Quy hoạch Sông Hồng cần đủ thông tin và có giải pháp khả thi để đóng góp tích cực cho Phát triển Thủ đô

(Vietnamarchi) - Sáng 23/5, Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế – xã hội Hà Nội tổ chức Tọa đàm khoa học “Gợi ý giải pháp phát triển Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050” nhằm nghiên cứu cụ thể trường hợp trục sông Hồng, đưa ra các sáng kiến đổi mới sáng tạo, đô thị thông minh, tăng trưởng xanh và liên kết đô thị nông thôn. Tác giả ghi lại ý kiến đã chia sẻ tại Tọa đàm.
11:48, 29/05/2023

Quy hoạch phân khu sông Hồng: những nội dung còn bỏ ngỏ

Đại diện Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội đã giới thiệu về Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng được UBND Thành phố Hà Nội phê duyệt vào tháng 3/2022. Về định hướng quy hoạch, phân khu đô thị sông Hồng có chức năng chính là không gian thoát lũ sông Hồng đoạn qua khu vực đô thị trung tâm được xác định tại Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Đồng thời, đây cũng được quy hoạch là trục không gian đặc trưng cây xanh mặt nước, văn hóa lịch sử, cảnh quan chủ đạo của đô thị trung tâm, với chức năng chính là công trình công cộng, công viên cây xanh, văn hóa, dịch vụ du lịch, giải trí biểu tượng của Thủ đô.

Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng (HUPI) thiếu tư liệu về nước sông Hồng

Tại tọa đàm, các nhà khoa học cũng đưa ra các gợi ý để phát triển không gian hai bên bờ sông nhằm khai thác tối ưu, tương xứng với tiềm năng, quỹ đất hiện có một cách bền vững, tôn trọng thiên nhiên, thuận theo các dòng chảy của sông Hồng, hạn chế bê tông hóa và không chất tải hạ tầng quá lớn hai bên bờ sông.

Quy hoạch HUPI vẽ ra viễn cảnh đô thị bên sông nhưng không có tư liệu lịch sử, lũ lớn sông Hồng (Nguồn: Trần Quốc Vượng, Risques d’inondation dans le delta du fleuve Rouge. De la nécessité d’améliorer leur prise en compte dans le processus d’aménagement du territoire – Olivier Gilard – 2006)

Bên cạnh những đề xuất, gợi ý cách tiếp cận thông minh, kết nối sáng tạo thì cũng cần đặt ra câu hỏi: lập quy hoạch phát triển đô thị bên sông cần biết rõ sông có bao nhiêu nước, dòng chảy hiện tại và tương lai thế nào? Khi nước cạn dần, lưu vực sông Hồng – Thái Bình không còn bị đe dọa bởi lũ lụt thì có phải đối mặt với hạn hán, xâm nhập mặn và ô nhiễm nước hay không? Trước thách thức của thời tiết cực đoan, ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu toàn cầu… thì 40km Sông Hồng chảy qua trung tâm thành phố có vai trò gì trong dòng sông dài 1.149 km, trong đó 510 km chảy trên lãnh thổ Việt Nam?

TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm, nguyên Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội cho biết từ 1954 đến nay đã qua 7 lần quy hoạch chung Hà Nội đều có đề cập đến sông Hồng với tầm vóc, vị thế riêng. Nếu các lần quy hoạch trước, không gian sông Hồng là không gian cảnh quan nhưng ở vị thế vùng biên nội đô, thì đến quy hoạch được duyệt năm 2011 đã nâng tầm thành trục không gian cảnh quan trung tâm của Thủ đô. Việc nghiên cứu sông Hồng trong quy hoạch Hà Nội đã được triển khai từ năm 1992 trong điều kiện rất thiếu tư liệu… Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội đã lập Quy hoạch 4km (qua phường Tứ Liên), nhưng không xong vì còn nhiều ý kiến khác nhau. Đây cũng là băn khoăn của TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm từ năm 2017, khi trao đổi với phóng viên báo Tiền Phong “Khó khăn lớn nhất hiện nay là chưa có số liệu chính xác liên quan đến lưu lượng xả lũ ở 7 đập ngăn trên thượng nguồn sông Hồng (thuộc Trung Quốc – PV) nên cần phải nghiên cứu, nếu họ xả lũ sẽ rất nguy hiểm.” (*)

Quy hoạch HUPI vẽ ra viễn cảnh công viên sinh thái, nông nghiệp công nghệ cao nhưng không có giải pháp bảo vệ nguồn nước, chống hạn, ô nhiễm nước; Ảnh Sông Nhuệ 2022, đập Đáy lấy nước sông Hồng vào; Nạo vét sông Nhuệ Thế kỷ 20

Thực tế tài liệu liên quan đến sông Hồng không thiếu: Các kỹ sư Địa lý – Thủy lợi Pháp đã khảo sát từ năm 1886 đến 1926. Năm 1905, Nha Địa dư Đông Dương hoàn tất Bản đồ địa hình/thủy hệ làm cơ sở để Nha Công chính thiết kế, thi công từng phần hệ thống đê điều từ năm 1917 đến 1922. Trước 1885 đã có 22 triệu m3 đê sông Hồng – Thái Bình, sau 55 năm (1886-1941) đắp thêm 305 triệu m3; Từ 1941 đến nay đắp thêm hơn 10 triệu m3. Tư liệu thủy văn, thủy lợi, nông nghiệp, thương mại… của vùng châu thổ sông Hồng do các nhà khoa học địa lý nhân sinh, kinh tế – xã hội bằng tiếng Việt và tiếng Pháp lưu tại các cơ quan lưu trữ Việt Nam và quốc tế. Bản đồ giấy chú giải bằng tiếng Pháp và tiếng Anh phong phú, bản đồ không ảnh, ảnh vệ tinh phân giải cao được cập nhật liên tục… tiếp cận dễ dàng với mọi người, nhưng rất khó khăn đối với ai không có kỹ năng công nghệ thông tin và ngoại ngữ. Quan trọng là dùng tư liệu để lập trình tương lai thành phố bên sông với mục tiêu khai thác đất bãi lộ ra do cạn nước để kinh doanh BĐS hay đảm bảo an ninh nguồn nước cho Hà Nội, vùng châu thổ và cả quốc gia ?

Nước sạch từ sông Hồng tạo ra tương lai Hà Nội Xanh

Nhu cầu dùng nước/nguồn nước của lưu vực sông Hồng – Thái Bình và các lưu vực khác trong Báo cáo “Việt Nam: hướng tới một hệ thống nước có tính thích ứng, sạch và an toàn”, Ngân hàng Thế giới (WB-2019) (Ảnh minh họa của Hanoidata)

Quy hoạch tài nguyên nước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050” được Bộ TNMT công bố 12/2022 cho biết: Tổng lượng nước lưu vưc sông Hồng – Thái Bình là 148,3 tỷ m3, trong đó nội nguồn là 100 tỷ m3, ngoại nguồn là 48,3 tỷ m3. Nhu cầu dùng nước của lưu vực hiện tại là 25,8 tỷ M3; tăng lên 28 tỷ m3 (2025); 28,2 tỷ m3 (2030) và 31,3 tỷ M3 (2050). Tổng dòng chảy mùa lũ 111,6 tỷ; mùa cạn 36,7 tỷ m3; Trong 3 tháng kiệt 9,0 tỷ m3; Tháng kiệt nhất 2,8 tỷ m3. Quy hoạch đã chỉ ra như cầu dùng nước tăng trong khi nguồn nước giảm. Chênh lệch 2 mùa lũ cạn lớn nhưng không có giải pháp khắc phục cụ thể.

Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng chỉ vẽ ra những viễn cảnh đô thị bên sông phát triển trên các khu đất lộ ra sau khi nguồn nước sông Hồng cạn dần, hoặc vẽ ra các không gian cây xanh sinh thái, nông nghiệp công nghệ cao nhưng không có giải pháp cấp nước cho các sông Nhuệ, Đáy, Tô Lịch, Bắc Hưng Hải để phục hồi sông cạn kiệt, ô nhiễm đang gia tăng hàng ngày.

Nghị quyết Số 15-NQ/TW về “Phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” xác định Hà Nội là “Trung tâm đầu não chính trị – hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế, một động lực phát triển của vùng đồng bằng Sông Hồng và cả nước”.

Nghị quyết 30-NQ/TW về “Phát triển kinh tế – xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng Sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” đề ra nhiệm vụ cụ thể “Có biện pháp để cải thiện, phục hồi chất lượng môi trường nước tại lưu vực các sông Nhuệ, Đáy, Bắc Hưng Hải… Tăng nhanh tỉ lệ dân cư được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn. Giải quyết kịp thời các vấn đề môi trường cấp bách tại thành phố Hà Nội, thành phố Hải Phòng và các đô thị khác, nhất là rác thải, khí thải, ô nhiễm nước các sông trong nội đô, đặc biệt là sông Tô Lịch; khẩn trương khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường ở khu vực nông thôn, nhất là các làng nghề; kiên quyết di dời các cơ sở gây ô nhiễm ra khỏi khu vực nội thành, khu vực đông dân cư. 

Xây dựng, phê duyệt quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia để định hướng vị trí, quy mô các khu xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại tập trung cấp vùng; đẩy mạnh xã hội hoá, thu hút đầu tư phát triển các khu xử lý rác thải, nước thải và phục hồi các dòng sông bị suy thoái, cạn kiệt.”

Bám sát mục tiêu đặt ra trong Nghị quyết Số 15-NQ/TW; thực hiện nhiệm vụ trong Nghị quyết Số 30-NQ/TW, khắc phục các nội dung còn thiếu sót trong các bản quy hoạch trước, trọng trách dồn lên vai “Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050”.

Quy hoạch Thủ đô không chỉ đưa ra giải pháp mà cần thiết đề xuất tổ chức thực hiện, nguồn lực đầu tư và tiến độ cụ thể… để tránh đi vào vết xe đổ như “Đề án tổng thể bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ – sông Đáy”, mât 4 năm (2008-2012) mới xây dựng nhiệm vụ mà chưa lập xong quy hoạch. Không có bản đồ tác chiến nên 12 năm (2008-2020) “chiến đấu” với nạn ô nhiễm mà không có lộ trình cụ thể, giải pháp mơ hồ, đầu tư hàng chục ngàn tỷ đồng mà sông ô nhiễm trầm trọng hơn.

Hy vọng với ngân sách đầu tư 119 tỷ đồng để lập quy hoạch Thủ đô, bản quy hoạch sẽ đạt chất lượng xứng đáng – là kịch bản khả thi để phát triển Thủ đô Xanh, Văn hiến, Văn minh, Hiện đại.

Trần Huy Ánh – Ủy viên thường vụ, Trưởng ban Kiểm tra Hội KTS Hà Nội; Thành viên Hội đồng khoa học Tạp chí Kiến trúc Việt Nam – Viện Kiến trúc Quốc gia – Bộ Xây dựng

https://qhkt.hochiminhcity.gov.vn/ban-tin-quy-hoach/quy-hoach-hai-ben-song-hong-can-lang-nghe-phan-bien-593.html

Pháp lý xây dựng

Tài nguyên kinh tế du lịch di sản từ thương hiệu đô thị di sản thiên niên kỷ và những gợi ý nghiên cứu tiềm năng

Giá trị tiềm năng chỉ riêng cho kinh tế du lịch di sản của tỉnh Ninh Bình tính theo công thức của Noonan-2003 tổng hợp từ 129 địa điểm nghiên cứu để tính thử: Hàng năm có từ 5-7 triệu lượt khách du lịch/năm x 42.78 USD (sẵn lòng chi trả du lịch/người) = 192 triệu đến 300 triệu USD/năm; Nếu tính biến (t) theo thời gian, chẳng hạn sau 10 năm, thì Giá trị tiềm năng du lịch di sản của Ninh Bình có thể lên tới hơn 3 tỷ USD/năm - Khoảng 75 ngàn tỷ/năm (Hà Nội hiện nay là 62.000 tỷ/năm). Nếu lựa chọn định hướng phát triển Đô thị di sản thiên niên kỷ - biểu tượng duy nhất ở VN thì tiềm năng chi trả du lịch của du khách có thể lên đến 12 tỷ USD/năm.

Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Ninh Bình, tại sao không?

Trên thế giới có khá nhiều địa danh vừa là Di sản Thế giới (DSTG) lại vừa là Công viên Địa chất Toàn cầu (CVĐCTC) UNESCO, thậm chí có khi lại còn cả Khu dự trữ Sinh quyền Thế giới (DTSQ), tất nhiên chỉ khác biệt ít nhiều về ranh giới. Có thể kể đến một số ví dụ tiêu biểu, như Ngorongoro (Tanzania) hay đảo Jeju (Hàn Quốc), vừa là DSTG, DTSQ, đồng thời cũng là CVĐCTC UNESCO. Đảo Jeju (Hàn Quốc) - thường được mệnh danh là Nữ hoàng ba vương miện - có lẽ là ví dụ điển hình nhất, với DSTG ở vùng trung tâm, mở rộng dần gần như theo kiểu đồng tâm, lần lượt được bao quanh bởi Vườn quốc gia, DTSQ và ngoài cùng, chiếm toàn bộ đảo là CVĐCTC UNESCO. Hiện nay, tỉnh Ninh Bình đang có định hướng lớn về “Thành phố Di sản Thiên niên kỷ Hoa Lư”, kích hoạt trực tiếp ý tưởng về CVĐCTC UNESCO.

Kết nối không gian văn hóa - xã hội vùng lõi và vùng đệm danh thắng Tràng An - Hướng tới đô thị di sản vì con người

Ngày 04/3/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 218/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 với mục tiêu xây dựng Ninh Bình trở thành thành phố trực thuộc trung ương, văn minh, hiện đại, thông mình, có bản sắc riêng, ngang tầm các đô thị di sản, thành phố sáng tạo trên thế giới, có vị thế, giá trị thương hiệu cao trong mạng lưới di sản thế giới của UNESCO. Mục tiêu này cần được tiếp cận từ góc nhìn của 3 vấn đề cơ bản là: Bối cảnh của không gian lịch sử - văn hóa kinh đô Hoa Lư xưa với phạm vi tương đương với tỉnh Ninh Bình hiện nay; Bối cảnh biến đổi khí hậu trên phạm vi toàn thế giới; Xu hướng phát triển đô thị di sản đô thị sinh thái gần với phát triển du lịch bền vững.

Xây dựng cơ chế chính sách đặc thù, vượt trội cho phát triển vùng di sản Tràng An, Ninh Bình theo hướng bền vững

Cần nhận diện, định dạng cụ thể các giá trị bản sắc mang tính đặc thù, nổi trội, riêng có và lợi thế tuyệt đối của vùng Tràng An, Ninh Bình coi đó là nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh; trên cơ sở đó đề xuất một số nhóm chính sách mang tính vượt trội, nhằm hoán chuyển các nguồn lực di sản trở thành nguồn lực để phát triển tỉnh Ninh Bình trong bối cảnh mới. 

Xây dựng đô thị di sản Hoa Lư - Nhìn từ mục tiêu thiên niên kỷ của UNESCO

Di sản - trở thành một thương hiệu, định vị định danh và tôn vinh cao cấp nhất đối với đô thị hay một nơi chốn. Với các thành phố ở Việt Nam, nơi mà quỹ di sản, di tích dày đặc, trải dài, trải rộng trong không gian và đậm đặc tính lịch sử của thời gian thì có được tôn vinh là đô thị di sản. Vậy, để định danh được nó, cần có các tiêu chí đánh giá cụ thể. Và trên thực tế các thành phố còn “lúng túng” khi xác định các tiêu chí này dễ tạo nên những mâu thuẫn trong cách ứng xử với chính di sản của mình.

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi