Quy hoạch, phục hồi, phát huy giá trị di tích lịch sử quốc gia "Các địa điểm liên quan đến Dinh chúa Nguyễn"

(Vietnamarchi) - Mới đây, UBND tỉnh Quảng Trị đã ban hành Quyết định số 2823/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích lịch sử Quốc gia “Các địa điểm liên quan đến Dinh chúa Nguyễn (1558-1626)”, tại huyện Triệu Phong.
15:37, 04/12/2024

Khảo sát di tích lịch sử quốc gia "Các địa điểm liên quan đến Dinh chúa Nguyễn". Ảnh: bvhttdl.gov.vn

Theo đó, phạm vi lập quy hoạch gồm 10 di tích, địa điểm di tích và 4 công trình đề nghị xếp hạng bổ sung thuộc địa giới các xã Triệu Ái, Triệu Giang và thị trấn Ái Tử (huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị) với quy mô 33.35 ha.

Quy hoạch bao gồm điều chỉnh khu vực bảo vệ của các di tích: Bãi trận; miếu Trảo Trảo phu nhân; đền thờ Thái phó Nguyễn Ư Dĩ; Lăng mộ người Việt cổ; Giếng Phủ - Phủ Thờ;

Kiến nghị tiến hành khai quật khảo cổ, xây dựng đền thờ Nguyễn Hoàng và các công trình mang tính tưởng niệm, phát huy giá trị văn hóa và giá trị di tích của địa điểm Dinh Ái Tử (1558 - 1570); Dựng bia giới thiệu di tích, kết hợp với không gian tái hiện chợ Hôm xưa.

Đề xuất khai quật khảo cổ đối với địa điểm Dinh Trà Bát, xây dựng các công trình mang tính tưởng niệm Đền thờ Quan Lớn Triệu Tường và phát huy giá trị di tích, giá trị văn hóa tín ngưỡng khu vực tại địa điểm Dinh Cát.

Đối với địa điểm miếu Trảo Trảo phu nhân, sẽ có phương hướng phục hồi theo hình ảnh tư liệu, hướng nhìn ra sông Thạch Hãn. Tôn tạo cảnh quan, hạ tầng kỹ thuật. Kiến nghị mở rộng di tích và xây mới bãi đỗ xe phục vụ khách đến thăm viếng.

Tại đền thờ Thái phó Nguyễn Ư Dĩ, sẽ tôn tạo lại theo kiến trúc - mỹ thuật thời Lê Trung Hưng và thời kỳ chúa Nguyễn ở Đàng Trong với các công trình như: cổng, nhà phụ trợ, đền thờ, bố trí bãi đỗ xe, nhà quản lý, tôn tạo cảnh quan, hạ tầng kỹ thuật…

Với các địa điểm di tích còn lại như: Ghềnh Phủ, Mô Súng, Cồn Tập, Tàu Tượng, Bãi Trận, Lăng mộ người Việt cổ sẽ dựng bia giới thiệu di tích, cắm mốc bảo vệ, tôn tạo cảnh quan…

Khu vực phát huy giá trị di tích sẽ có hai trục chính: một trục là "cội nguồn lịch sử" tạo ra một không gian gợi nhớ về hình ảnh bước tiến xưa của chúa Tiên Nguyễn Hoàng và quá trình dựng dinh phủ đầu tiên trên đất Ái Tử - Trà Bát, trục còn lại phục vụ các hoạt động văn hóa, lễ hội, du lịch…

Quy hoạch nhằm bảo tồn, tôn tạo, phục hồi các yếu tố mang tính lịch sử gốc của di tích; tạo ra không gian lưu niệm lịch sử nhằm tôn vinh, tưởng niệm các chúa Nguyễn cũng như tạo ra một khu du lịch mang tính chất lịch sử - văn hóa, làm đa dạng, phong phú hơn sản phẩm du lịch Quảng Trị, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện Triệu Phong và tỉnh Quảng Trị nói chung.

Thời gian thực hiện quy hoạch từ năm 2025 - 2035, tầm nhìn đến năm 2050.

Pháp lý xây dựng

Quy hoạch, bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt Đình So

Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt Đình So, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2045 nhằm nhận diện, bảo quản, tu bổ, phục hồi các yếu tố gốc cấu thành Di tích quốc gia đặc biệt Đình So; bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể gắn với di tích và cộng đồng làng So.

Đồng Văn: Đi đầu trong bảo tồn kiến trúc truyền thống

Xác định công tác bảo tồn, phát huy các giá trị kiến trúc vừa làm nhiệm vụ song cũng là cơ hội để huyện xây dựng phát triển các sản phẩm du lịch đặc sắc, riêng có. Từ quan điểm đó, trong thời gian qua, huyện Đồng Văn một mặt làm tốt công tác quản lý đô thị, trật tự xây dựng, đồng thời khuyến khích, người dân, doanh nghiệp sử dụng vật liệu, kiến trúc truyền thống trong xây dựng. Bước đầu, công tác này đã mang lại những kết quả tích cực và nhận được sự ủng hộ rất lớn của người dân, dần hình thành những kiến trúc riêng có của huyện.

Tu bổ, tôn tạo Cụm di tích quốc gia chùa Trầm – chùa Trăm Gian và xây dựng Nhà trưng bày về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ngày 6/1, tại Khu di tích lịch sử chùa Trầm, UBND huyện Chương Mỹ đã tổ chức Lễ khởi công Dự án tu bổ, tôn tạo Cụm di tích quốc gia chùa Trầm – chùa Trăm Gian và xây dựng Nhà trưng bày về Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Giải pháp bảo tồn, phát huy bền vững Kiến trúc nhà thờ họ và không gian thờ cúng các dòng họ ở Việt Nam

Với mong muốn tiếp tục tìm kiếm những giải pháp, tham vấn ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học hướng tới mục tiêu bảo tồn, kế thừa và phát triển bền vững các giá trị văn hóa kiến trúc và không gian thờ cúng các dòng họ. Tập đoàn Xherozone, Công ty Cổ phần Viện Phong thủy Khoa học Toàn cầu (Viện PTKHTC) đã tổ chức Tọa đàm “Kiến trúc nhà thờ họ và không gian thờ cúng các dòng họ ở Việt Nam”.

“Tiếp sức” cho nhà vườn cổ xứ Huế

Thừa Thiên Huế vừa tiếp tục triển khai các giải pháp để gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị nhà vườn Huế đặc trưng. Trong đó, các chính sách hỗ trợ cho trùng tu là nguồn lực giúp các nhà vườn giữ được di sản kiến trúc độc đáo của cha ông, đồng thời mở ra cơ hội để phát triển du lịch.

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi