Thủ tướng quyết định phân bổ hơn 4.557 tỷ đồng để xóa nhà tạm, nhà dột nát

Thủ tướng quyết định phân bổ hơn 4.557 tỷ đồng để xóa nhà tạm, nhà dột nát

Theo thông tin ngày 30/3 từ Bộ Dân tộc và Tôn giáo cho biết, căn cứ Nghị quyết của Quốc hội về việc cho phép sử dụng từ nguồn tiết kiệm 5% kinh phí chi thường xuyên năm 2024 để hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo. Thủ tướng Chính phủ đã quyết định phân bổ 4.557,773 tỷ đồng để các địa phương triển khai chương trình này trên địa bàn.
15:04, 31/03/2025
xóa nhà tạm, nhà dột nát
Tỉnh Tuyên Quang quyết tâm hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trước 30/8.

Mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025

Cụ thể, cho đến nay, các địa phương đã nhận được 2.836,8 tỷ đồng từ các bộ, ngành, địa phương, ngân hàng, tập đoàn, đạt gần 82% theo phương án phân công của Ban Chỉ đạo trung ương.

Hiện nay, đã có 21 đơn vị hoàn thành 100% việc chuyển kinh phí hỗ trợ tới địa phương gồm: Bộ Quốc phòng, thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Vĩnh Phúc, thành phố Đà Nẵng, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam, Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank), Ngân hàng TMCP Lộc Phát Việt Nam (LPBank), Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn-Hà Nội (SHB), Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), Ngân hàng Thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank), Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam (VIB), Ngân hàng Á Châu (ACB), Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank), Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng hải Việt Nam (MSB), Tập đoàn Masan, Tập đoàn Hòa Phát.

Theo Bộ Dân tộc và Tôn giáo, cả nước đã hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát được 168.027 căn. Cụ thể, hỗ trợ nhà ở đối với người có công với cách mạng là 15.491 căn; hỗ trợ nhà ở thuộc 2 chương trình mục tiêu quốc gia là 60.473 căn; hỗ trợ nhà ở thuộc Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát là 92.063 căn.

Trong tuần, cả nước tăng khoảng 11.000 căn (hoàn thành và xây mới); bình quân mỗi ngày mỗi địa phương hỗ trợ 25 căn nhà thuộc diện xóa nhà tạm, nhà dột nát. Thực hiện Phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025” do Thủ tướng Chính phủ phát động, thời gian qua, từ Trung ương tới các địa phương trên cả nước đều quyết tâm cao, nỗ lực lớn để hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025.

Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát cho đối tượng khó khăn về nhà ở

Thực hiện Phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025” do Thủ tướng Chính phủ phát động, thời gian qua, từ Trung ương tới các địa phương trên cả nước đều quyết tâm cao, nỗ lực lớn để hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025. Trong tuần qua, các địa phương đã triển khai với nhiều hoạt động nổi bật về công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát.

Cụ thể, hoạt động chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ thành phố Đà Nẵng (28/3/1930-28/3/2025) và 50 năm Ngày Giải phóng Đà Nẵng (29/3/1975-29/3/2025), UBND thành phố Đà Nẵng tổ chức gắn biển công trình chung cư xã hội dành cho người có công với cách mạng nằm trên đường Vũ Mộng Nguyên, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, bố trí 209 căn hộ có diện tích từ 65-77m2/căn dành cho người có công với cách mạng trên thành phố.

Tại Bình Phước, UBND tỉnh đã họp và chỉ đạo phấn đấu hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát trước ngày 30/4/2025, về đích trước 2 tháng so với kế hoạch tỉnh đã đề ra là 30/6/2025.

Tại Bình Dương, 9 huyện/thành phố trên địa bàn đồng loạt tổ chức lễ khởi công xây dựng nhà cho hộ gia đình nghèo gặp khó khăn về nhà ở. Tỉnh phấn đấu từ nay đến ngày 30/4/2025 quyết tâm hoàn thành xây dựng, sửa chữa ít nhất 50% số nhà tạm, nhà dột trên toàn tỉnh. Trước ngày 30/6/2025, toàn tỉnh thực hiện xong chương trình, góp phần thực hiện hiệu quả phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát" trên phạm vi cả nước.

Tại Yên Bái nỗ lực phấn đấu hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm nhà dột, nát trước 30/6/2025 thiết thực lập thành tích chào mừng kỷ niệm 80 năm thành lập Đảng ủy tỉnh Yên Bái.

Tại Bình Dương khởi công đồng loạt để kịp hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm nhà dột, nát trước ngày 30/6/2025.

Tại Tuyên Quang tập trung huy động mọi nguồn lực, tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị, xã hội... để xóa nhà tạm, nhà dột nát cho các hộ gia đình chính sách, hộ nghèo. Phấn đấu đến ngày 30/8/2025, toàn bộ số nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh sẽ được xây dựng, sửa chữa hoàn thiện và đưa vào sử dụng.

Tại Hà Nam quyết định bố trí 13.480 tỷ đồng từ ngân sách địa phương để hỗ trợ nhà ở (ngoài mức hỗ trợ do Trung ương quy định) để xây mới nhà ở cho người có công với cách mạng và thân nhân liệt sĩ, hộ nghèo, hộ cận nghèo.

Tại Hà Tĩnh có cách làm hay trong triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn. Đó là: (i) phân công lực lượng “đỡ đầu” địa bàn. Các lực lượng gồm “tổ thợ nề cựu chiến binh”, cựu chiến binh, cán bộ đoàn thanh niên các cấp, cấp hội chữ thập đỏ, hội nông dân tỉnh, liên hiệp phụ nữ tỉnh, lực lượng vũ trang…(ii) xác định mỗi địa phương là một “đại công trường” - hầu hết các địa phương trong toàn tỉnh đồng loạt khởi công xây dựng nhà ở và xóa nhà tạm, nhà dột nát.

Tại nhà rông thôn Kon Jri Xút (xã Đăk Blà, thành phố Kon Tum, Kon Tum), sáng 28/3/2025, Bộ Công an cũng đã tổ chức lễ ra quân xóa nhà tạm, xóa nhà dột nát, xây dựng nhà tặng đồng bào các tỉnh Tây Nguyên. Bộ trưởng Bộ Công an đã thống nhất hỗ trợ kinh phí 84 tỷ đồng để xây dựng mới 1.400 căn nhà trên địa bàn tỉnh Kon Tum để hỗ trợ địa phương hoàn thành 100% mục tiêu kế hoạch đề ra.

Pháp lý xây dựng

Hiến pháp sửa đổi năm 2025: Nền tảng pháp lý vững chắc cho sự phát triển bền vững của đất nước

Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là văn kiện pháp lý có giá trị cao nhất, phản ánh ý chí, nguyện vọng của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, đồng thời là nền tảng chính trị, pháp lý cho sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước. Sau hơn một thập kỷ thi hành Hiến pháp năm 2013, trước yêu cầu đổi mới mô hình quản trị quốc gia, sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, Quốc hội đã tiến hành rà soát, sửa đổi, bổ sung một số điều quan trọng của bản Hiến pháp này.

Giải pháp nâng cao tính ứng dụng và tra cứu của hệ thống tiêu chuẩn thiết kế kiến trúc

Hiện nay, hệ thống Tiêu chuẩn quốc gia lĩnh vực xây dựng nói chung và thiết kế nói riêng (TCVN) đang tồn tại những hạn chế nhất định trong cách biên soạn về nội dung và hình thức trình bày, như: Nhiều tiêu chuẩn trình bày dưới dạng văn bản dài, phức tạp, khó tra cứu nhanh, ngôn ngữ mạng tính kỹ thuật cao, ít hình minh họa, gây khó khăn cho người dùng.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Đãi ngộ, tuyển dụng tổng công trình sư, kiến trúc sư trưởng

Tổng Bí thư Tô Lâm lưu ý xây dựng tiêu chí, quy chế quản lý, chế độ làm việc, đãi ngộ và quy trình tuyển dụng tổng công trình sư, kiến trúc sư trưởng triển khai các hệ thống chiến lược, các sáng kiến đột phá.

Đồng chí Vương Quốc Tuấn được chỉ định làm Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh sau sáp nhập

Sáng 30/6, Tỉnh uỷ - HĐND - UBND - UBMTTQ Việt Nam tỉnh Bắc Ninh làm Lễ công bố nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp tỉnh, cấp xã, kết thúc hoạt động ĐVHC cấp huyện và thành lập tổ chức Đảng, chỉ định cấp ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh và 99 xã, phường.

Lộ diện trung tâm triển lãm Top 10 thế giới: Kỷ lục gần 10 tháng thi công đã sẵn sàng bàn giao

Trung tâm Triển lãm Việt Nam – quy mô Top 10 thế giới, lớn nhất Đông Nam Á vừa được Tập đoàn Vingroup bàn giao cho Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để chuẩn bị cho công tác tổ chức Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội kỷ niệm 80 ngày Quốc khánh, chỉ sau chưa đầy 10 tháng thi công thần tốc.

Ý kiến của bạn

SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Vinmikh