Quy chế bảo vệ di sản văn hóa Quần thể Di tích Huế

Quy chế bảo vệ di sản văn hóa Quần thể Di tích Huế

(Vietnamarchi) - UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ban hành Quyết định số 57/2023/QĐ- UBND ngày 26/10/2023 về việc Ban hành Quy chế bảo vệ di sản văn hóa thế giới Quần thể Di tích Huế. Quy chế này quy định các hoạt động quản lý, bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị các di tích; quản lý di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia tại Bảo tàng và các điểm di tích thuộc Quần thể Di tích Huế.
16:51, 13/11/2023

Theo đó, nguyên tắc quản lý, bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị Quần thể Di tích Huế phải tuân thủ quy định của pháp luật về di sản văn hóa, các quy định pháp luật khác có liên quan và các văn bản quốc tế về bảo vệ di sản văn hóa thế giới; đảm bảo hài hòa giữa yêu cầu giữ gìn tính nguyên vẹn, chân xác và bền vững Quần thể Di tích Huế;

Đại Nội Huế nhìn từ trên cao. Ảnh Internet

Quản lý, bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị Quần thể Di tích Huế phải gắn liền giữa bảo tồn di sản văn hóa vật thể, di sản văn hóa phi vật thể và di sản tư liệu thế giới, cụ thể là di sản Nhã nhạc cung đình Huế (được UNESCO vinh danh năm 2003) và Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế (năm 2016). Quản lý, bảo quản, tu bổ, phục hồi Quần thể Di tích Huế không chỉ bảo tồn mà còn khai thác, phát huy giá trị di sản văn hóa cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nhưng không làm tổn hại đến di sản.

Khu vực bảo quản, tu bổ, phục hồi bao bồm: khu vực I là khu vực di sản thế giới, vùng được xác định là yếu tố gốc cấu thành di tích, phải được bảo vệ nguyên trạng; khu vực II: Vùng đệm của khu vực di sản thế giới là vùng bao quanh hoặc tiếp giáp khu vực bảo vệ I di tích, có tác dụng tạo thêm một lớp bảo vệ cho khu vực I.

Việc quản lý, bảo quản, tu bổ, phục hồi Quần thể Di tích Huế phải giữ gìn tối đa các yếu tố gốc cấu thành di tích; mọi hoạt động của công tác bảo quản, tu bổ, phục hồi Quần thể Di tích Huế phải được thực hiện theo đúng trình tự thủ tục được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, trừ trường hợp sửa chữa nhỏ không ảnh hưởng đến yếu tố gốc cấu thành di tích; tuân thủ hồ sơ thiết kế tu bổ di tích đã phê duyệt, các quy định về quản lý chất lượng, tiến độ, khối lượng thi công, an toàn lao động, an toàn cháy nổ, các quy định pháp luật liên quan.

Ưu tiên sử dụng vật liệu, phương pháp thi công truyền thống, chú trọng bảo tồn các yếu tố gốc cấu thành di tích, bảo vệ tối đa các cấu kiện trong suốt quá trình thi công tu bổ di tích. Khi có phát sinh, phát hiện tư liệu mới so với hồ sơ thiết kế tu bổ di tích đã được phê duyệt, đơn vị thi công và đơn vị tư vấn giám sát phải kịp thời thông báo cho chủ đầu tư dự án; trong trường hợp điều chỉnh hồ sơ thiết kế, chủ đầu tư dự án phải xem xét trình cấp có thẩm quyền quyết định phù hợp với yêu cầu và điều kiện thực tế.

Hoạt động thi công tu bổ di tích được thực hiện dưới sự giám sát của tổ chức và cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định của pháp luật; đồng thời có sự giám sát của cộng đồng dân cư nơi có di tích. Thường xuyên tham vấn ý kiến nhân chứng lịch sử, chuyên gia, nghệ nhân trong suốt quá trình tu bổ di tích; ghi nhận đầy đủ trong nhật ký công trình và hồ sơ hoàn công mọi hoạt động tu bổ di tích đã thực hiện tại công trường; bảo đảm an toàn trong quá trình thi công và gìn giữ tối đa về môi trường cảnh quan di tích và khách tham quan.

Thực hiện lập kế hoạch bảo trì các công trình di tích và thường xuyên kiểm tra, xem xét tình trạng của di tích, kịp thời có phương án đề nghị tu bổ, tôn tạo đối với các hạng mục di tích bị xuống cấp.

Ngoài ra, còn có các quy định nhằm phòng tránh tác động của du lịch tới di sản văn hóa phi vật thể và sự biến đổi thành phần của chủ thể, người thực hành di sản văn hóa phi vật thể trong khu vực Quần thể Di tích Huế…

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế giao Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với chính quyền các cấp, các ngành về việc cấp phép xây dựng, sửa chữa nhà ở, công trình và kiểm tra xử lý vi phạm về xây dựng trong khu vực I, II khoanh vùng bảo vệ di tích. Đồng thời, có nhiệm vụ tổ chức các hoạt động tham quan du lịch tại các điểm di tích thuộc Quần thể Di tích Huế.

 

Đề nghị di chỉ khảo cổ Mái đá Ngườm là Di tích Quốc gia đặc biệt

Vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Trịnh Việt Hùng đã yêu cầu Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Bảo tàng tỉnh phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn ở Trung ương và UBND huyện Võ Nhai lập hồ sơ đề nghị công nhận di chỉ khảo cổ Mái đá Ngườm là Di tích Quốc gia đặc biệt.

Làng Cựu phát triển giá trị văn hóa kiến trúc – du lịch làng nghề

Làng Cựu thuộc xã Vân Từ, huyện Phú Xuyên, nằm cách trung tâm Hà Nội hơn 40km về phía Nam. Từ một làng thuần nông nghèo những năm đầu thế kỷ 20, người làng Cựu đã phát triển và nổi tiếng trên đất Kinh Kỳ với nghề may vào những năm 1930, 1940. Làng Cựu còn được biết đến với việc sở hữu nhiều biệt thự tráng lệ, kiến trúc giao thoa giữa truyền thống và ảnh hưởng kiến trúc Châu Âu. Hiện nay làng Cựu vẫn còn giữ nguyên được nhiều ngôi nhà có giá trị kiến trúc, các công trình tín ngưỡng và không gian công cộng như đình làng, sân đình, giếng làng,… là đặc trưng kiến trúc của vùng Đồng bằng sông Hồng. Câu chuyện bảo tồn và phát huy giá trị kiến trúc làng nghề truyền thống trong nông thôn mới vẫn là bài toán khó quy hoạch cho các địa phương.

Phát huy các giá trị đền Tả Phủ Linh Từ (Lạng Sơn)

“Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa. Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh,” Ai từng đặt chân tới xứ Lạng đều được nghe tới câu ca dao lưu truyền bao đời nay ca ngợi vẻ đẹp của mảnh đất vùng biên giới phía Bắc này. Thiên nhiên nơi đây kì thú hiếm nơi nào có, phố chợ Kỳ Lừa sầm uất bên bờ sông Kỳ Cùng của ngon vật lạ chả thiếu chi.

Bảo tồn và phát huy giá trị Di sản Văn hóa thế giới Đô thị cổ Hội An

UBND tỉnh Quảng Nam vừa gửi Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch tham mưu trình Chính phủ phê duyệt Đề án “Bảo tồn và phát huy giá trị Di sản Văn hóa thế giới Đô thị cổ Hội An đến năm 2030, định hướng đến năm 2035.

Hà Nội: Tạo diện mạo mới cho Đình Thanh Hà

Nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với Thăng Long-Hà Nội, ngày 1/3/2024, quận Hoàn Kiếm đã khởi công tu bổ, tôn tạo Di tích Kiến trúc Nghệ thuật Quốc gia Đình Thanh Hà, số 10 phố Ngõ Gạch, phường Đồng Xuân.

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi