tiêu chuẩn, quy chuẩn thiết kế, quản lý trong lĩnh vực kiến trúc, quy hoạch xây dựng;  Chủ trì nghiên cứu đề xuất các phương án đầu tư khoa học công nghệ và chế độ quản lý kỹ thuật trong công tác thiết kế kiến trúc, quy hoạch xây dựng phù hợp với tình hình, đặc điểm và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của nhà nước và từng địa phương; Chủ nhiệm đồ án hoặc chủ trì bộ môn chuyên ngành kiến trúc, quy hoạch của các loại đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị; Chủ nhiệm hoặc chủ trì thiết kế, chủ trì thẩm tra thiết kế kiến trúc, quy hoạch xây dựng các cấp công trình; chủ nhiệm lập tất cả các nhóm dự án; Chủ trì biên soạn, biên tập các tài liệu, giáo trình hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực kiến trúc, quy hoạch xây dựng; tổ chức tập huấn, tham gia giảng dạy các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ cho các chức danh kiến trúc sư hạng thấp hơn; Chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu các đề tài, dự án, các công trình nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, cấp bộ và tương đương thuộc lĩnh vực chuyên môn của đơn vị.

Về tiêu chuẩn, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ: Am hiểu chủ trương, định hướng phát triển, chiến lược, chính sách của nhà nước về kiến trúc, quy hoạch xây dựng; nắm vững định hướng, nhiệm vụ phát triển kiến trúc, quy hoạch của ngành; Có kiến thức chuyên sâu về chuyên môn và kinh nghiệm trong hoạt động kiến trúc, quy hoạch xây dựng;  Có năng lực thiết kế, kỹ năng sáng tạo, khả năng xây dựng kế hoạch, phương án thiết kế kiến trúc, quy hoạch xây dựng; khả năng đề xuất và nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học để nâng cao hiệu quả hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ; Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, ứng dụng phần mềm thiết kế/đồ họa; sử dụng được ngoại ngữ.

Đối với tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng: Có trình độ đại học trở lên chuyên ngành kiến trúc, quy hoạch hoặc chuyên ngành khác phù hợp với ngành, lĩnh vực xây dựng; Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành kiến trúc sư theo quy định.

Kiến trúc sư hạng II

Kiến trúc sư hạng II có nhiệm vụ sau: Tham gia nghiên cứu, xây dựng và tổ chức thực hiện định hướng, chiến lược, chương trình quốc gia thuộc lĩnh vực kiến trúc, quy hoạch xây dựng; Tổ chức biên soạn, hệ thống hóa tiêu chuẩn, quy chuẩn thiết kế, quản lý trong lĩnh vực kiến trúc, quy hoạch xây dựng; Chủ nhiệm đồ án hoặc chủ trì bộ môn chuyên ngành kiến trúc, quy hoạch của các loại đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện; tham gia thực hiện các đồ án quy hoạch do các kiến trúc sư hạng cao hơn chủ trì; Chủ nhiệm hoặc chủ trì thiết kế, chủ trì thẩm tra thiết kế kiến trúc, quy hoạch xây dựng các công trình cấp II trở xuống; chủ nhiệm lập dự án nhóm B, nhóm C; tham gia thiết kế, thẩm tra thiết kế các công trình, lập dự án do các kiến trúc sư hạng cao hơn chủ trì;  Chủ trì hoặc tham gia biên soạn, biên tập các tài liệu, giáo trình; tham gia tập huấn hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực kiến trúc, quy hoạch xây dựng cho các chức danh kiến trúc sư hạng thấp hơn;  Chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu các đề tài, dự án cấp bộ, cấp cơ sở và tương đương thuộc lĩnh vực chuyên môn của đơn vị.

Về tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ: Am hiểu và cập nhật kịp thời các thành tựu và xu hướng phát triển trong lĩnh vực kiến trúc, quy hoạch xây dựng trong và ngoài nước; Có kiến thức về chuyên môn và kinh nghiệm trong hoạt động kiến trúc, quy hoạch xây dựng; Có năng lực nghiên cứu, thiết kế; kỹ năng sáng tạo; có khả năng tham gia xây dựng kế hoạch, phương án thiết kế kiến trúc, quy hoạch xây dựng; Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin và các ứng dụng thiết kế/đồ họa; sử dụng được ngoại ngữ.

Đối với tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng: Có trình độ đại học trở lên chuyên ngành kiến trúc, quy hoạch hoặc chuyên ngành khác phù hợp với ngành, lĩnh vực xây dựng; Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành kiến trúc sư theo quy định.

Kiến trúc sư hạng III

Kiến trúc sư hạng III có nhiệm vụ sau: Tham gia biên soạn, hệ thống hóa tiêu chuẩn, quy chuẩn thiết kế, quản lý trong lĩnh vực kiến trúc, quy hoạch xây dựng; Tham gia đồ án hoặc tham gia bộ môn chuyên ngành kiến trúc, quy hoạch của các loại đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp huyện; tham gia thực hiện các đồ án quy hoạch do các kiến trúc sư hạng cao hơn chủ trì; Tham gia thiết kế, thẩm tra thiết kế kiến trúc, quy hoạch xây dựng các công trình cấp III, IV; chủ nhiệm lập dự án nhóm C; tham gia thiết kế, thẩm tra thiết kế các công trình, lập dự án do các kiến trúc sư hạng cao hơn chủ trì; Tham gia nghiên cứu các đề tài, dự án cấp cơ sở thuộc lĩnh vực chuyên môn của đơn vị.

Về tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ: Có kiến thức cơ bản về chuyên môn trong hoạt động kiến trúc, quy hoạch xây dựng; Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin và các ứng dụng thiết kế/đồ họa; sử dụng được ngoại ngữ.

Đối với tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng: Có trình độ đại học chuyên ngành kiến trúc, quy hoạch hoặc chuyên ngành khác phù hợp với ngành, lĩnh vực xây dựng; Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành kiến trúc sư theo quy định.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 02 năm 2025.

Bài viết có bổ sung ảnh đại diện minh họa (Nguồn ảnh:Internet).

Pháp lý xây dựng

Hà Nội: Ngăn chặn lấn chiếm đất đai khi sắp xếp địa giới hành chính

Đây là yêu cầu của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội trong việc quán triệt người đứng đầu chính quyền các quận, huyện, thị xã chịu trách nhiệm toàn diện trong công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng, tuyệt đối không để diễn ra tình trạng buông lỏng, tiếp tay cho vi phạm.

Khẩn trương hoàn thiện dự thảo 2 Nghị định quy định về đất đai, nhà ở

Mới đây, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa có ý kiến về dự thảo 2 Nghị định quy định chi tiết thi hành 2 Nghị quyết của Quốc hội về đất đai và nhà ở.

Bộ Xây dựng đẩy mạnh phòng, chống lãng phí nhằm khơi thông nguồn lực và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Mới đây, Bộ Xây dựng đã ban hành Công văn số 821/BXD-KHTC về việc triển khai Chỉ thị số 8/CT-TTg về đẩy mạnh phòng, chống lãng phí, khơi thông nguồn lực, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Tập trung đẩy mạnh công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế về xây dựng và giao thông vận tải

Theo đó, trong thời gian qua, Bộ Xây dựng đã nghiêm túc thực hiện tốt các nhiệm vụ công tác, đặc biệt là xây dựng, hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực xây dựng và giao thông vận tải.

Hà Nội công bố các thủ tục hành chính nội bộ giữ nguyên, được thay thế và bị bãi bỏ thuộc lĩnh vực nhà ở

Mới đây, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông đã ký ban hành Quyết định số 1080/QĐ-UBND về việc công bố thủ tục hành chính nội bộ giữ nguyên, thủ tục hành chính được thay thế và thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong hệ thống hành chính nhà nước thuộc lĩnh vực nhà ở thuộc phạm vi quản lý của UBND Thành phố.

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi