Truyền thống nhìn từ góc nhìn kiến trúc đương đại

Truyền thống nhìn từ góc nhìn kiến trúc đương đại

(Vietnamarchi) - Ngày 12/11/2024 tới đây, tại Hội trường Nguỵ Như Kon Tum – Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Hội thảo “Truyền thống nhìn từ góc nhìn kiến trúc đương đại” do Nhóm kiến trúc sư nghiên cứu đề tài về Bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống trong phát triển kiến trúc Việt Nam (Hội KTS Việt Nam) sẽ được diễn ra. Hội thảo có sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành, có uy tín trong lĩnh vực nghiên cứu, lý luận, phê bình kiến trúc, các nhà văn hóa…
11:49, 05/11/2024

Việt Nam sở hữu một di sản văn hoá truyền thống vô cùng phong phú và đặc sắc, nổi bật lên là kiến trúc truyền thống, nơi mà bản sắc dân tộc được thể hiện rõ nét thông qua những công trình kiến trúc và không gian hoạt động cộng đồng in đậm dấu ấn và tâm thức Việt. Tuy nhiên hiện nay, nhiều giá trị kiến trúc lịch sử đang có nguy cơ bị huỷ hoại khi cái cũ đang dần mất đi còn cái mới chưa kịp định hình giá trị riêng, từ đó làm đứt gãy, xoá mờ lịch sử phát triển đô thị – nhân tố quan trọng trong việc tìm hiểu những kinh nghiệm truyền thống và giá trị đặc trưng của kiến trúc dân tộc, kiến trúc nội địa để hướng tới phát triển kiến trúc đương đại. Bên cạnh đó, việc phát huy giá trị kiến trúc bản địa trong kiến trúc đương đại còn nhiều hạn chế, với nhiều công trình chỉ sao chép hình thức mà thiếu tinh thần Việt...

Nằm trong khuôn khổ các hoạt động chuyên ngành tại Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024, Hội thảo “Truyền thống nhìn từ góc nhìn kiến trúc đương đại” sẽ là dịp để các chuyên gia và khách mời chia sẻ những dữ liệu quan trọng cho việc tiếp tục khai thác và phát triển các giá trị văn hóa và kiến trúc bản địa trong bối cảnh hội nhập hiện nay.

Đặc biệt, Hội thảo dự kiến sẽ làm rõ tính truyền thống trong kiến trúc Việt Nam qua các thời kỳ; các giá trị và đặc trưng; kinh nghiệm khai thác giá trị truyền thống trong kiến trúc đương đại và gợi mở những hướng đi trong tương lai… vì vậy, ba nội dung sẽ được tập trung thảo luận gồm:

1. Bảo tồn các giá trị kiến trúc truyền thống (nhận diện, khảo cứu, khảo sát, chọn lọc các giá trị, công trình tiêu biểu qua các thời kỳ);

2. Khai thác, phát huy giá trị kiến trúc truyền thống trong kiến trúc Việt Nam đương đại;

3. Đổi mới trong phát triển kiến trúc Việt Nam.

Nội dung chương trình:

  • 13h30 – Đón đại biểu
  • 14h00 – Khai mạc, giới thiệu đại biểu
  • 14h05 – Báo cáo đề dẫn
  • 14h30 – Báo cáo của 5 nhóm nghiên cứu
  • 15h30 – Nghỉ giải lao
  • 15h50 – Thảo luận
    • Bảo tồn, xác định hệ giá trị kiến trúc của 5 giai đoạn nghiên cứu.
    • Phát huy, đổi mới truyền thống trong kiến trúc đương đại.
  • 16h50 – Kết luận tại Hội thảo.

Link đăng ký tham gia Hội thảo: https://www.lehoithietkesangtao.vn/dang-ky

Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 được tổ chức dưới sự chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội – Hội Kiến trúc sư Việt Nam; do Sở Văn hoá và Thể thao, Tạp chí Kiến trúc thực hiện, cùng sự đồng hành và phối hợp tổ chức của Văn phòng UNESCO tại Hà Nội, Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), Thành đoàn Hà Nội, UBND Quận Hoàn Kiếm, các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã, và các đơn vị liên quan… Lễ hội có sự tham gia đông đảo các các doanh nghiệp, nhóm cộng đồng, các chuyên gia và tài năng sáng tạo…

Pháp lý xây dựng

Hà Nội điều chỉnh đặt lại tên 38 tuyến đường, phố mới

Sáng 10/7, tại Kỳ họp thứ 25, Hội đồng Nhân dân (HĐND) TP Hà Nội khóa XVI đã thông qua Nghị quyết về việc đặt tên, đổi tên, điều chỉnh độ dài một số đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn thành phố năm 2025.

Rà soát, cập nhật thông tin các tuyến vận tải hành khách sau sáp nhập tỉnh, thành

Cục Đường bộ Việt Nam (CĐBVN) vừa có văn bản gửi Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc cung cấp mã số bến xe, mã số tỉnh và danh mục tuyến vận tải hành khách cố định nội tỉnh, liên tỉnh đường bộ.

Bộ Xây dựng quyết tâm thực hiện thành công mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025

Đây là một trong những mục tiêu quan trọng được Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh nhấn mạnh tại Hội nghị Đánh giá kết quả công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2025 của Bộ Xây dựng.

Hiến pháp sửa đổi năm 2025: Nền tảng pháp lý vững chắc cho sự phát triển bền vững của đất nước

Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là văn kiện pháp lý có giá trị cao nhất, phản ánh ý chí, nguyện vọng của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, đồng thời là nền tảng chính trị, pháp lý cho sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước. Sau hơn một thập kỷ thi hành Hiến pháp năm 2013, trước yêu cầu đổi mới mô hình quản trị quốc gia, sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, Quốc hội đã tiến hành rà soát, sửa đổi, bổ sung một số điều quan trọng của bản Hiến pháp này.

Giải pháp nâng cao tính ứng dụng và tra cứu của hệ thống tiêu chuẩn thiết kế kiến trúc

Hiện nay, hệ thống Tiêu chuẩn quốc gia lĩnh vực xây dựng nói chung và thiết kế nói riêng (TCVN) đang tồn tại những hạn chế nhất định trong cách biên soạn về nội dung và hình thức trình bày, như: Nhiều tiêu chuẩn trình bày dưới dạng văn bản dài, phức tạp, khó tra cứu nhanh, ngôn ngữ mạng tính kỹ thuật cao, ít hình minh họa, gây khó khăn cho người dùng.

Ý kiến của bạn

SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Vinmikh