Quy hoạch bảo tồn và phát huy toàn diện giá trị Di sản Thế giới Tràng An hướng tới đô thị di sản thiên niên kỷ

Quy hoạch bảo tồn và phát huy toàn diện giá trị Di sản Thế giới Tràng An hướng tới đô thị di sản thiên niên kỷ

(Vietnamarchi) - Ninh Bình là tỉnh đầu tiên ở đồng bằng sông Hồng có 2 thành phố trực thuộc tỉnh là thành phố Ninh Bình và thành phố Tam Điệp, có tương tác giữa khu vực phát triển với khu di sản, có thể tiếp nhận các lợi lợi thế của địa chính trị và lan tỏa giá trị lịch sử nhân văn của một thành phố có tài nguyên di sản.
09:43, 27/11/2024

Quần thể danh thắng Tràng An đã được định hướng và xác định trọng tâm trong các quy hoạch quan trọng của tỉnh Ninh Bình, như Quy hoạch chung đô thị Ninh Bình, Quy hoạch chung xây dựng Quần thể danh thắng Tràng An (Quyết định 230/QĐ-TTg ngày 04/02/2016), và nhiều quy hoạch chuyên ngành liên quan như: Quy hoạch chi tiết khu du lịch Tràng An (2004), Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị khu di tích lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lư (2003), Quy hoạch phân khu xây dựng các khu vực trong Quần thể danh thắng Tràng An (2021). Cùng với đó là Quy chế quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An (Quyết định 28/2018/QĐ-UBND ngày 22/10/2018). Đặc biệt là: Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 17/8/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về Bảo tồn, phát huy giá trị Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới Quần thể Danh thắng Tràng An trong phát triển du lịch, giai đoạn 2016-2020, Kết luận số 07-NQ/TU ngày 12/5/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TU.

Tại thông báo kết luận số 265/TB-VPCP ngày 30/7/2020 về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Ninh Bình, trong đó nhấn mạnh “Xác định du lịch là một trong những mũi nhọn phát triển của Ninh Bình trong giai đoạn tới. Đẩy mạnh thu hút đầu tư các dự án phát triển du lịch, nâng cao hơn nữa giá trị gia tăng của các tuyến, điểm du lịch; quản lý sinh thái và các nguồn lực tự nhiên, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản, di tích lịch sử - văn hóa, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách về tăng nguồn thu, tạo việc làm cho người dân. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về văn hóa du lịch, bảo vệ cảnh quan môi trường”. Thủ tướng cũng chỉ đạo khẩn trương triển khai lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới Quần thể danh thắng Tràng An gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt theo quy định của Luật Di sản văn hóa.

Ngày 04/3/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 210/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Từ đó đã xác định tầm nhìn quan trọng cho các quy hoạch chuyên ngành khác nhằm: Phát triển hệ thống đô thị bền vững, kết nối với các đô thị trong vùng và hệ thống đô thị cả nước bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, cân đối giữa các vùng, miền, hội nhập sâu vào mạng lưới đô thị di sản, thành phố sáng tạo sở hữu danh hiệu UNESCO trên toàn cầu. Phát triển đô thị bền vững theo hướng đô thị xanh, văn minh, giàu bản sắc địa phương; Kết hợp phát triển kinh tế với xây dựng hệ thống đô thị di sản dựa trên các giá trị văn hóa - lịch sử, sinh thái, thông minh; phát huy vai trò kinh tế biển, khai thác các tiềm năng lợi thế, trọng tâm là dịch vụ, du lịch sinh thái ven biển; phát triển khu công nghiệp trên hành lang kinh tế ven biển theo quy hoạch, tạo điểm nhấn về vùng kinh tế năng động gắn với quản lý đô thị và kiến tạo các khu du lịch sinh thái ven biển Kim Sơn; xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu gắn với hiện đại hóa, thông minh hóa, đồng bộ hóa hệ thống kết cấu hạ tầng.

Ninh Bình là tỉnh đầu tiên ở đồng bằng sông Hồng có 2 thành phố trực thuộc tỉnh là thành phố Ninh Bình và thành phố Tam Điệp, có tương tác giữa khu vực phát triển với khu di sản, có thể tiếp nhận các lợi lợi thế của địa chính trị và lan tỏa giá trị lịch sử nhân văn của một thành phố có tài nguyên di sản.

Nhưng di sản cũng đứng trước những thách thức, đó là: Vấn đề giải quyết xử lý xung đột, mâu thuẫn trong quá trình phát triển, đảm bảo sự phát triển cân đối, hài hòa giữa bảo vệ, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa lịch sử thiên nhiên thế giới gắn với phát triển kinh tế xã hội nhanh và bền vững; Là một Tỉnh có diện tích nhỏ, lại bị giới hạn bởi di sản văn hóa thiên nhiên thế giới Tràng An; rừng quốc gia Cúc Phương; khu bảo tồn thiên nhiên ngập nước Vân Long... nên để tạo quỹ đất, không gian phát triển đáp ứng yêu cầu tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội thì cần phải huy động một nguồn lực đầu tư rất lớn để thực hiện… và cùng lúc phải bảo tồn trọn vẹn những không gian kiến trúc cảnh quan, sinh thái, nhân văn hiện tồn.

Vì thế, Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt Tràng An - Tam Cốc - Bích Động, tỉnh Ninh Bình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 cũng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 821/QD-TTG ngày 10/7/2023, đặt ra những yêu cầu, giải pháp quy hoạch thực tiễn.

Ninh Bình là một trong những địa phương điển hình có Di sản thế giới trong lòng trung tâm đô thị - một biểu hiện hiếm hoi của yếu tố Đô - Thị đang tồn tại song hành; yếu tố Đô thị - Nông thôn có tương hỗ cùng phát triển.

Phải tôn vinh những giá trị “độc nhất vô nhị” của Khu Quần thể danh thắng Tràng An, đồng thời giải quyết những vấn đề mâu thuẫn, bất cập và khó khăn. Vấn đề cũng được đặt ra trong công tác quy hoạch bảo tồn này, là cần phải được kế thừa, tích hợp các quy hoạch đã và đang thực hiện; tích hợp các văn bản pháp luật quốc gia và quốc tế đã có; xác định và xây dựng các nhiệm vụ cụ thể cho quy hoạch tổng thể, phù hợp với kế hoạch quản lý di sản đã được thông qua. Các nhiệm vụ phải cụ thể, có tính khả thi đảm bảo cân bằng giữa bảo tồn và phát triển, không ngừng cải thiện đời sống nhân dân trong vùng di sản, đồng thời tạo ra dư địa về không gian, nâng tầm giá trị di sản bằng các hoạt động văn hóa, lịch sử gắn với cảnh quan, môi trường sinh thái… hướng tới hoàn thiện Quy hoạch bảo tồn tổng thể Khu danh thắng Tràng An.

 Quy hoạch đối với một khu di sản mang tính chất đặc thù, đòi hỏi phương pháp tiếp cận mới, tích hợp các chức năng trong quá trình quy hoạch để chuyển hóa năng lực di sản thành động lực tăng trưởng mới: Đó là: Phát triển đô thị dựa trên các giá trị Văn hóa - Thiên nhiên; Phát triển Du lịch dựa trên tiềm năng & bảo tồn giá trị di sản. Quy hoạch bảo tồn tổng thể Quần thể danh thắng Tràng An sẽ giải quyết những vấn đề liên quan đến quy hoạch được xác định đặt yêu cầu bảo tồn tính toàn vẹn, tính xác thực của không gian văn hóa lịch sử, cảnh quan thiên nhiên và hoàn thiện hệ thống hạ tầng cơ sở hỗ trợ công công tác quản lý phát huy di sản, hướng tới phát triển bền vững. Nó cần được kế thừa và tôn trọng các văn bản pháp lý, cũng như các định hướng phát triển, định hướng quy hoạch xứng tầm của di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới. Các nội dung tập trung gồm: Duy trì và bảo vệ các yếu tố độc đáo về lịch sử, văn hóa, kiến trúc, cảnh quan, hệ sinh thái và đa dạng sinh học đã được UNESCO công nhận; Đảm bảo các đặc điểm vốn có của di sản không bị xâm hại bởi các hoạt động phát triển không phù hợp; Cân bằng giữa việc bảo tồn giá trị di sản với việc đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của địa phương; Tạo điều kiện để cộng đồng địa phương tham gia vào các hoạt động bảo tồn và phát triển, từ đó cải thiện sinh kế và nâng cao nhận thức về bảo tồn di sản, Tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu; Phát triển du lịch bền vững, Đáp ứng tiêu chuẩn và khuyến nghị quốc tế; Nâng cao nhận thức cộng đồng.

Quy hoạch bảo tồn Quần thể Danh thắng Tràng An là công cụ chiến lược nhằm bảo vệ giá trị di sản, thúc đẩy phát triển bền vững và tạo ra sự cân bằng giữa bảo tồn, du lịch và lợi ích cộng đồng. Việc thực hiện quy hoạch này không chỉ bảo vệ di sản cho các thế hệ tương lai mà còn góp phần nâng cao vị thế của Tràng An trên bản đồ di sản thế giới.

Pháp lý xây dựng

Huế: Hoàn thành dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hoà

Sau 3 năm thi công, dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hoà đã hoàn thành trước 9 tháng so với kế hoạch ban đầu, và mở cửa phục vụ du khách tham quan đúng dịp kỷ niệm 79 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/1945 - 23/11/2024).

Thừa Thiên Huế đầu tư hơn 64,6 tỷ đồng để phục hồi di tích Đại Cung Môn

Việc thực hiện tu bổ, phục hồi di tích Đại Cung Môn - Đại Nội Huế có vai trò quan trọng và ý nghĩa lớn trong quá trình phục hồi đầy đủ diện mạo kiến trúc quần thể di tích, đem lại hiệu quả cao trong việc khai thác dịch vụ du lịch, học tập và nghiên cứu.

Phú Thọ: Tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử Quốc gia Đền Vân Luông

Ngày 10/11, UBND phường Vân Phú, TP. Việt Trì (Phú Thọ) phối hợp với đơn vị thi công đã khởi công dự án tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử Quốc gia Đền Vân Luông.

Thừa Thiên Huế: Trùng tu, tôn tạo nhà rường cổ Bao Vinh

Ngày 08/11, UBND Thành phố, Ban Quản lý và bảo vệ nhà vườn Huế đã tổ chức Lễ khởi công Công trình tu bổ, chống xuống cấp nhà rường tại số 77B Bao Vinh, phường Hương Vinh, thành phố Huế.

Bảo tồn di sản nhà cổ trong dòng chảy hiện đại

Quá trình khai phá, xây dựng và phát triển vùng đất phương Nam đã để lại cho nơi đây nhiều di sản văn hóa, trong đó, có những ngôi nhà cổ gắn với đời sống các thế hệ cộng đồng dân cư.

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi