Thừa Thiên Huế: Đình Hà Thanh được xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh

Thừa Thiên Huế: Đình Hà Thanh được xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh

Với những giá trị lịch sử, Đình Hà Thanh đã được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế xếp hạng là di tích lịch sử cấp tỉnh theo Quyết định số 709/QĐ-UBND ngày 21/3/2024.
14:33, 12/07/2024

Ngày 11/7, UBND xã Vinh Thanh huyện Phúc Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức lễ công bố Quyết định và đón nhận bằng xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh đình Hà Thanh.

Lễ công bố Quyết định và đón nhận bằng xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh đình Hà Thanh. Ảnh: thuathienhue.gov.vn

Tọa lạc tại xã Vinh Thanh, huyện Phú Vang, Đình Hà Thanh là một trong những ngôi đình được xây dựng dưới thời các chúa Nguyễn, nằm ở vị trí trung tâm của làng Hà Thanh. Quá trình xây dựng Đình gắn với quá trình thành lập làng, ngôi đình đánh dấu bước tiến mới trong tiến trình mở mang bờ cõi thuộc xứ Đàng Trong vào những năm cuối thế kỷ XVI.

Ban đầu Đình làng được xây dựng bằng tranh tre, nứa lá, sau dần có điều kiện kinh tế dân làng đóng góp xây dựng bằng gỗ, tường gạch, mái lợp ngói liệt. Trải qua thời gian và những biến cố thăng trầm của lịch sử, Đình được trùng tu và sửa chữa nhiều lần để làm nơi thờ cúng Thành hoàng và các chư vị khai canh, khai khẩn. Theo tài liệu của làng ghi lại, Đình được xây dựng khang trang vào năm Gia Long thứ 2 (1803) và được tiểu tu năm 1845, đại tu năm 1902, xây dựng lại năm 1940, đại tu năm 1944.

Đình Hà Thanh. Nguồn ảnh https://vinhthanh.thuathienhue.gov.vn

Đình Hà Thanh có kết cấu và bố cục kiến trúc mang đặc trưng của ngôi đình xứ Huế, trải qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo, nhưng bố cục và hình dáng kiểu thức của ngôi đình vẫn còn nguyên vẹn.

Giá trị nổi bật của đình Hà Thanh là chứng tích lịch sử, ghi dấu quá trình phát triển của một vùng quê ven biển đặc thù với nghề làm muối và đánh bắt thủy sản.

Đây là ngôi đình gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của làng Hà Thanh, là biểu trưng cho quá trình tụ cư, biến đổi và phát triển đa dạng của các thành phần cư dân nơi đây; thể hiện tinh thần đoàn kết, gắn bó của mỗi cá nhân trong cộng đồng cùng sự đóng góp nhiều mặt của người dân vào những bước đi lên của địa phương và đất nước.

Với những giá trị tiêu biểu về mặt lịch sử và văn hóa, đình Hà Thanh là hình mẫu của hệ thống đình làng Thừa Thiên Huế, có vị trí đáng kể trong hệ thống thiết chế văn hóa dân gian cổ truyền, một bộ phận không thể tách rời với nền văn hóa tín ngưỡng, dân gian mang đặc trưng văn hóa Huế.

Hằng năm, tại Đình diễn ra nhiều hoạt động văn hóa, lễ hội, tín ngưỡng nhằm tri ân các vị tiền hiền, đồng thời qua đó góp phần bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống quý báu của cha ông, khơi dậy niềm tự hào quê hương, đất nước.

Pháp lý xây dựng

Quy hoạch, bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt Đình So

Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt Đình So, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2045 nhằm nhận diện, bảo quản, tu bổ, phục hồi các yếu tố gốc cấu thành Di tích quốc gia đặc biệt Đình So; bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể gắn với di tích và cộng đồng làng So.

Đồng Văn: Đi đầu trong bảo tồn kiến trúc truyền thống

Xác định công tác bảo tồn, phát huy các giá trị kiến trúc vừa làm nhiệm vụ song cũng là cơ hội để huyện xây dựng phát triển các sản phẩm du lịch đặc sắc, riêng có. Từ quan điểm đó, trong thời gian qua, huyện Đồng Văn một mặt làm tốt công tác quản lý đô thị, trật tự xây dựng, đồng thời khuyến khích, người dân, doanh nghiệp sử dụng vật liệu, kiến trúc truyền thống trong xây dựng. Bước đầu, công tác này đã mang lại những kết quả tích cực và nhận được sự ủng hộ rất lớn của người dân, dần hình thành những kiến trúc riêng có của huyện.

Tu bổ, tôn tạo Cụm di tích quốc gia chùa Trầm – chùa Trăm Gian và xây dựng Nhà trưng bày về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ngày 6/1, tại Khu di tích lịch sử chùa Trầm, UBND huyện Chương Mỹ đã tổ chức Lễ khởi công Dự án tu bổ, tôn tạo Cụm di tích quốc gia chùa Trầm – chùa Trăm Gian và xây dựng Nhà trưng bày về Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Giải pháp bảo tồn, phát huy bền vững Kiến trúc nhà thờ họ và không gian thờ cúng các dòng họ ở Việt Nam

Với mong muốn tiếp tục tìm kiếm những giải pháp, tham vấn ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học hướng tới mục tiêu bảo tồn, kế thừa và phát triển bền vững các giá trị văn hóa kiến trúc và không gian thờ cúng các dòng họ. Tập đoàn Xherozone, Công ty Cổ phần Viện Phong thủy Khoa học Toàn cầu (Viện PTKHTC) đã tổ chức Tọa đàm “Kiến trúc nhà thờ họ và không gian thờ cúng các dòng họ ở Việt Nam”.

“Tiếp sức” cho nhà vườn cổ xứ Huế

Thừa Thiên Huế vừa tiếp tục triển khai các giải pháp để gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị nhà vườn Huế đặc trưng. Trong đó, các chính sách hỗ trợ cho trùng tu là nguồn lực giúp các nhà vườn giữ được di sản kiến trúc độc đáo của cha ông, đồng thời mở ra cơ hội để phát triển du lịch.

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi