Sớm cấp đủ nguồn vật liệu cho Dự án cao tốc Cần Thơ - Cà Mau

Sớm cấp đủ nguồn vật liệu cho Dự án cao tốc Cần Thơ - Cà Mau

(Vietnamarchi) - Nhằm đảm bảo tiến độ hoàn thành dự án đường cao tốc Cần Thơ - Cà Mau vào năm 2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà giao Chủ tịch UBND các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long thực hiện các giải pháp cung ứng cát cho dự án.
11:01, 22/02/2024

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà gửi các Bộ: Bộ Giao thông vận tải, Tài nguyên và Môi trường; UBND các tỉnh: An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng liên quan đến việc khai thác, cung ứng vật liệu cát cho Dự án thành phần đoạn Cần Thơ - Cà Mau thuộc Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông.

Phó Thủ tướng yêu cầu các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long thực hiện các giải pháp cung ứng cát làm cao tốc Cần Thơ - Cà Mau

Xử lý dứt điểm việc thiếu cát

Theo đó, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh: An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long thực hiện các giải pháp cung ứng cát cho dự án đường cao tốc Cần Thơ - Cà Mau để đảm bảo tiến độ hoàn thành vào năm 2025; xem xét, giải quyết theo thẩm quyền, đúng quy định của pháp luật về việc cấp "Bản xác nhận" đối với 6 mỏ cát mà nhà thầu đã trình hồ sơ để thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, phí và có thể khai thác trong tháng 2/2024 (tỉnh An Giang 5 mỏ, tỉnh Vĩnh Long 01 mỏ).

UBND tỉnh An Giang cần chủ động xử lý thủ tục đối với 5 mỏ đã được các nhà thầu hoàn thành thủ tục. Cùng với đó, hỗ trợ các nhà thầu được khai thác tối đa công suất hoạt động của thiết bị, phương tiện và thời gian khai thác trong ngày để bảo đảm sản lượng khai thác.

Đồng thời, căn cứ tình hình thực tế khai thác của các mỏ đã cấp cho dự án, tiến hành rà soát, đánh giá tác động môi trường được duyệt để xem xét, có phương án điều chỉnh tăng công suất khai thác các mỏ cát nếu đủ điều kiện.

Rà soát các mỏ cát đang khai thác, các mỏ mới trên địa bàn (đặc biệt tỉnh An Giang và Vĩnh Long), ưu tiên các mỏ gia hạn, nâng công suất để cung ứng cho dự án và giao thêm các mỏ mới cho các nhà thầu triển khai thủ tục khai thác bảo đảm đủ công suất để đến 30/6/2024 cung cấp đủ về công trường khối lượng cát đã được Thủ tướng giao; chỉ đạo các cơ quan đơn vị rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục để có thể khai thác trước 15/3/2024.

Phó Thủ tướng cũng giao UBND các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng chỉ đạo các Sở, ban, ngành liên quan phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài nguyên và Môi trường, chủ đầu tư, các nhà thầu để triển khai các thủ tục giao mỏ cát biển cho nhà thầu khai thác theo cơ chế đặc thù tại các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ. UBND các tỉnh có nguồn vật liệu cát đắp (Tiền Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre…) hỗ trợ chủ đầu tư và các nhà thầu tiếp cận, khảo sát các mỏ cát (cát sông, cát biển) trong địa bàn tỉnh.

Bộ Giao thông Vận tải, chỉ đạo chủ đầu tư, các nhà thầu phối hợp chặt chẽ với địa phương hoàn thiện thủ tục các mỏ còn lại đã cấp cho Dự án để khai thác vào đầu tháng 02/2024; căn cứ nhu cầu, khả năng cung ứng, công suất cung ứng, tổ chức rà soát, thống kê thông tin các mỏ (mỏ hết hạn giấy phép khai thác nhưng còn trữ lượng, mỏ đang khai thác, mỏ quy hoạch...) để phối hợp với các địa phương triển khai các thủ tục gia hạn, nâng công suất hoặc cấp mỏ mới cho các nhà thầu khai thác; trong đó cần rà soát, khảo sát mở rộng phạm vi đối với các mỏ cát thuộc các tỉnh khác trong khu vực (Tiền Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre...) và các nguồn cát hợp pháp khác nếu có.

Phối hợp với các cơ quan, đơn vị của các địa phương (Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải…) để triển khai các thủ tục giao mỏ cát biển cho nhà thầu khai thác theo cơ chế đặc thù và quy định của pháp luật, phục vụ thi công thí điểm mở rộng tại các phạm vi phù hợp của Dự án.

Chủ động phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài nguyên và Môi trường và UBND các tỉnh để kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, đồng thời chỉ đạo chủ đầu tư, các nhà thầu phối hợp với các Sở, ban ngành của địa phương quản lý chặt chẽ nguồn cát được cung ứng, bảo đảm chỉ phục vụ cho Dự án. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan đề xuất kế hoạch khai thác cát biển làm vật liệu xây dựng.

Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp chặt chẽ với Bộ Giao thông vận tải và UBND các tỉnh để kịp thời hướng dẫn thủ tục cấp mỏ, nâng công suất mỏ cũng như bổ sung thêm các mỏ phục vụ Dự án, bảo đảm tiến độ yêu cầu; kịp thời hướng dẫn UBND tỉnh An Giang đối với nội dung xác nhận thu hồi khoáng sản đối với các khu mỏ phục vụ thi công các dự án đường bộ cao tốc; sớm hướng dẫn các địa phương về trình tự, thủ tục liên quan đến việc khai thác cát biển theo cơ chế đặc thù và quy định của pháp luật.

Thiếu trầm trọng vật liệu thi công

Dự án cao tốc Cần Thơ - Cà Mau có tổng chiều dài gần 111 km với tổng mức đầu tư hơn 27.520 tỷ đồng. Dự án đi qua thành phố Cần Thơ và 4 tỉnh Hậu Giang, Bạc Liêu, Kiên Giang, Cà Mau. Được khởi công ngày 1/1/2023, nhưng đến nay sản lượng thi công mới đạt hơn 20% giá trị hợp đồng (đạt hơn 3.800 tỷ đồng/18.800 tỷ đồng). Nguyên nhân chậm tiến độ, chủ yếu là do thiếu nguồn vật liệu cát đắp nền đường.

Cao tốc Cần Thơ - Cà Mau bị thiếu cát, ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành dự án. (Ảnh: Báo Lao động)

Trước đó, báo cáo Thủ tướng, Bộ Giao thông vận tải cho biết trong năm 2023 Thủ tướng đã chỉ đạo UBND các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long ưu tiên bố trí ngay nguồn cát đắp cho dự án cao tốc Cần Thơ - Cà Mau với khối lượng: An Giang 7 triệu m3 (năm 2023 là 3,3 triệu m3); Đồng Tháp 7 triệu m3 (năm 2023 là 3,3 triệu m3​​​​​​​); Vĩnh Long 5 triệu m3 (năm 2023 là 2,5 triệu m3​​​​​​​).

Tuy nhiên, theo tính toán của Bộ Giao thông vận tải, cao tốc Cần Thơ - Cà Mau hiện nay cần đủ khối lượng 18,5 triệu m3 vào cuối tháng 6/2024, năm 2023 phải cấp được 9,1 triệu m3​​​​​​​. Nhưng, tình hình cung ứng cát cho dự án hiện nay còn rất chậm, không đáp ứng tiến độ yêu cầu, ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ thi công.

Chính phủ đã quyết liệt chỉ đạo các địa phương tập trung tháo gỡ để sớm cung cấp vật liệu cho dự án, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ GTVT cũng đã chủ động tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc. Tuy nhiên, đến cuối tháng 1/2024, thủ tục khai thác, cung ứng vật liệu cho dự án vẫn không đáp ứng tiến độ, tổng khối lượng cát được đưa về công trường dự án cao tốc Cần Thơ - Cà Mau là 2 triệu m3. Trong đó: tỉnh An Giang 0,4 triệu m3​​​​​​​, tỉnh Đồng Tháp 1,6 triệu m3, cát tại tỉnh Vĩnh Long cần phải tuyển rửa nên mới lấy được 3.800m3. 

Mặc dù các mỏ cát đã khai thác và cung ứng cho dự án có tổng trữ lượng 6,6 triệu m3 nhưng công suất khai thác hạn chế, bình quân 1 ngày chỉ đưa về công trường 16.000 m3.

Theo tính toán của Bộ Giao thông vận tải, nếu tuần đầu tháng 2/2024 có thể khai thác 10 mỏ cả mới theo kế hoạch của UBND các tỉnh thì với công suất cấp phép hiện tại mỗi ngày cũng chỉ cung ứng cho dự án cao tốc Cần Thơ - Cà Mau được 34.000 m3​​​​​​​.

Đại diện Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận (chủ đầu tư dự án) cho biết, do việc cung ứng các mỏ cát năm 2023 chậm, nên hiện nay, để đảm bảo tiến độ thi công cao tốc Cần Thơ - Cà Mau cần phải cung ứng khoảng 90.000 m3/ngày mới có thể bù tiến độ theo kế hoạch.

Pháp lý xây dựng

Giải pháp Lam chắn nắng ba chế độ - Hướng đi mới cho kiến trúc nhiệt đới

Khí hậu nhiệt đới với nắng gay gắt, nhiệt độ cao và độ ẩm lớn đặt ra thách thức lớn cho kiến trúc, đặc biệt tại Việt Nam. Lam chắn nắng từ lâu đã là giải pháp quan trọng giúp kiểm soát ánh sáng, giảm nhiệt và bảo vệ vật liệu xây dựng, tăng tuổi thọ công trình. Từ các thiết kế truyền thống như mái hiên, cửa chớp đến hệ lam hiện đại sử dụng vật liệu tiên tiến như nhôm, kính, thép, gỗ kỹ thuật, giải pháp này ngày càng hoàn thiện, vừa nâng cao hiệu quả năng lượng vừa tạo điểm nhấn thẩm mỹ cho công trình.

Thiếu hụt hơn 3 triệu m3 vật liệu xây dựng phục vụ dự án trọng điểm cao tốc phía Nam

Mới đây, UBND tỉnh Đồng Nai vừa có buổi làm việc tháo gỡ vướng mắc về thủ tục pháp lý cho các doanh nghiệp khai thác khoáng sản, nhằm đáp ứng nhu cầu vật liệu xây dựng cho các dự án trọng điểm như cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu và Vành đai 3 - TP Hồ Chí Minh.

Hà Nội: Nguồn cung Vật liệu xây dựng dồi dào sẵn sàng cho mùa cao điểm xây dựng

Theo đó, tại thời điểm sau Tết, nhiều tuyến phố chuyên kinh doanh vật liệu xây dựng trên địa bàn TP. Hà Nội như Minh Khai, Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Đê La Thành… nhiều doanh nghiệp và đại lý, cửa hàng vật liệu xây dựng đang tích cực chuẩn bị nguồn hàng để đáp ứng nhu cầu cho mùa cao điểm xây dựng vào tháng 3 sắp tới.

Chìa khóa cho Kỹ thuật tre trong Thiết kế kết cấu: Trường hợp của Panyaden Hall

Nằm ở trung tâm Chiang Mai, một thành phố giàu lịch sử và di sản văn hóa của miền bắc Thái Lan, Panyaden Hall , hoàn thành vào năm 2017, mang trong mình câu chuyện về sự đổi mới kỹ thuật và lòng tôn kính truyền thống, được tái hiện qua tre. Kết hợp nghề thủ công Thái Lan hàng thế kỷ với các giải pháp thiết kế hiện đại, dự án phản ánh tinh thần của Chiangmai Life Architects , một công ty tận tụy nâng cao vật liệu tự nhiên lên tiềm năng cao nhất của chúng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá một số giải pháp kết cấu đương đại được áp dụng cho dự án mang tính biểu tượng này, tiếp tục tiết lộ tiềm năng thực sự của tre và mang đến một góc nhìn mới về kiến ​​trúc bền vững và kỹ thuật tre.

Sản phẩm "Made in Vietnam" trong tòa Quốc hội Mỹ: Việt Nam thắng đậm, tiến vào top 5 thế giới

Việt Nam đã chinh phục thành công thị trường khó tính nhất thế giới, nắm trong tay "át chủ bài" trong top 5 toàn cầu.

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi